Cơ Sở Hạ Tầng Và Dịch Vụ Hỗ Trợ Khách Hàng

Nguồn: Kế hoạch hoạt động hàng năm SBI

2) Giai đoạn kiểm tra tính hợp lệ – trong giai đoạn này, vườn ươm sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các doanh nghiệp theo các tiêu chí lựa chọn khách hàng để đưa vào giai đoạn tiền ươm tạo.

3) Giai đoạn tiền ươm tạo – trong giai đoạn này, vườn ươm sẽ được bố trí một không gian làm việc tại khu vực tiền ươm tạo. Khu làm việc được trang bị đầy đủ các tiện ích như máy tính, điện thoại, máy fax, internet, máy in, máy photocopy, phòng họp, các dịch vụ tư vấn. Trong giai đoạn này các đối tượng được chọn sẽ được sử dụng các tiện ích nêu trên miễn phí hoàn tòan. Mục đích của giai đoạn này là nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch kinh doanh khả thi để bảo vệ trước Hội đồng Tuyển chọn khi xin gia nhập vào vườn ươm.

4) Giai đoạn ươm tạo – các doanh nghiệp được vào giai đoạn ươm tạo phải thỏa mãn các tiêu chí tuyển chọn của Hội Đồng tuyển chọn, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phải được Hội Đồng chấp thuận và phải hoàn tất các thủ tục xin gia nhập vườn uơm, bao gồm:

1. Phiếu đăng ký làm việc với vườn ươm;

2. Đơn xin gia nhập vườn ươm;

3. Giấy phép kinh doanh (bản sao);

4. Ký thỏa thuận bảo mật thông tin;

5. Đệ trình kế hoạch kinh doanh;

6. Bảo vệ kế hoạch kinh doanh trước Hội đồng tuyển chọn;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

7. Ký kết kế hoạch hành động chung với vườn ươm;

8. Ký hợp đồng gia nhập vườn ươm.

Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ - 8

5) Giai đoạn phát triển Khi các doanh nghiệp có đủ các nguồn lực để phát triển một cách bền vững. Thông qua các chính sách ưu đãi, các dịch vụ đào tạo, tư vấn và các tiện ích của vườn ươm nhằm tạo cho các doanh nghiệp có đủ thời gian để xây dựng các nguồn lực, sản phẩm, tìm được thị trường, công nghệ và định hướng phát triển cho doanh nghiệp của mình. Qua đó,

vườn ươm giúp các doanh nghiệp giảm được các rủi ro trong giai đoạn khởi nghiệp và hình thành để phát triển.

6) Giai đoạn trưởng thành khi doanh nghiệp không còn cần sự hỗ trợ của vườn ươm trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

7) Giai đoạn tốt nghiệp Khi doanh nghiệp hoàn tất chương trình ươm tạo trong thời hạn 03 năm, doanh nghiệp được vườn ươm cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp và sẽ rời vườn ươm để nhường chỗ cho các doanh nghiệp khác.

Thời gian ươm tạo cho một doanh nghiệp trong một quy trình ươm tạo tối đa là 3 năm.

2.2.3.5. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Tùy theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, vườn ươm sẽ cung cấp và hỗ trợ các loại hình dịch vụ khác nhau cũng như mức độ hỗ trợ và mức phí khác nhau (miễn phí hoặc thu phí).

Nhìn chung, các dịch vụ hỗ trợ có thể chia làm 2 loại: Nhà xưởng và trang thiết bị hỗ trợ (trong ngành thực phẩm ở Hà Nội và CNTT ở Tp. HCM) và hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, tạo mạng lưới và dịch vụ văn phòng...

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành chế biến thực phẩm và CNTT, HBI và SBI đều có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tương đối hiện đại, đạt tiêu chuẩn về mặt công nghệ và an toàn vệ sinh thực phẩm. HBI tọa lạc trong Khu Công nghiệp chế biến thực phẩm HAPRO với diện tích hơn 2.400 m2 và cơ sở hạ tầng của HBI bao gồm:

10 xưởng sản xuất với diện tích 240m2/xưởng

5 phòng phát triển sản phẩm

1 phòng thí nghiệm vi sinh

1 phòng thí nghiệm cảm quan

3 xưởng thực nghiệm sản xuất và chế biến các sản phẩm thực phẩm: thịt, rau quả, các sản phẩm từ sữa…

Văn phòng và các trang thiết bị liên lạc.

Tòa nhà ươm tạo SBI cũng được tọa lạc tại một vị trí đẹp tại Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) với khoảng 2.800 m2 diện tích văn phòng. Đây là tòa nhà hiện đại có 4 tầng với nhiều tiện ích:

30 khu văn phòng làm việc cho các doanh nghiệp được ươm tạo, đối tác chiến lược và văn phòng cùng hoạt động.

Đường truyền internet băng thông rộng kết nối trực tiếp cổng quốc tế trên đường cáp quang chất lượng cao.

Máy chủ IBM cấu hình mạnh, an toàn.

Phòng họp và đào tạo thiết kế đẹp, tiện nghi.

Phòng hội nghị truyền hình (Video conference system)

Phòng kiểm tra (chạy thử) phần mềm.

Nhiều trang thiết bị văn phòng hiện đại (máy photocopy, máy in, fax, scan…)

Một câu lạc bộ doanh nghiệp với không gian thoải mái, nơi các doanh nhân có thể trao đổi công việc và giao tiếp gần gũi với khách hàng, đối tác….

Khi đủ điều kiện trở thành khách hàng ươm tạo của HBI và SBI, các doanh nghiệp có thể được hưởng nhiều lợi ích và dịch vụ do 2 vườn ươm này cung cấp (miễn phí hoặc với mức phí thấp). Chẳng hạn, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp có cơ hội được miễn phí giá thuê văn phòng tối đa đến 6 tháng tại SBI và được tư vấn, cung cấp cho doanh nghiệp các kỹ năng và cơ hội kết nối. SBI đã kết nối với VCCI, HCA, NIIT-Lotus, VinaCapital, Vietnamworks… và các tổ chức nước ngoài như IRIS, ESI (các tổ chức kết nối doanh nghiệp phần mềm của châu Âu) để tăng cơ hội kết nối cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các khóa đào tạo sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp cũng được SBI cung cấp, đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp cách giải quyết

vướng mắc trong hoạt động và đánh giá, phát hiện sự lệch hướng trong kinh doanh, giúp kịp thời điều chỉnh.

Các doanh nghiệp được ươm tạo ở SBI có thể sử dụng dịch vụ dùng chung phòng họp, phòng đào tạo, lễ tân, hội nghị từ xa..., cụ thể là các doanh nghiệp có thể:

Sử dụng cơ sở hạ tầng hiện đại

Hỗ trợ trực tiếp của chuyên gia Châu Âu

Kết nối với cộng đồng CNTT

Dịch vụ phát triển kinh doanh đa dạng

Môi trường thân thiện để phát triển bền vững

Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động

Đội ngũ tư vấn trẻ trung, năng đông, nhiều kinh nghiệm

Nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm non trẻ

Được quảng bá trong các hoạt động truyền thông chung... Trong khi đó, tại HBI, các khách hàng có thể:

Sử dụng xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn (hoặc với chi phí thuê thấp)

Sử dụng các tiện nghi và dịch vụ được trợ cấp

Sử dụng các dịch vụ văn phòng

Sử dụng phòng thí nghiệm

Sử dụng phòng phát triển sản phẩm

Sử dụng xưởng thực nghiệm

Được tư vấn về kỹ thuật, kinh doanh và được đào tạo

Tiếp cận mạng lưới kinh doanh

Được tiếp xúc và làm việc trong môi trường thực phẩm

Tuy mới chính thức bắt đầu hoạt động vào tháng 3/2008, nhưng hiện SBI đã thí điểm tuyển chọn đưa vào ươm tạo 1 doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên BTM. BTM hướng đến thiết lập các hệ thống phần mềm

quản lý hệ thống bán hàng (hay bán lẻ) dùng trong siêu thị, cạnh đó còn mở rộng sang phần mềm cho ngành du lịch. Dự kiến, SBI sẽ có thêm 5-7 doanh nghiệp được tuyển chọn ươm tạo trong năm 2008. Kế hoạch đến năm 2010, SBI thành lập và hỗ trợ hoạt động cho ít nhất 20 doanh nghiệp phần mềm.

HBI hiện cũng đang ươm tạo 3 khách hàng là doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và khoảng 3 doanh nghiệp nữa đang trong quá trình nộp và hoàn thiện hồ sơ tuyển chọn. Dự kiến trong năm 2008, HBI có khoảng 10 doanh nghiệp được ươm tạo.

Qua nghiên cứu và đánh giá chung về HBI và SBI, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, HBI và SBI là loại hình VƯDN được thành lập để phục vụ riêng cho một số đối tượng khách hàng nhất định hay ở một phân đoạn thị trường riêng biệt, cụ thể là các doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm (tại Hà Nội) và CNTT (tại Tp. HCM). Như vậy, so với các loại hình VƯDN khác, HBI và SBI không thể thoả mãn được tất cả mọi nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, chúng lại có ưu thế là tập trung vào những mặt mạnh riêng trong từng ngành nghề/lĩnh vực hẹp (như chế biến thực phẩm và CNTT). Với định hướng như vậy, chúng sẽ hạn chế được sự gia nhập của các đối thủ mới vào phân đoạn thị trường này nên sẽ làm cho giá trị gia tăng của mỗi doanh nghiệp trong HBI và SBI tăng lên.

Hai là, nguồn tài trợ cho hoạt động của HBI & SBI hoàn toàn từ Chính phủ và nhà tài trợ (EU), trong khi cả hai vườn ươm này mới bắt đầu thực sự hoạt động được vài tháng nên chưa có khả năng tự chủ được về tài chính. Đây là đe dọa lớn nhất và ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của 2 vườn ươm, đặc biệt là sau khi hết thời hạn tài trợ của EU theo Hiệp định tài trợ đã ký kết (tháng 31/12/2008).

Ba là, ngành nghề/lĩnh vực ươm tạo của hai vườn ươm này phụ thuộc vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế của địa phương (đặc biệt là trong các ngành/lĩnh vực địa phương có thế mạnh và ưu tiên phát triển), cụ thể là

định hướng chiến lược phát triển ngành thực phẩm ở Hà Nội và CNTT ở Tp. HCM. Vì vậy, trước mắt HBI và SBI ưu tiên đáp ứng nhu cầu ươm tạo của khách hàng ở 2 địa phương này trước, sau đó mới có thể mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu ươm tạo và dịch vụ của các khách hàng ở các địa phương lân cận.

Bốn là, như đã đề cập ở trên, thời gian thực hiện dự án và tài trợ là hết tháng 12/2008 nên các mục tiêu đặt ra cho HBI và SBI theo yêu cầu của nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam là không thể đạt được, nên cần gia hạn thời gian hoạt động và tài trợ ít nhất là 2 năm nữa (mới đủ cho một quy trình ươm tạo 3 năm, tính từ năm 2008). Nguồn tài trợ cho khoảng thời gian gia hạn có thể là từ EU hoặc các nguồn tài trợ khác.

2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT

Tuy Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong xây dựng và phát triển hệ thống VƯDN, nhưng hiện các VƯDN đang phải đối mặt với một số khó khăn, bất cập sau:

- Việc thiết lập và triển khai xây dựng cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức của VƯDN cũng như cơ cấu tài trợ, đối tác tham gia vận hành còn chậm trễ, gặp nhiều khó khăn. Điển hình là VƯDN HBI, mặc dù Thỏa thuận hợp tác để hình thành thực thể công-tư ban đầu giữa HAPRO, Công ty TNHH Việt Thắng, Công ty TNHH Hà Thành, Hiệp hội DNN&V Hà Nội ... đã gặp thất bại. Kết quả là việc triển khai thành lập HBI bị chậm trễ khoảng gần 1 năm, sau đó Thỏa thuận hợp tác mới (giữa HAPRO và Công ty CP HAPRO truyền thống) được thỏa thuận và ký kết. Điều này đã rút ngắn thời gian ươm tạo cho các khách hàng của HBI và không phù hợp và ăn khớp với thời hạn cam kết tài trợ của EU (từ 2005-2008).

- Vai trò và sự tham gia của chính quyền TW và địa phương chưa thực sự phát huy hiệu quả, với tư cách là chủ thể điều hành và gắn kết các chủ thể khác, các nhà tài trợ tham gia vận hành các vườn ươm. Như đã nói ở trên, do thời gian ươm tạo phải kéo dài so với dự kiến, trong khi thời gian

cam kết tài trợ của EU đến 12/2008 nên cả HBI và SBI cần kêu gọi cộng đồng các nhà tài trợ tiếp tục tài trợ cho vườn ươm để kết thúc một quy trình ươm tạo. Và ở đây, vai trò của chính quyền TW và địa phương là rất quan trọng để kêu gọi các nhà tài trợ và huy động các nguồn lực cần thiết cho các vườn ươm hoạt động.

- Khó có khả năng tạo nguồn thu và tự chủ về tài chính. Như đã nói ở trên, với loại hình ươm tạo hạn chế, HBI và SBI là loại hình VƯDN được thành lập để phục vụ riêng cho một số đối tượng khách hàng nhất định hay ở một phân đoạn thị trường riêng biệt (ngành chế biến thực phẩm tại Hà Nội và CNTT tại Tp. HCM), nên cả hai vườn ươm này rất khó có khả năng xoay xở và tự chủ về mặt tài chính để đảm bảo hoạt động bình thường trước những thách thức như chấm dứt tài trợ của EU, biến động và xu hướng tiêu cực trong ngành công nghệ thực phẩm và CNTT.

- Khung pháp lý về thành lập và hỗ trợ các VƯDN ở Việt Nam nói chung và HBI, SBI trong khuôn khổ của VPSSP nói riêng đang còn sơ khai, chưa được quy định và ban hành đầy đủ. Các cơ chế khuyến khích thành lập và hoạt động vẫn còn thiếu vắng. Hiện đã có một số quy định với các VƯDN công nghệ (Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 99/2003/NĐ-CP về quy chế khu công nghệ cao…), nhưng chưa thực sự rõ ràng và còn nhiều bất cập. Riêng các Thỏa thuận hợp tác nhằm thành lập và vận hàng HBI và SBI có hiệu lực pháp lý thấp và chỉ có hiệu lực trong thời gian thực hiện dự án và trong khuôn khổ VPSSP.

- Hệ thống dịch vụ do VƯDN cung cấp cho khách hàng ươm tạo và khách hàng bên ngoài vườn ươm, đặc biệt là dịch vụ phát triển kinh doanh còn hạn chế, chất lượng chưa cao. Mạng lưới liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trong ngành thực phầm và CNTT, mạng lưới chuyên gia, tư vấn hỗ trợ mới được thiết lập, chưa phát huy hiệu quả. Hơn nữa, các

doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ này một cách có hiệu quả.

- Nhận thức về VƯDN nói chung và lợi ích tham gia VƯDN của các cá nhân và doanh nghiệp còn chưa cao. Điều này ảnh hưởng đến qúa trình tuyển chọn khách hàng ươm tạo cũng như thu hút các khách hàng bên ngoài sử dụng các dịch vụ của VƯDN khó khăn, nhất là trong điều kiện địa điểm đặt vườn ươm của HBI (tại Khu công nghiệp HAPRO, Lệ Chi, Gia Lâm) xa trung tâm Hà Nội hàng chục cây số, đi lại chưa thuận tiện, hạ tầng còn chưa hoàn thiện …

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí