Vốn Đầu Tư Và Doanh Thu Du Lịch Các Doanh Nghiệp Du Lịch Khu Vực Vườn Quốc Gia Ba Vì


Bảng 4.8. Vốn đầu tư và doanh thu du lịch các doanh nghiệp du lịch khu vực vườn quốc gia Ba Vì

(Đơn vị: Triệu đồng)


Diễn giải

Năm


Vốn đầu tư


Doanh thu


Nộp thuế

Doanh thu tăng bình quân hàng

năm

1999

30.600

2.260

790

100%

2000

48.600

4.800

1.260

212%

2001

67.700

6.100

1.500

127%

2002

75.200

8.200

2.500

134%

2003

107.000

12.700

3.600

154%

2005

180.760

21.895

5.355

172%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nguồn: [11]


Số liệu từ bảng 4.8 cho thấy hoạt động du lịch trên địa bàn đã đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội có giá trị cho nhân dân vùng du lịch.

Các công ty đã tuyển dụng trên 1.000 lao động làm việc trong các cơ sở du lịch và kích thích một số ngành nghề phát triển như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, trồng rau quả, nuôi con đặc sản… tạo việc làm cho hàng ngàn lao động khác làm dịch vụ du lịch, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trình độ dân trí của cư dân vùng du lịch từng bước được nâng cao, nhận thức về rừng đã có chuyển biến tích cực, rừng được bảo vệ để phục vụ lợi ích con người, đời sống của đồng bào trong vùng đang từng bước được cải thiện. Điều đó cho thấy hoạt động dịch vụ du lịch là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ba Vì.


Đến nay tại lâm phần của Vườn có 8 đơn vị đang có các hoạt động sử dụng ở mức độ khác nhau môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái là: trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Vườn, công ty du lịch Khoang Xanh, công ty du lịch Thác Đa, công ty du lịch Cường Thịnh, công ty du lịch Suối Mơ, công ty du lịch Ao vua, Công ty du lịch Thiên Sơn Suối Ngà, công ty du lịch Thanh Long. Các doanh nghiệp này đang nhận sử dụng 950 ha rừng thuộc khu phục hồi sinh thái để tạo môi trường du lịch. Các hoạt động đầu tư phát triển của các doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ tài nguyên sinh học, khai thác môi trường rừng và cảnh quan thiên nhiên nhưng không làm tổn hại cho đa dạng sinh học. Sản phẩm của các khu du lịch này gắn bó mô phỏng thiên nhiên giúp du khách có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học của cộng đồng. Đến các khu du lịch, khách tham quan có thể tìm hiểu và khám phá thiên nhiên, chơi các trò chơi vui chơi giải trí gắn với môi trường tự nhiên như hang động, sóng nước nhân tạo, cầu trượt nước và các hoạt động thể thao ngoài trời như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis hay các sinh hoạt ngoài trời như: biểu diễn văn nghệ dân gian. Các nhà nghỉ cũng

được kiến trúc theo phong cách độc đáo, gần gũi với môi trường thiên nhiên.

Kết quả phân tích trên đây cho thấy hoạt động du lịch sinh thái ở khu vực vườn quốc gia Ba Vì và phụ cận là một ngành kinh tế quan trọng của Huyện, đồng thời nó cũng còn nhiều bất cập nhất là công việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên của Vườn. Chính vì vậy việc đầu tư, khai thác sử dụng môi trường rừng đặc dụng một cách hợp lý và hiệu quả để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại vườn quốc gia Ba Vì là việc làm rất cấp thiết, cần được các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quan tâm giúp đỡ.


4.2.3. Tác động của du lịch sinh thái đến bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm

Như đã nói, du lịch sinh thái và đa dạng sinh học có mối liên hệ tương hỗ với nhau. chừng mực nhất định, du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì có thể được hiểu là phương tiện để bảo tồn đa dạng sinh học bởi nó tạo thêm nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học và đặc biệt là nó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của con người. Đồng thời có thể coi bảo tồn đa dạng sinh học một phần cũng nhằm phục vụ sự phát triển của du lịch sinh thái. Trên thực tế du lịch sinh thái đã có tác động tích cực và có cả tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học ở Vườn.

Du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì chủ yếu được thực hiện thông qua trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái của Vườn và các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực du lịch. Việc liên kết cho các doanh nghiệp thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái mang lại nhiều lợi ích toàn diện cho Vườn và vùng đệm. Cụ thể như sau:

Do đã giao khoán cho các công ty du lịch quản lý, bảo vệ nên Vườn giảm được chi phí bảo vệ rừng do không phải bố trí cán bộ chuyên trách quản lý bảo vệ những khu vực này.

Hoạt động du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương vùng đệm, không chỉ trực tiếp thu hút nhiều lao động vào làm việc tại các khu du lịch mà còn gián tiếp tạo ra việc làm cho các xã như dịch vụ xe

ôm, dịch vụ ăn uống, sản xuất và bán hàng lưu niệm hay nông sản hàng hoá. Du lịch cũng góp phần phân bổ lại nguồn lực trong vùng gắn liền với phân công lại lao động trong nông thôn theo hướng gia tăng lao động khu vực phi nông nghiệp.

Hoạt động du lịch tạo ra thị trường tại chỗ để tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nhân dân các địa phương. Từ đó, kích thích sản xuất hàng hoá trong vùng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các xã vùng đệm.


Tăng cường mối giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho người dân địa phương tiếp thu được tiến bộ văn hóa, khoa học công nghệ trong quá trình giao lưu với khách du lịch.

Du lịch phát triển làm tăng thêm các hoạt động sản xuất và dịch vụ hàng hoá không chỉ cải thiện thu nhập của người dân mà thông qua đó còn góp phần tăng thu ngân sách cho các xã vùng đệm.

Du lịch phát triển đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng cũng phải phát triển theo. Thực tế cho thấy, hệ thống cơ sở hạ tầng ở các xã vùng đệm đã

được cải tạo, nâng cấp để phục vụ khách du lịch và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các xã.

Các doanh nghiệp du lịch tự đầu tư vốn trồng rừng để tạo môi trường sinh thái phục vụ du khách. Hàng trăm hec ta rừng được các công ty du lịch trong vùng trồng đã góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, giữ gìn nguồn gen quý hiếm. Từ năm 2000 - 2005, công ty du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên đã

đầu tư trong mới 93 ha rừng [5], công ty du lịch Ao Vua trồng 107 ha [4]. Cũng trong khoảng thời gian này, công ty du lịch Thác Đa đầu tư 8 tỷ dồng để trồng 86,3 ha rừng.

Bên cạnh những tác động tích cực, du lịch sinh thái cũng có những tác

động tiêu cực đến bảo tồn đa dạng sinh học. Đó là:

Trong quá trình xây dựng các công trình phục vụ du lịch, các công ty du lịch đã làm lấp đất đá các dòng suối, dẫn đến thay đổi dòng chảy. Một số công ty du lịch mở đường du lịch trong rừng không tuân theo quy định nên đã ảnh hưởng đến rừng và hệ sinh thái.

Rác thải do khách du lịch vứt bừa bãi xuống đường, xuống suối

làm mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Số lượng khách du lịch đến tham quan trong những dịp lễ, tết tăng đột biến đã gây áp lực cho việc bảo vệ môi trường.


Một số doanh nghiệp du lịch nuôi động vật hoang dã nhằm mục

đích phục vụ khách tham quan nhưng do khâu kiểm duyệt và giám sát chưa chặt chẽ và chưa thường xuyên nên đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, hiện nay hầu hết các công ty đều nuôi chim, thú theo hình thức nhốt để khách du lịch tham quan. Công ty du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên nuôi nhốt 1 con gấu, 9 cá sấu, 15 con cầy cáo và 1060 chim cảnh. Công ty du lịch Ao Vua nuôi nhốt 1 gấu ngựa, 1 đại bàng, 1 cầy vòi, 3 cày hương, 3 Sóc nâu, 3 khỉ đuôi dài, 1 khỉ nhện, 1 khỉ mốc, 2 chim công. Công ty du lịch Tiên Sa nuôi nhốt 20 khỉ đuôi dài. Nhìn chung, các công ty đã chăm sóc tốt đàn chim thú nhưng không có gì

đảm bảo rằng các công ty thực hiện đầy đủ chế độ tiêm phòng dịch bệnh cho chim thú. Các công ty nuôi chim cảnh có thể trở thành những nguồn lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có vi rút H5N1 cho các loài chim thú hoang dã sinh sống trong Vườn.

Nguyên nhân

Phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn da dạng sinh học đòi hỏi phải có quy hoạch chi tiết, cụ thể. Mặc dù, vườn quốc gia Ba Vì đã phân khu quy hoạch nhưng còn bất cập với sự phát triển của du lịch sinh thái và bảo tồn

đa dạng sinh học. Hiện nay, Vườn vẫn chưa có một quy hoạch du lịch chi tiết, toàn diện trong phạm vi Vườn quản lý, do vậy còn gặp khó khăn trong tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái.

Nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động du lịch, khách du lịch

và cộng đồng dân cư vùng đệm về bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế. Một số khách du lịch khi đến Vườn tham quan, nghỉ ngơi thiếu ý thức bảo vệ môi trường có những hành vi gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái như bẻ cây quý hiếm, vứt rác thải bừa bãi... Có công ty du lịch chưa tuyên truyền giáo dục cho công nhân xây dựng công trình về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.


ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của người dân còn hạn chế. Trong những năm qua, còn xẩy ra nhiều vụ vi phạm do người dân chặt phá, đốt cháy rừng, hoặc thả trâu bò phá hoại rừng. Năm 2002, xẩy ra một vụ đốt rừng ở khu vực do Công ty du lịch Tiên Sa quản lý. Từ năm 2000 - 2005, trên địa bàn do Công ty du lịch Ao Vua quản lý đã xẩy ra 36 vụ vi phạm do trâu bò phá rừng và 117 vụ do người gây ra. Điển hình là Lý Văn Tình đã chặt cây xi bán cây cảnh trên đất khu vực Ao Vua, vụ người dân ken chết cây rừng như muồng, keo, để cho u bương phát triển, vụ 30 hộ gia đình trồng 2.800 gốc u bương trên đất do vườn quốc gia Ba Vì giao cho Công ty du lịch Ao Vua quản lý [4]. Trên diện tích do công ty Khoang Xanh - Suối Tiên quản lý cũng xẩy ra nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng (bảng 4.9)

Bảng 4.9. Các vụ vi phạm do người và gia súc gây ra tại khu vực Công ty du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên quản lý


Năm

Tổng số vụ

Các vụ điển hình trong năm (Ngày, tháng, năm, hành vi vi phạm, địa

điểm)

Số trâu bò gây hại môi trường khu vực

Do con người

Do trâu bò

2000

15

10

12/10: Các hộ dân vào chặt cây lấy củi, gỗ, nứa, dèo gây ảnh hưởng tới môi trường.

Trâu, bò chăn thả trái

phép, dẫm nát cây con

300 con

2001

12

8

9/6: Bắt giữ hai đối tượng là dân vào chặt cây lấy củi (tại khu vực Gò Khương xã Vân Hoà, Ba

Vì, Hà Tây)

218 con

2002

8

6

12/5: Ngăn chặn kịp thời

183 con






nhóm trẻ con đi bắt rắn và đốt ong (tại khu vực

đá Hàm Lợn thuộc xã

Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây)


2003

6

6

20/7: Trâu bò chăn thả trái phép phá hoại cây con mới trồng, làm thiệt hại 6,5 ha (thuộc tiểu khu

Vân Yên)

167 con

2004

8

8

14/10: Bắt giữ 5 con trâu phá hoaị cây trồng giao cho UBDN xã Vân Hoà

xử phạt hành chính.

154 con

2005

5

6

7/5: Kịp thời ngăn chặn một nhóm người (5 người vác cưa, dao vào rừng

định lấy gỗ, được giải

thích người dân đã ra về)

131 con

2006

7

3

17/9: Bắt 2 đối tượng chặt cây trái phép thu giữ dao 24/9: Bắt giữ 4 người

đang có hành vi chặt củi, nứa, dèo, thu giữ 4 con dao (tại khu Dốc Khế

vườn Quốc gia Ba Vì)

120 con

Nguồn: [5] Nhiều thú rừng hoang dã trong rừng đã bị người dân săn bắn trái phép.

Đặc biệt, có những loài thực vật quý như bách xanh cũng bị khai thác trộm diển hình là vụ do Triệu Tài Vi gây ra năm 1998. Đáng chú ý là có những vụ


vi phạm đáng tiếc xẩy ra như vụ cháy rừng Trường sĩ quan lục quân I bắn đạn thật làm cháy rừng của chủ hộ Tiếp xã Yên Bài ngày 9 tháng 6 năm 1997.

Mặc dù Vườn đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 08 2006 CT TTg của 1

Mặc dù, Vườn đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 08/2006/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn phá rừng, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, lực lượng kiểm lâm đã cố gắng tuần tra canh gác nhưng các vụ vi phạm vẫn xẩy ra.

Các vụ vi phạm lâm luật tại Vườn quốc gia ba vì ả nh tư liệu VQG Ba Vì 2Các vụ vi phạm lâm luật tại Vườn quốc gia ba vì ả nh tư liệu VQG Ba Vì 3


Các vụ vi phạm lâm luật tại Vườn quốc gia ba vì ả nh tư liệu VQG Ba Vì 4


Các vụ vi phạm lâm luật tại Vườn quốc gia ba vì

(nh tư liệu VQG Ba Vì)

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí