Giải pháp ứng dụng Internet vào Marketing dịch vụ tại VNA - 13


tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/ NĐ-CP. Tuy nhiên các quy định có liên quan trong những văn bản này còn nhiều điểm không phù hợp và chưa thực sự tạo điều kiện cho sự phát triển của loại hình quảng cáo điện tử.

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động quảng cáo đã có những bước phát triển mạnh với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, có sự mở rộng về hình thức, quy mô và công nghệ, việc đầu tư kinh phí cho hoạt động quảng cáo cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, như đã phân tích, đến nay, các văn bản liên quan hoạt động quảng cáo có nhiều nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế và cần có sự điều chỉnh kịp thời.

3. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác

3.1. Thư rác

Ngày 13/08/2008, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác được ban hành để cụ thể hóa các quy định chống thư rác trong Luật Công nghệ thông tin. Ngày 30/12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông có Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 90/2008/NĐ-CP. Tiếp đó, Thông tư số 03/2009/TT-BTTTT ngày 3/2/2009 quy định chi tiết về mã số quản lý và mẫu giấy chứng nhận mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử và tin nhắn.

Nghị định về chống thư rác đã thiết lập một hành lang pháp lý khá toàn diện cho hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo qua thư điện tử và tin nhắn. Với việc khuyến khích người gửi quảng cáo sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp đã được đăng ký, đồng thời tập trung quản lý những nhà cung cấp dịch vụ này, Nghị định hướng tới việc thiết lập một thị trường quảng cáo qua thư điện tử và tin nhắn trật tự, hiệu quả, vừa hạn chế được tối đa thư rác vừa tạo điều kiện phát triển cho thương mại điện tử tại Việt Nam

Thực hiện các quy định về quản lý nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo, đến nay đã có 47 doanh nghiệp được cấp mã số quản lý cho các dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, gửi thư điện tử quảng cáo và gửi tin nhắn qua mạng Internet. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vi phạm các quy định về chống thư rác cũng đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tính đến thời điểm cuối năm 2009 đã có 6 doanh nghiêp bị xử phạt và khoảng 20 doanh nghiệp bị nhắc nhở

3.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Việt Nam hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo


vệ dữ liệu cá nhân một cách hệ thống. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng nhận thức rõ và quan tâm hơn đến vấn đề quan trọng này. Điều này được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách được Đảng và Nhà nước ban hành thời gian gần đây.

Tại Chỉ thị số 27/CT-TƯ ngày 16 tháng 10 năm 2008 về lãnh đạo thực hiện cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu “chú ý bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật, nhất là bảo mật thông tin cá nhân…”.

Trên góc độ pháp luật dân sự, Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2005 đã đưa ra một số nguyên tắc về bảo vệ thông tin cá nhân tại Điều 31 “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh” và Điều 38 “Quyền bí mật đời tư”. Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã dành một điều (Điều 46) để quy định chung về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử. Luật Công nghệ thông tin đã có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm đối với việc thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng tại các Điều 21, Điều22. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa đầy đủ và chưa tập trung vào vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và không quy định rõ quyền của chủ thể thông tin cá nhân.

Ngày 10 tháng 4 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Nghị định này đã đưa ra hình thức phạt, mức phạt đối với một số hành vi vi phạm các quy định về thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, trao đổi, bảo vệ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng.

Ngày 21 tháng 7 năm 2008, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Bên cạnh các quy định điều chỉnh việc giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, Thông tư 09/2008/TT-BCT cũng đưa ra một số quy định chung về những thông tin cần được cung cấp nhằm bảo vệ lợi ích tối thiểu cho khách hàng, trong đó có các yêu cầu mà chủ sở hữu website thương mại điện tử phải tuân thủ khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng.

Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 25/2010/ TT-BTTTT quy định về việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà


nước.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 cũng đã dành một điều (Điều 6) để quy định về quyền của người tiêu dùng được đảm bảo an toàn, bí mật thông tin cá nhân; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với việc thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin cá nhân


PHỤ LỤC 2: QUI TRÌNH LÀM THỦ TỤC CHO HÀNH KHÁCH THÔNG THƯỜNG


1. Chuẩn bị trước chuyến bay:

Đại diện VNA tại sân bay:

- Trước giờ chuyến bay xuất phát (STD) muộn nhất 20 giờ, tiến hành kiểm tra danh sách hành khách của chuyến bay bao gồm : số lượng hành khách theo từng hạng ghế, các yêu cầu đặc biệt, các yêu cầu về giữ chỗ, danh sách hội viên GLP, danh sách hội viên SkyTeam, hành khách TCI/ITCI, khách có hành trình nối chuyến v.v.. Việc kiểm tra được căn cứ trên các điện PNL/ADL,SPM và hệ thống đặt giữ chỗ.

- Đặt suất ăn: Căn cứ vào số lượng khách trong danh sách booking và các yêu cầu đặc biệt của khách để tiến hành việc đặt suất ăn. Tiến hành điều chỉnh suất ăn tại những thời điểm thích hợp sau lần đặt ban đầu.

- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ theo quy định đối với từng loại khách (khách hạng C, khách VIP/CIP, hội viên GLP, hội viên SkyTeam, khách đặc biệt khác v.v..), thông báo ngay cho các bộ phận liên quan cùng phối hợp chuẩn bị phục vụ. Tổ chức Briefing với nhân viên mặt đất và các bộ phận liên quan muộn nhất là 15 phút trước giờ mở quầy.

- Chuẩn bị một số lượng vé dự phòng, tờ FIM, MCO.

- Chuẩn bị các phiếu chi, mẫu thư xin lỗi, mẫu thông báo lựa chọn nhận MCO hoặc tiền mặt v.v...

- Chuẩn bị các phiếu mời vào phòng khách hạng C.

- Chuẩn bị con dấu.

Nhân viên làm thủ tục:

- Trước giờ xuất phát chuyến bay muộn nhất 24 giờ nhân viên làm thủ tục tiến hành kiểm tra:

o Số khách đã được TCI/ITCI

o Số khách đã thực hiện Web check-in

o Số khách thực hiện giữ chỗ trước (seat asignment) từ phòng vé đã được cập nhật vào hệ thống.

- Tiến hành giữ chỗ cho những hành khách VIP/CIP, hành khách là hội viên GLP, hội viên Sky Team, những hành khách có yêu cầu đặc biệt như WCHR, UM, BSCT, khoá một số ghế tốt nhất định phía trên của máy bay phòng những trường hợp đặc biệt phát sinh. Trong trường hợp sử dụng máy bay ATR, nhân viên lưu ý khoá 2 hàng ghế cuối cùng để dự phòng.


- Thực hiện làm thủ tục trước cho khách hạng C theo quy định tại mục 6.1.1.3 (a).

Kiểm tra các phương tiện làm thủ tục: Thiết bị đầu cuối, máy in thẻ lên tàu, thẻ hành lý (nếu có). Trường hợp có trục trặc phải báo ngay cho thợ kỹ thuật để sửa chữa kịp thời.

- Chuẩn bị các loại thẻ: Thẻ lên tàu, các loại thẻ hành lý, nhãn “transit” và các loại nhãn khác (nếu cần), tờ thông tin đặc biệt cho tổ bay. Trong trường hợp làm tay, nhân viên làm thủ tục ghi trước các thông tin trên thẻ lên tàu (số ghế, cửa lên tàu v.v..) để giảm bớt thời gian làm thủ tục.

- Chuẩn bị vé hành lý tính cước, bảng giá hành lý tính cước (nếu không có quy

định khác).

- Chuẩn bị đơn gia nhập và các ấn phẩm của Chương trình Bông sen vàng.

- Nhận các phiếu mời vào phòng khách hạng C từ đại diện VNA.

2. Quy trình làm thủ tục tại quầy:


Quy trình làm thủ tục bao gồm các bước như sau:

a) Chào khách.

b) Nhận vé các loại giấy tờ của khách

c) Kiểm tra vé hành khách.

d) Kiểm tra chứng minh thư, hộ chiếu, visa của khách. Kiểm tra hạng thẻ Silver/Titan/Gold/Bạch kim (nếu khách là hội viên GLP) thẻ Elite/Elite Plus (nếu khách là hội viên SkyTeam)

e) Hỏi khách về yêu cầu chỗ ngồi (gần cửa sổ, gần lối đi ...): chỉ hỏi khi có khả năng đáp ứng.

f) Xuất thẻ lên tàu cho khách. Viết thẻ mời vào phòng chờ (nếu có).

g) Khi làm thủ tục hàng không (check-in) cho các chuyến bay: nhân viên làm thủ tục lưu ý hành khách đọc kỹ hướng dẫn quy định về việc mang chất lỏng lên tầu bay được đặt tại khu vực làm thủ tục và các khu vực khác của sân bay (bảng thông báo nội dung do cảng hàng không cung cấp).

h) Hỏi khách về hành lý ký gửi, nhắc khách nội dung sau “ông/bà vui lòng không để các vật dụng nguy hiểm và các đồ vật có giá trị (chỉ ảnh trên bảng) trong hành lý ký gửi”.

i) Cân hành lý ký gửi, xé bỏ thẻ hành lý cũ (nếu có), xuất và gắn thẻ hành lý, đề

nghị khách đóng cước hành lý (nếu có). j) Hỏi khách các câu hỏi sau:

- 1. Đây có phải là hành lý của ông/bà không?


- 2. Có phải tự ông/bà đóng gói hành lý không?

- 3. Ông/bà có mang giúp vật gì cho ai không?

- 4. Ông/bà có khi nào không kiểm soát hành lý sau khi đóng gói không?

k) Cập nhật các số liệu vào hệ thống check-in (tên khách, số cân, số ghế, số thẻ hành lý

...). Nếu khách là hội viên GLP/Sky Team thì cập nhật số thẻ, PIN code vào báo cáo hội viên/hệ thống làm thủ tục.

l) Xé và giữ lại tờ vận chuyển của vé theo đúng qui định.

m) Trả vé, thẻ lên tàu, thẻ mời (nếu có), thẻ hành lý và các giấy tờ khác cho khách.

n) Hướng dẫn khách tới khu vực làm thủ tục tiếp theo (mua lệ phí sân bay (nếu có), an ninh, xuất nhập cảnh ...)

Về nguyên tắc, các thủ tục viên cần thực hiện đầy đủ các thao tác nêu trên. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện của từng sân bay hoặc tính chất của chuyến bay có thể áp dụng bổ sung hoặc thay đổi trình tự khác với quy trình trên.

Lưu ý: Ngoài việc kiểm tra chứng minh thư, hộ chiếu, visa của khách, nhân viên làm thủ tục cần phải kiểm tra thêm các loại giấy tờ mà giá vé hoặc mức hành lý đặc biệt yêu cầu cần phải có. Ví dụ: Khách mua vé theo giá áp dụng cho CHD/INF cần kiểm tra giấy khai sinh của khách

Thông báo giờ chót (Last Minute Change - LMC):

Ngay sau khi kết thúc quá trình làm thủ tục và giải quyết xong khách sổ chờ, nhân viên làm thủ tục tiến hành thông báo LMC cho các bộ phận liên quan (bộ phận làm tài liệu chất xếp,

... ) để bổ sung và điều chỉnh. Đại diện VNA thông báo điều chỉnh suất ăn cho phù hợp.

Kiểm tra số khách làm thủ tục:

Kiểm tra tờ vận chuyển: Nhân viên làm thủ tục tiến hành kiểm tra lại các tờ vận chuyển và bàn giao lại cho Đại diện VNA tại sân bay. Đại diện VNA tại sân bay có trách nhiệm kiểm tra kỹ số lượng các tờ vận chuyển của chuyến bay và gửi về Ban TCKT theo đúng qui định. Trong trường hợp thiếu tờ vận chuyển, Đại diện cần lập biên bản để giải quyết.

Gửi điện sau chuyến bay:

Nhân viên làm thủ tục tiến hành gửi các điện văn tới các đơn vị liên quan theo dạng chuẩn qui định của IATA do đại diện VNA thực hiện gửi điện hoặc đại diện VNA phải kiểm tra nội dung chính xác của điện PFS và FTL trong trường hợp điện được gửi tự động


PHỤ LỤC 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG

ĐO

Thang đo nháp 1

Thảo luận nhóm, lấy ý kiến chuyên gia

Cơ sở lý thuyết

1. Phương pháp nghiên cứu


Thang đo 2

Điều chỉnh

Nghiên cứu định lượng


Xử lý số liệu bằng thống kê

Viết báo cáo tổng hợp

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.

Nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm: deep interview. Nghiên cứu này nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo nháp 1. 10 respondent được mời là những khách hàng thường xuyên (flying frequent traveller) của VNA nên hiểu rõ sản phẩm, chất lượng, chương trình khuyến mãi của VNA điều chỉnh thang đo. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận và trao đổi ý kiến với chuyên gia trong ngành Hàng không nhằm khám phá, điều chỉnh mô hình Marketing dịch vụ trong ngành hàng không và xây dựng các biến quan sát cho từng thành phần.Phương pháp thảo luận nhóm cùng với xem xét ý kiến của các chuyên gia trong ngành cũng giúp thiết kế bảng câu hỏi một cách hoàn hảo về lý thuyết.

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn lấy thông tin (bảng câu hỏi tiếng Việt và tiếng Anh) khảo sát thực tế hành khách đã sử dụng qua sản phẩm dịch vụ của VNA và đặc biệt là có biết đến những sản phẩm ứng dụng công nghệ internet như khách hàng sử dụng qua mua vé trực tuyến hoặc khách sử dụng hình thức web check in

o Số lượng mẫu gửi đi: 1000 mẫu

o Số lượng mẫu thu về: 168 mẫu

o Số lượng mẫu hợp lệ: 154 mẫu


2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo


KỀT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

7 CÔNGCỤ

CÁC CHỈ BÁO

NHÂN TỐ

Cronbach’s alpha


1. SẢN PHẨM

SP1

0.324


0.688

SP2

0.419

SP3

0.376

SP4

0.333

SP5

0.355

SP6

0.387

SP7

0.444


2. GIÁ

G1

0.781


0.82

G2

0.535

G3

0.72

3. PHÂN PHỐI

PP1

0.3741

0.6222

PP2

0.452


4. QUẢNG CÁO

QC1

0.353


0.652

QC2

0.486

QC3

0.497

QC4

0.347

QC5

0.306

QC6

0.402


5. CON NGƯỜI

CN1

0.8574


0.942

CN2

0.819

CN3

0.863

CN4

0.909


6. PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH

PT1

0.416


0.65

PT2

0.548

PT3

0.425


7. QUI TRÌNH

QT1

0.468


0.66

QT2

0.502

QT3

0.351

QT4

0.378

QT5

0.331

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giải pháp ứng dụng Internet vào Marketing dịch vụ tại VNA - 13

Ta thấy các chỉ báo đo lường hội tụ trên những khái niệm dự định, các nhân tố khác nhau là tách rời, và các giá trị trọng số nhân tố đều lớn hơn 0.3. Những chứng cứ này đã khẳng định tính đơn hướng của các chỉ báo, độ giá trị phân biệt và hội tụ của các thang đo lường sử dụng trong mô hình. Bên cạnh đó các hệ số Cronbach’s alpha của cả 7 công cụ đều lớn hơn 0.6, điều này chứng tỏ độ tin cậy của các thang đo.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí