Sản xuất thực phẩm truyền thống: Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm ngành này đều là DNN&V, quy mô hộ gia đình và có điều kiện sản xuất ở mức nghèo nàn.
Ngành công nghệ thông tin tại Tp. Hồ Chí Minh
Việt Nam nhận thức ngành công nghệ thông tin (CNTT) như là một ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển xã hội. Tháng 6/2006, ban hành Luật công nghệ thông tin tạo ra một khung pháp lý cho việc phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam. Luật công nghệ thông tin sẽ kết hợp cùng với Luật thương mại điện tử và hỗ trợ một loạt các dự án nhằm phát triển những ngành công nghiệp liên quan như phần mềm, thiết bị kỹ thuật số và chính phủ điện tử....
Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam đã đạt được 250 triệu USD năm 2005, với 180 triệu USD thu được từ thị trường trong nước (61,1%) và 70 triệu USD từ các nguồn bên ngoài (38,9%), tăng 47% so với năm 2004.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn của Việt Nam về công nghệ thông tin - viễn thông. Trong những năm qua chính quyền Thành phố, các doanh nghiệp, các hiệp hội, viện nghiên cứu ... đã thực hiện nhiều biện pháp để phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông của Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả bước đầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước ở cấp sở - ngành, quận/huyện. Hiện 81% đơn vị trong các cơ quan chính quyền của thành phố đã thiết lập mạng nội bộ, 72% đơn vị kết nối internet, 49% đơn vị có hệ thống sao lưu cơ sở dữ liệu. Đây là kết quả những bước triển khai ban đầu của Chương trình Chính phủ Điện tử góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và khuyến khích các hoạt động giao dịch và thương mại của người dân.
Về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, quy mô cung cấp và thuê bao Internet ở Thành phố phát triển với tốc độ khá nhanh trong 2 năm
2003, 2004 hơn 100%/năm. Đến nay tại thành phố đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ cho trên 800.000 thuê bao quy đổi và khoảng hơn 10.000 thuê bao ADSL.
Mức độ tăng trưởng của công nghiệp công nghệ thông tin trong giai đoạn 2003 - 2004 đạt 40%/năm, chiếm 40% doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin của cả nước.
Trong 2 năm 2003, 2004 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin tăng lên gấp đôi (từ 64 doanh nghiệp tăng lên 128 doanh nghiệp). Số lượng các doanh nghiệp thành phố hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay là khoảng gần 4.000 doanh nghiệp và so với năm 2002, vào năm 2004 số doanh nghiệp đã tăng thêm 75,6%. Công nghiệp phần mềm của thành phố hiện đang dẫn đầu cả nước với doanh số năm 2004 đạt 66 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Số lượng đơn vị đăng ký tham gia hoạt động phần mềm là 3.026 đơn vị với
6.000 lập trình viên, doanh thu đạt khoảng 10.000 USD/người/năm. Thành phố hiện có 399 đơn vị tham gia hoạt động phần cứng. Doanh thu công nghiệp phần cứng tăng trưởng 19%/năm, đặc biệt năm 2004 đạt 231 triệu USD.
Trong khi, HBI tập trung vào ươm tạo các khách hàng trong 5 nhóm ngành/tiểu ngành, SBI tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ và đối tác chiến lược hoạt động trong ngành công nghiệp phần mềm, cụ thể là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
1. Phần mềm hệ thống;
2. Phần mềm ứng dụng;
3. Phần mềm tiện ích;
4. Phần mềm công cụ,
5. Các phần mềm khác.
Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
1. Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
2. Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
3. Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
4. Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
5. Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
6. Dịch vụ tích hợp hệ thống;
7. Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
8. Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm
9. Các dịch vụ phần mềm khác
2.2.3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ
Mục tiêu là nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNN&V có sáng kiến và đẩy mạnh quá trình tạo công ăn việc làm ở Việt Nam thông qua tạo ra một trung tâm điển hình với những chuẩn mực tốt nhất và có khả năng nhân rộng cho những VƯDN nói chung và những vườn ươm trong ngành chế biến thực phẩm (hoặc công nghệ thông tin) nói riêng.
Nhiệm vụ chiến lược là đẩy mạnh hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp có tính sáng tạo và năng động, đồng thời khuyến khích sự tăng trưởng của các DNN&V hiện nay trong ngành chế biến thực phẩm (hoặc ngành CNTT) thông qua quá trình ươm tạo và cung cấp những dịch vụ phát triển kinh doanh có chất lượng cao.
2.2.3.3. Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức
Cùng với việc cơ cấu tổ chức của VPSSP, các công ty điều hành VƯDN được thành lập theo mô hình thực thể công-tư và hoạt động phi lợi nhuận để điều hành và quản lý 2 VƯDN.
Tại Hà Nội: Ngày 30/9/2005, một Thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp. Hà Nội và Công ty Cổ phần EU Food (là mô hình thực thể công-tư giữa Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO), Công ty TNHH Hà Thành, Công ty TNHH Việt Thắng và Hiệp hội DNN&V Hà Nội). Mục đích của Thỏa thuận này là thiết lập khung pháp lý làm cơ sở cho việc phối hợp giữa các bên liên quan để xây dựng và vận hành VƯDN tại Hà nội và trợ giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp. Hà nội thực hiện Hợp phần 2 của VPSSP theo Hiệp định tài trợ (FA) giữa Chính phủ Việt Nam và EU. Tuy nhiên, các bên tham gia đã gặp nhiều khó khăn (chủ quan và khách quan) trong việc triển khai thực hiện Thỏa thuận này. Kết quả là các hoạt động thành lập VƯDN tại Hà nội bị đình trệ và lâm vào bế tắc do không đạt được thỏa thuận giữa các bên tham gia.
Đến tháng 4/2006 (sau gần 1 năm), một Thỏa thuận mới giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp. Hà nội và HBI (là mô hình thực thế công-tư giữa HAPRO và Công ty CP Thực phẩm Hapro truyền thống (HTJSC) được ký kết và triển khai thành lập VƯDN Hà nội. HBI có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành VƯDN Hà nội, có tài khoản và con dấu riêng, với vốn điều lệ là 500 triệu đồng, trong đó, HAPRO (đại diện phần vốn nhà nước) chiếm 95% và HTJSC (đại diện phần vốn tư nhân) chiếm 5%.
Để quản lý và điều hành VƯDN một cách hiệu quả, một Ban điều hành VƯDN được thành lập gồm đại diện của các bên tham gia xây dựng và vận hành VƯDN Hà nội.
Theo Kế hoạch hoạt động tổng thể của VPSSP (OWP), HBI được đầu tư một khoản ngân sách 625.000 EUR cho các trang thiết bị sau:
500.000 EUR được đầu tư cho máy móc thiết bị chế biến và đóng gói thực phẩm.
100.000 EUR cho dịch vụ và thiết bị phòng thí nghiệm để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Ngân sách 15.000 EUR dành cho trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và hành chính.
Ngân sách 10.000 EUR để trang bị cho các phòng họp và các trang thiết bị cho việc đào tạo.
Theo Hiệp định tài trợ, EU cũng tài trợ toàn bộ chi phí hoạt động của vườn ươm trong thời gian thực hiện dự án (2005-2008) và UBND Tp. Hà Nội cấp hơn 10.000m2 đất trong Khu công nghiệp Thực phẩm Hapro (Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội) và hơn 13 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng và tòa nhà ươm tạo.
Tại Tp. HCM: Mô hình thực thể công-tư tại Tp. HCM là Công ty TNHH ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung (viết tắt là SBI), được chính thức thành lập với sự tham gia của Công ty Công viên phần mềm Quang trung (QSTC), đại diện phần vốn nhà nước, chiếm 85% và Hiệp hội Tin học Tp. Hồ Chí Minh (HCA), đại diện phần vốn tư nhân, chiếm 15%. SBI hoạt động phi lợi nhuận trong thời gian thực hiện dự án.
Tương tự Hà Nội, nhưng quá trình thiết lập mô hình thực thể công-tư để thành lập VƯDN Tp. Hồ Chí Minh gặp nhiều thuận lợi hơn so với VƯDN Hà Nội. Ngày 26/5/2005, một Thỏa thuận hợp tác cũng được ký giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp. Hà Nội và SBI làm cơ sở pháp lý cho việc thành lập và vận hành VƯDN Tp. Hồ Chí Minh.
Theo OWP, SBI cũng được tài trợ khoản ngân sách trị giá 200.000 EUR để mua sắm các thiết bị máy tính, phần mềm, thiết bị phòng thí nghiệm, phòng họp, hội thảo, đào tạo...
Tương tự mô hình của HBI, EU cũng tài trợ chi phí hoạt động cho SBI trong suốt thời gian thực hiện dự án, từ 2005-2008. UBND Tp. HCM cấp gần
2.000 m2 đất trong khu Công viên phần mềm Quang Trung tại Quận 12, Tp. HCM và gần 14 tỷ đồng để xây dựng tòa nhà ươm tạo cho các doanh nghiệp.
Trong các Thỏa thuận hợp tác này quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong việc tham gia quản lý và điều hành vườn ươm. Các bên liên quan có quyền cử đại diện tham gia vào Ban điều hành vườn ươm.
Với mô hình hoạt động phi lợi nhuận, cả 2 vườn ươm này đều không được phép phân chia lợi nhuận cho các thành viên cho đến hết 31/12/2008, lợi nhuận phát sinh trong thời gian hiệu lực sẽ được tái đầu tư vào công ty để phát triển vườn ươm.
Về cơ cấu tổ chức, SBI và HBI đều có mô hình và cơ cấu tổ chức tương tư nhau (xem Hình 2.6). Trong đó:
Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động hàng ngày của vườn ươm và tuân thủ những chính sách và quy trình đã xây dựng. Giám đốc điều hành cũng là thành viên tham gia Ban tuyển dụng khách hàng của vườn ươm cùng với ít nhất 2 đại diện của Ban điều hành và chuyên gia EU.
Ban điều hành Vườn ươm được thành lập để giám sát các hoạt động của Vườn ươm và đảm bảo hoạt động của vườn ươm phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu thành lập vườn ươm. Ban này gồm các đại diện từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đại diện là Cục Phát triển DNN&V, Trưởng ban), UBND tỉnh/thành phố (UBND Tp. HCM và UBND Tp. Hà Nội mà đại diện là Sở KH&ĐT Tp. HCM hoặc Tp. Hà Nội), đại diện các đối tác tham là Công ty Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Hiệp hội tin học Tp. HCM (HCA). Ban điều hành có chức năng giám sát để đảm bảo việc thực hiện dự án phù hợp với Hiệp định tài trợ và Thỏa thuận hợp tác, cụ thể là28:
- Phê duyệt và giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động và ngân sách của vườn ươm doanh nghiệp
- Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các tiêu chí, cách thức, quá trình tuyển chọn giám đốc, cán bộ chủ chốt của công ty HBI. Co., Ltd.
- Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các tiêu chí, quy trình tuyển chọn các doanh nghiệp tham gia vườn ươm.
- Giám sát việc chi tiêu đối với các hoạt động sử dụng nguồn tài trợ của EC và ngân sách nhà nước.
28 Thỏa thuận hợp tác
Bên cạnh đó, Cố vấn cao cấp EU và Giám đốc điều hành vườn ươm được phép tham gia vào các cuộc họp, có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết. Ban điều hành sẽ họp định kỳ hàng quý.
Nguồn: HBI |
Có thể bạn quan tâm!
- Pgs.ts Bùi Nguyên Hùng - Đh Bách Khoa, “Xây Dựng Mô Hình Vườm Ươm Doanh Nghiệp Công Nghệ Trên Địa Bàn Tp.hcm – Mô Hình Vườm Ươm Trong Trường Đại Học”
- Báo Cáo Kết Quả Tại “Hội Thảo Tổng Kết Dự Án Topic64” Giai Đoạn 2006-2007, Từ 27- 28/11/2007 Tại Đồ Sơn, Hải Phòng
- Vườn Ươm Doanh Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Hà Nội Và Ươm Tạo Phần Mềm Quang Trung
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Dịch Vụ Hỗ Trợ Khách Hàng
- Quan Điểm, Định Hướng Xây Dựng Và Phát Triển Vườn Ươm Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
- Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ - 10
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Các Giám đốc phát triển kinh doanh (BDM) có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các khách hàng trong và ngoài vườn ươm cũng như các đối tác. BDM thực hiện các hoạt động đào tạo và tư vấn cho khách hàng vườn ươm (quản lý, marketing, kế toán, tài chính, nguồn nhân lực, giao tiếp…) và đảm nhận công tác hành chính và các nhiệm vụ khác của vườn ươm để đạt được các mục tiêu vườn ươm và Chương trình đề ra. Ngoài ra, BDM chủ động
chuyển giao bí quyết và kinh nghiệm cho các đồng nghiệp khác tại vườn ươm cũng như cho khách hàng ươm tạo và các khách hàng khác.
2.2.3.4. Quy trình ươm tạo doanh nghiệp
Tuy giữa HBI và SBI hoạt động ươm tạo diễn ra trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau (ngành chế biến thực phẩm tại HBI và ngành công nghệ thông tin tại SBI), nhưng quy trình ươm tạo hiện nay có thể khái quát thành các bước sau:
1) Giai đoạn thu thập thông tin - trong giai đoạn này, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ và các đối tác chiến lược tìm hiểu, gặp gỡ, trao đổi thông tin với vườn ươm. Vườn uơm sẽ cung cấp tài liệu như tờ rơi; trả lời các câu hỏi thường gặp cho khách hàng (FAQ); hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký làm việc với vườn ươm.
Hình 2.7: Quy trình ươm tạo trong ngành CNTT tại SBI