Một Số Kiến Nghị Đối Với Nhà Nước Trong Việc Đẩy Mạnh Ứng Dụng Marketing Internet


khách đã hoàn tất việc làm thủ tục lựa chọn khách bị từ chối chuyên chở theo qui định, nếu thời điểm biết thông tin trước khi các hành khách hoàn tất việc làm thủ tục thực hiện giữ chỗ cho khách đã làm thủ tục Web check-in trên cấu hình máy bay mới

Giải pháp hướng đến xử lý tự động chính sách hành lý

Trước thực trạng hiện nay các hãng hàng không không ngừng thay đổi qui định hành lý miễn cước và tính cước theo chính sách thương mại riêng của hãng, xa rời chính sách mặc định đơn giản dẫn đến việc phục vụ hành lý liên chặng gặp khó khăn ngày càng tăng gây bất tiện cho khách và nhân viên thủ tục ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hãng

Từ ngày 1/4/2011 IATA ban hành chính sách mới 302 thay cho các qui định hành lý cũ, theo đó thay vì đưa ra quy định đồng loạt về hành lý miễn cước và tính cước, chính sách này đưa ra qui định bốn bước để xác định chính sách hành lý của hãng hàng không nào sẽ được áp dụng cho hành trình liên chặng khi mà chính sách hành lý của các hãng khác nhau:

- Nếu chính sách của các hãng là giống nhau thì áp dụng chính sách chung này

- Nếu chính sách của các hãng khác nhau thì áp dụng chính sách của hãng MSC

- Nếu MSC không công bố chính sách thì áp dụng chính sách của hãng làm thủ tục

- Nếu hãng làm thủ tục không công bố chính sách thì áp dụng chính sách của hãng khai thác theo từng chặng

Do chính sách mới 302 được của IATA ban hành đáp ứng được tính thống nhất trong việc tính cước hành lý cho các hãng khi khách có hành trình liên chặng, tuy nhiên chính sách này quá phức tạp đồng thời liên quan đến nhiều bộ phận trong dây chuyền dịch vụ : từ đặt chỗ, tính giá, xuất vé, làm thủ tục, thanh toán và không thể xử lý chính xác bằng phương pháp thủ công vậy hiện VNA cần tiến đến áp dụng phần mềm xử lý tự động chính sách hành lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Mục đích:

- Xử lý tự động toàn bộ các khâu trong dây chuyền phục vụ hành lý từ đặt chỗ, tính giá xuất vé, đến check in và quản lý thu bán

Giải pháp ứng dụng Internet vào Marketing dịch vụ tại VNA - 12

- Các tiến hành:


- VNA cần cập nhật chính sách hành lý miễn cước và tính cước của hãng mình và các hãng khác trên cơ sở dữ liệu chung của ATPCO( Air Tariff Public Company)

- Chính sách hành lý của các hãng, thỏa thuận song phương, đa phương, qui định của bộ giao thông vận tải Mỹ và chính sách 302 của IATA sẽ được mã hóa bằng giải pháp của ATPCO

- ATPCO kết nối với hệ thống giữ chỗ, tính giá, xuất vé, checkin hệ thống cập nhật dữ liệu và cung cấp cho người sử dụng

Lợi ích :

Đối với hãng VNA

- Cho phép thu đúng cước hành lý

- Check in hành lý đúng, dễ và nhanh hơn

- Tránh các tranh chấp giữa các hãng khi có khiếu nại về hành lý

- Giảm thất thoát doanh thu

- Cung cấp cơ hội cho các dòng doanh thu mới

- Tăng tính minh bạch trong kế toán doanh thu và quản lý doanh thu

- Qui trình hoàn toàn tự động tính giá và xuất vé chính xác

- Có thể bán trước vé hành lý tính cước hoặc hành lý trả trước

Đối với hành khách

- Được thông tin rõ ràng chính xác về tiêu chuẩn hành lý miễn cước và cước phí ở

tất cả các điểm tiếp xúc

- Có điều kiện tốt hơn để quyết định mang theo hành lý như thế nào

- Được check in thuận tiên, nhanh chóng

- Cho phép hành khách mua thêm tiêu chuẩn hành lý miễn cước trên trang web, tại kiot, trên điện thoại di dộng, tại các đại lý hoặc tại quầy check in

Các giải pháp khác

- Cần phổ biến các qui trình mua vé, làm thủ tục, ký gửi hành lý cần được tích hợp vào trang web trực tuyến của hãng giúp cho khách hàng có thể tự tra cứu thông tin qua mạng Internet


- Cần có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến khi hành khách có thắc mắc là cơ sở đáng tin cậy để trả lời các câu hỏi khi khách có nhu cầu một các nhanh chóng. Thông qua các phần mềm hỗ trợ điện thoại qua Internet (VoIP) như Skype, Yahoo Messenger cho phép khách hàng thực hiện cuộc gọi qua Internet giúp tiết kiệm chi phí cho hành khách. Bên cạnh đó VNA cần xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ. Đây là hệ thống các phần mềm chứa thông tin hỗ trợ công tác trả lời khách hàng như thông tin về chính sách giá vé, điều kiện vé, qui trình thủ tục của VNA. Hệ thống thông tin hỗ trợ giúp nhân viên có đầy đủ thông tin để trả lời hành khách một cách chính xác và nhanh chóng.


3.5 Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc đẩy mạnh ứng dụng Marketing Internet

3.5.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin ở cấp vĩ mô

Để các doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng Marketing Internet vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Việt Nam cần phải có được cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin đủ mạnh. Bộ bưu chính viễn thông cần cụ thể hoá kế hoạch chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin này để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào các biện pháp và lộ trình cụ thể này xây dựng kế hoạch chiến lược riêng của mình. Phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin có thể dựa vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất là đầu tư phát triển hợp lý và sử dụng có hiệu quả mạng lưới viễn thông, trong đó phấn đấu đạt mức trung bình của khu vực về dung lượng cổng kết nối Internet quốc tế; đáp ứng đủ số lượng, chất lượng đường truyền, xây dựng kênh thuê riêng phục vụ Internet cho toàn xã hội với độ tin cậy và an toàn cao.

Thứ hai là đầu tư phát triển các dịch vụ ứng dụng truy cập Internet bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, nội dung thông tin điện tử bằng tiếng Việt và đầu tư phát triển các dịch vụ ứng dụng Internet. Trong đó ưu tiên tạo lập nguồn thông tin điện tử nội dung tiếng Việt phong phú, phục vụ nhu cầu trong nước truy cập Internet, khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ Internet tổ chức nguồn cơ sở dữ liệu thông tin điện tử đa dạng, từng bước xã hội hoá việc cung cấp nội dung thông tin lên mạng,

Thứ ba là khuyến khích ứng dụng Internet trong các dịch vụ điện tử về báo chí, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục và đào tạo trên mạng, từng bước phát


triển Thương Mại Điện Tử, hình thành thói quen hoạt động mua bán trên Internet giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, tiến tới điện tử hoá rộng rãi mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh.


3.5.2 Quy hoạch chiến lược đào tạo cán bộ Marketing và Công nghệ thông tin

Việc ứng dụng Marketing Internet trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam phát sinh hai đòi hỏi: thứ nhất là nhân sự, chuyên môn và thứ hai là trình độ tiếng Anh của các nhà hoạt động Marketing Internet.

Về vấn đề chuyên môn, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch chiến lược đào tạo chuyên gia Marketing Internet cho các doanh nghiệp và kiến thức Internet cho đông đảo người dân. Với tư cách là cơ quan chủ quản nhà nước về vấn đề giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần sớm đưa ra kế hoạch này. Nội dung của kế hoạch đào tạo này có thể dựa trên những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất là xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các chuyên gia về công nghệ thông tin nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin.

Thứ hai là xây dựng và thực hiện dự án phát triển mạng máy tính phục vụ cho Giáo dục và đào tạo, mở rộng kết nối Internet tới các cơ sở đào tạo theo đó có thể đáp ứng được việc phổ cập kiến thức Internet tại tất cả các viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Trung học dạy nghề.

Thứ ba là hợp tác giáo dục Công nghệ thông tin và công nghệ Internet cũng như kiến thức về Marketing Internet với các nước có chất lượng phát triển các lĩnh vực này ở mức tương đối cao. Theo đó chúng ta có thể cử các cán bộ, chuyên gia và sinh viên đi đào tạo tại các nước này. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần có những biện pháp đảm bảo rằng những cán bộ, chuyên gia, sinh viên được cử đi này sẽ quay về phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, tránh tình trạng chảy máu chất xám đang rất phổ biến như hiện nay.

Thứ tư là triển khai mạnh các chương trình giảng dạy và ứng dụng tin học tại các cấp trường học.

Thứ năm là thường xuyên nâng cao kiến thức về công nghệ, kỹ thuật Internet và Marketing Internet cho các cán bộ chuyên môn của các doanh nghiệp thông qua các khoá


đào tạo ngắn hạn, hội thảo chuyên đề để đội ngũ nhân sự của Việt Nam luôn theo kịp

được tốc độ phát triển của công nghệ Internet và Công nghệ thông tin trên thế giới.

Về vấn đề ngoại ngữ, chúng ta đều biết rằng để doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được thị trường toàn cầu thì điều cần thiết là đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp phải có trình độ ngoại ngữ có thể đáp ứng được yêu cầu. Xuất phát từ vấn đề này bộ Giáo dục - Đào tạo cần xem xét và đề nghị các trường Đại học, Trung học...cần đưa ra biện pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ của những kỹ sư, cử nhân tương lai của đất nước.


3.5.3 Củng cố môi trường kinh tế, pháp lý

Cơ sở hạ tầng pháp lý được nhiều nền kinh tế coi là thách thức chủ yếu trong việc chấp nhận và ứng dụng mạng Internet trong các hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động Marketing.

Hiện nay hệ thống pháp lý điều chỉnh các hoạt động Internet ở Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và hoàn chỉnh. Chính vì vậy, củng cố môi trường pháp lý cho các hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ứng dụng công nghệ ở Việt Nam. Việc tạo và hoàn thiện môi trường này thông qua quy trình sau:

Trước hết, chúng ta có thể tham khảo mô hình luật pháp của các nước khác và của các tổ chức đa phương, ví dụ như sắc luật giao dịch điện tử của Singapore, luật Thương Mại điện tử của uỷ ban Liên Hiệp Quốc về thương mại quốc tế UNCITRAL.... Ngoài ra chúng ta cũng có thể tham khảo các mô hình khác khi soạn thảo luật pháp cho việc phân tích và ứng dụng Marketing Internet thích hợp cho Việt Nam như luật về chữ ký điện tử và hồ sơ điện tử của Singapo, Ấn độ, Hồng Kông, Thái Lan.

Thứ đến, không nhất thiết phải đưa tất cả các vấn đề xuất hiện trong Thương Mại Điện Tử hay Marketing Internet vào luật mới. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, biện pháp Thương Mại Điện Tử và Marketing Internet hiện hành đã bao quát nhiều vấn đề pháp lý hoặc có thể điều chỉnh cho phù hợp với những sửa đổi tương đối đơn giản. Trong khi đó, hai luật mới cũng phải đề cập đến những vấn đề đặc biệt mà khung pháp lý hiện hành không nhắc tơí. Như vậy, khung pháp lý toàn diện cho lĩnh vực Thương Mại Điện Tử và Marketing Internet cần kết hợp biện pháp hiện hành và biện pháp được ban hành mới.


LỜI KẾT LUẬN

Hiện nay Internet là một trong những thành tố không thể thiếu trong sự phát triển xã hội, kinh tế, an ninh và là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người. Cùng với tốc độ phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng cải thiện, nắm bắt thị trường, khai thác tối đa cơ hội kinh doanh thông qua việc ứng dụng các thành tựu của Internet. Với xu hướng đó, VNA cần có những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng Internet vào Marketing dịch vụ.


Qua việc nghiên cứu lý thuyết, thực trạng hoạt động marketing dịch vụ và đặc biệt là các ứng dụng của Internet hiện nay vào Marketing dịch vụ tại VNA cùng với kinh nghiệm hơn năm năm công tác tại VNA của tác giả, các đóng góp ý kiến từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành Hàng không cũng như những khách hàng đã sử dụng qua sản phẩm dịch vụ mới của VNA, luận văn đã tổng hợp được các phương diện của Marketing dịch vụ đang được ứng dụng Internet tại VNA từ đó phân tích, tìm ra những mặt còn hạn chế đồng thời dựa vào cơ sở nền tảng lý thuyết tại chương một và tham khảo thêm các thành tựu ứng dụng Internet vào Marketing tại các ngành dịch vụ tương tự để đưa ra những giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Internet vào Marketing dịch vụ tại VNA giúp VNA từng bước khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước và thế giới. Điểm nổi bật ở đây là đề tài mang tính chất cập nhật cao, phù hợp với tính chất cấp thiết cần ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển các doanh nghiệp nói chung và VNA nói riêng, để có thể thoả mãn tốt nhất những nhu cầu của khách hàng, tạo ra sự hài lòng cho khách hàng nhiều hơn và làm cho thị trường được mở rộng không giới hạn về thời gian, không gian địa lý, ngôn ngữ, văn hoá. Vì vậy, bài nghiên cứu này mang tính thực tế và có tính ứng dụng cao.


Luận văn đã được hoàn thành với nhiều cố gắng, nổ lực bám sát thực tế tình hình hoạt động của VNA, cùng với những kinh nghiệm thực tiễn, khảo sát, kết luận chặt chẽ từ kết quả khảo sát.... Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, kinh phí, phạm vi nghiên cứu cũng mới chỉ thực hiện được cho các dịch vụ tại mặt đất, chưa bao hàm tổng quát tất cả các sản phẩm dịch vụ mà VNA hiện đang cung cấp. Hy vọng trong thời gian tới, tác giả sẽ có cơ hội nghiên cứu sâu hơn để có thể đề ra những giải pháp mang tính chất tổng thể, thiết thực hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. TS. Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Thương mại điện tử, Nhà xuất bản Lao động.

2. Phan Lan (2005), Bí quyết kinh doanh trên mạng- Khởi nghiệp và thành công, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (2010), Giáo trình Marketing Du lịch, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

4. PGS.TS. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Bộ công thương (2010), Báo cáo TMDT , ( http://www.moit.gov.vn).

6. Bộ ngoại giao, Tổng quan về kinh tế Việt Nam, Hội nhập kinh tế thế giới

(http://www.dei.gov.vn).

7. Bản tin nội bộ Vietnam Airlines.

8. Công văn nội bộ Vietnam Airlines.

9. Trang web http://www.vietnamairlines.com.vn

10. Tìm kiếm tư liệu tham khảo về Internet Marketing bằng website : www.google.com.vn


Tiếng Anh

1. Dave Chaffey & PR Smith(2008), Emarketing excellence –third edition.

2. Philip Kottler (1998), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Shelholtz & Ted Demopoulos (2008), Blog trong Kinh doanh, Nhà xuất bản Tri thức.


PHỤ LỤC 1: KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM


1. Hệ thống văn bản pháp lý về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin

Hệ thống Luật Giao dịch điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006.

Dựa trên cơ sở của hai Luật này, nhiều văn bản được ban hành làm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho hệ thống luật - chính sách về giao dịch điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần hướng dẫn thực thi và triển khai pháp luật liên quan đến TMĐT trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Các văn bản này tập trung hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử trong các lĩnh vực thương mại, tài chính và ngân hàng và quy định các vấn đề chung về môi trường và hạ tầng CNTT cho giao dịch điện tử trong toàn xã hội như vấn đề chữ ký số, thư rác, ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

Tuy chưa có văn bản nào trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực tiếp thị trực tuyến nhưng sự ra đời của các văn bản nói trên đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các hoạt động liên quan đến môi trường Internet. Hiện nay, hoạt động mua bán trực tuyến đã trở nên quen thuộc với một bộ phận người tiêu dùng tại thành phố lớn, việc bán hàng hóa và dịch vụ qua mạng Internet đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực như hàng không, du lịch, khách sạn, siêu thị bán hàng tổng hợp, v.v…

2. Văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới tiếp thị, quảng cáo điện tử

Hiện nay văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo là Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001. Pháp lệnh này được ban hành nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Pháp lệnh quảng cáo đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản định hướng cho lĩnh vực quảng cáo.

Báo điện tử và mạng thông tin máy tính được xem là một trong những phương tiện quảng cáo và được Pháp lệnh Quảng cáo điều chỉnh. Tuy nhiên các quy định liên quan đến các loại hình quảng cáo này còn khá sơ lược và chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động quảng cáo trên thực tế.

Một số văn bản quan trọng khác quy định về lĩnh vực quảng cáo là Nghị định số 24/2003/ NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo và Thông

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024