Nội Dung Các Giải Pháp Tài Chính Đối Với Các Yếu Tố Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Bền Vững


- Bảo lãnh tín dụng đầu tư: là hình thức tín dụng đầu tư gián tiếp, ở đó cơ quan quản lý tín dụng đầu tư nhà nước - chủ yếu là NHPT, các NHTM với uy tín và nguồn vốn của mình thực hiện việc bảo lãnh cho các nhu cầu vay vốn đầu tư nằm trong danh mục các dự án cần khuyến khích đầu tư của Nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Khác với cho vay đầu tư, nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước không xuất hiện khi bảo lãnh và cũng không xuất hiện trong hoạt động đầu tư tín dụng, trừ khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, do khả năng giám sát của người bảo lãnh trong cho vay bị hạn chế nên cần tăng cường hoạt động giám sát của tổ chức trực tiếp cấp tín dụng.

- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: là việc Nhà nước sử dụng một phần vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ một phần lãi suất cho người đầu tư vào các dự án nằm trong danh mục các dự án trong lĩnh vực du lịch cần hỗ trợ của Nhà nước. Đây thực chất không phải là quan hệ vay - trả, song nó lại là động cơ, là nhân tố hỗ trợ cho hoạt động tín dụng đầu tư đối với PTDL. Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất là nguồn vốn cho không, tuy nhiên hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư PTDL sẽ tăng cường nguồn thu cho NSNN trong tương lai, tạo nguồn để thanh toán các khoản nợ trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước [41, tr55-56].

Về thực chất, tín dụng Nhà nước có thể được xem như một khoản chi của NSNN với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường, Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách cho việc trợ cấp bù lãi suất. Tuy nhiên, với xu hướng giảm dần việc bao cấp về chi NSNN, qua hình thức cho vay, các đối tương vay vốn sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn mà họ sử dụng để đảm bảo khả năng trả nợ. Khi Nhà nước nhận lại các khoản vay sẽ có nguồn kinh phí để đầu tư vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn… Do đó, xu hướng trong thời gian tới, vốn NSNN sẽ chuyển dần thành vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, trách nhiệm của người vay vốn sẽ được phát huy cao độ. Như vậy, tín dụng nhà nước là một công cụ tài chính vĩ mô có vai trò quan trọng, huy động hiệu quả nguồn vốn này sẽ góp phần tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp du lịch trong điều kiện cạnh tranh ngày một gay gắt. Việc lựa chọn và sử dụng hình thức tín dụng nào là tùy thuộc vào nguồn lực tài chính của Nhà nước và mục tiêu phát triển KTXH của Nhà nước trong từng thời kỳ.


Cơ chế tác động: Tác động rõ nhất của TDNN là trực tiếp làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp cho các CSKDDL, đối tượng thường trong tình trạng thiếu vốn thì điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực. Du lịch hiện là ngành kinh tế đang được nhà nước tập trung phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, khả năng cạnh tranh của ngành sẽ tăng lên đáng kể khi có sự tiếp sức từ phía Nhà nước qua việc tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực tín dụng. Thực tiễn, các CSKDDL hiện nay có sức cạnh tranh yếu kém do vốn ít, thị trường dễ rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các công ty nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động du lịch. Mặt khác, các CSKDDL thường đòi hỏi số lượng vốn lớn, nhiều khi vượt quá khả năng tự chủ của mình, xét về ngắn hạn, TDNN có tác động rất mạnh mẽ bởi lẽ thông qua TDNN với chi phí vốn thấp sẽ góp phần làm giảm chi phí vốn của các CSKDDL, giúp các CSKDDL này đẩy mạnh mở rộng đầu tư, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… Tuy nhiên, xét về dài hạn, nếu TDNN được áp dụng thường xuyên và lâu dài sẽ khiến cho các CSKDDL giảm sức cạnh tranh do có tâm lý trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào nhà nước.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, để hỗ trợ phát triển ngành du lịch nói chung, các CSKDDL nói riêng. Nhà nước cần áp dụng linh hoạt các hình thức tín dụng đầu tư phát triển theo từng thời kỳ. Với xu thế phát triển và hội nhập hiện nay sẽ dần giảm dần các hình thức tài trợ trực tiếp, khuyến khích, mở rộng các hình thức tài trợ gián tiếp. Như vậy, ngoài việc góp phần giảm gánh nặng về tài chính cho NSNN mà còn tạo điều kiện chủ động, linh hoạt cho các chủ đầu tư vươn lên phát huy khả năng tự có của mình và tự thích ứng được trước các biến động của nền kinh tế. Do vậy, TDNN nên áp dụng đối với các dự án PTDL mang lại hiệu quả tổng hợp cả về mặt KT - XH và đối với các dự án được vay ưu đãi phải được xem xét trong một tầm nhìn chiến lược. Chẳng hạn về những dự án cần lượng vốn lớn song thời gian ngắn trước mắt chưa mang lại hiệu quả nhưng sẽ phát huy hiệu quả sau một thời gian dài nhất định sau khi đầu tư.

1.2.2.2. Nội dung các giải pháp tài chính đối với các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

a. Giải pháp tài chính đối với phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Phát triển hệ thống CSHT du lịch là điều kiện then chốt đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng. Hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại là yếu tố cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.


khai thác tiềm năng và nâng cao chất lượng SPDL. Hệ thống CSHT phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải (đường bộ, đường hàng không, đường thủy, đường sắt). Sau đó phải kể đến hệ thống thông tin viễn thông, thông tin liên lạc, hệ thống nhà vệ sinh, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cung cấp điện... Đây là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, quyết định nhịp độ PTDL địa phương và trong chừng mực nào đó còn quyết định đến chất lượng SPDL. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đang phát triển, CSHT du lịch vẫn còn nghèo nàn vì tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế chưa cao, quy mô vốn đầu tư thấp đã gây khó khăn cho việc đồng bộ hoá hệ thống CSHT du lịch. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần phải sử dụng đồng bộ các giải pháp tài chính khác nhau như chi NSNN, thuế và tín dung ưu đãi Nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống CSHT thúc đẩy PTDL bền vững theo định hướng của mỗi địa phương đặt ra.

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 7

Nội dung và tác động của giải pháp tài chính đối với CSHT để PTDL bền vững

Thứ nhất, chi NSNN là nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại nhằm PTDL bền vững.

Đầu tư xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại phục vụ du lịch đòi hỏi phải có lượng vốn rất lớn, trong đó chi đầu tư phát triển từ NSNN giữ vai trò quyết định và chủ đạo, xuất phát từ những lý do sau:

+ Một là, du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Vì vậy, CSHT du lịch sẽ liên quan đến tất cả các ngành trong nền kinh tế. Mặt khác, CSHT du lịch mang tính chất “hàng hóa công cộng”, ai cũng cần nhưng không ai tự nguyện bỏ tiền ra để đầu tư xây dựng. Do vậy, chi NSNN đầu tư phát triển CSHT du lịch trước hết phải do Nhà nước khởi xướng và tổ chức thực hiện.

+ Hai là, hệ thống CSHT du lịch có rất nhiều nhiệm vụ tương ứng với yêu cầu vốn đầu tư rất lớn, khả năng thu hồi vốn khó khăn và phải trong khoảng thời gian dài hoặc có những nhiệm vụ không thể thu hồi được. Vì vậy, để có hệ thống CSHT du lịch đồng bộ, hiện đại phục vụ cho phát triển KT - XH nói chung, PTDL bền vững nói riêng thì đầu tư từ phía Nhà nước mang tính chất quyết định.

+ Ba là, muốn PTDL bền vững, hệ thống CSHT du lịch phải đi trước, mở đường, định hướng cho quá trình PTDL. Với định hướng PTDL bền vững của Nhà nước, hệ thống CSHT du lịch phải phát triển theo đúng quy hoạch, đúng định hướng của Nhà nước, có quan tâm đến công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, để từ đó lôi kéo,


thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế bên ngoài vào PTDL bền vững theo đúng định hướng của Nhà nước đã đề ra.

Cơ chế tác động: Chi NSNN tác động đến PTDL bền vững qua đầu tư phát triển CSHT du lịch được thực hiện thông qua các khoản chi đầu tư phát triển của NSNN. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch của Nhà nước có vai trò quan trọng làm tiền đề cơ sở ban đầu, được coi là vốn mồi làm tăng giá trị của điểm đến du lịch, tăng giá trị đất du lịch, tạo đà thu hút các nguồn vốn trực tiếp khác vào các dự án CSHT du lịch. Chi NSNN qua CSHT du lịch có tác động gián tiếp đến các CSKDDL. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch nếu được đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo điểm đến, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các điểm tham quan từ đó đẩy mạnh thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập từ du lịch cho CSKDDL và địa phương. Đầu tư phát triển được thực hiện đối với các công trình thuộc kết cấu hạ tầng KT - XH không có khả năng thu hồi vốn, các dự án, đề án, công trình trọng điểm của Nhà nước… được đầu tư theo kế hoạch được duyệt. Chi NSNN đầu tư cho xây dựng CSHT du lịch được cấp phát theo đúng kế hoạch và tiến độ thực hiện công tác xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư du lịch.

Cơ chế phân bổ: Chi NSNN giữ vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển CSHT du lịch, nhưng do Nhà nước ngày càng đảm đương nhiều nhiệm vụ phát triển KT - XH trong khi NSNN lại có hạn, do vậy cơ chế phân bổ vốn đầu tư từ NSNN cho CSHT du lịch được thực hiện sao cho với nguồn vốn hạn chế từ NSNN đầu tư vào hệ thống CSHT then chốt với chất lượng cao nhất, để từ đó làm tiền đề để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài vào PTDL bền vững theo đúng định hướng của Nhà nước.

Cơ chế kiểm tra giám sát: Để đảm bảo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả trong quản lý vốn đầu tư CSHT, cơ chế kiểm tra giám sát cần thực hiện tốt gắn với các khâu phân bổ kế hoạch vốn được duyệt, nâng cao chất lượng công tác xác định định mức, đơn giá... trong lĩnh vực xây dựng cơ bản từ đó chống thất thoát, lãng phí vốn trong lĩnh vực đầu tư, nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo lợi ích của các tổ chức được hưởng lợi các công trình, thúc đẩy PTDL bền vững

Các nội dung chi NSNN cho đầu tư xây dựng CSHT trong lĩnh vực du lịch bao gồm:

+ Chi NSNN đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc


xây dựng hệ thống CSHT du lịch đồng bộ, hoàn thiện. Mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, đồng bộ là yếu tố cần thiết giúp khách du lịch rút ngắn thời gian đi lại đến các khu, điểm du lịch và cũng là cơ sở để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài vào PTDL bền vững. Thực tế ở các địa phương cho thấy, mạng lưới giao thông vận tải nối các khu, điểm du lịch đang còn rất nhiều bất cập như quy mô đường hẹp, chất lượng đường sử dụng qua thời gian bị xuống cấp trong khi số phương tiện giao thông tăng nhanh dẫn đến dễ gây ra ùn tắc giao thông và làm cản trở việc đi lại của khách du lịch. Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo mạng lưới giao thông vận tải không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với PTDL bền vững nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với phát triển KTXH của địa phương. Việc đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông vận tải cần phải được thực hiện dựa trên cơ sở tiềm năng phát triển SPDL của địa phương. Đối với các địa phương có tiềm năng phát triển SPDL biển đảo thì chi NSNN cần tăng cường đầu tư xây dựng các tuyến đường nối đến các khu du lịch biển đảo; Đối với các địa phương có tiềm năng phát triển SPDL văn hoá thì cần tăng cường đầu tư xây dựng đường giao thông đến các khu, điểm du lịch văn hoá... Hoặc đối với địa phương có Cảng hàng không thì cần tăng cường đầu tư xây dựng các dự án đường giao thông nối từ Cảng hàng không đến các khu, điểm du lịch có tiềm năng phát triển của địa phương… Chi NSNN đầu tư mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, đồng bộ là điều kiện quan trọng để thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào.

+ Chi NSNN đầu tư xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc và internet nhằm khai thác lợi thế về du lịch của địa phương. Mạng lưới thông tin liên lạc và internet là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng du lịch, giúp trao đổi thông tin, dễ dàng tìm kiếm các điểm đến du lịch từ đó giúp kế hoạch của chuyến đi được thuận lợi hơn. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin liên lạc và internet sẽ giúp các doanh nghiệp du lịch kết nối, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau phát triển. Thực tiễn ở các địa phương hiện nay cho thấy, mạng lưới thông tin liên lạc và internet đang còn nhiều hạn chế như CSHT cũ kỹ, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu kết nối xử lý dữ liệu của dịch vụ truy cập ngày càng tăng của các địa phương. Vì vậy để du lịch PTBV cần đầu tư mở rộng mạng lưới thông tin liên lạc và internet hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

+ Chi đầu tư xây dựng hệ thống các công trình nước thải, rác thải, điện nước. Hệ thống các công trình nước thải, rác thải, điện nước có vai trò quan trọng đối với


PTDL bền vững vì nếu hệ thống này không được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hợp lý thì sẽ bị ngập lụt trong những ngày mưa bão, làm ách tắc giao thông và làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng chuyến tham quan du lịch. Do vậy, chi NSNN đầu tư cho việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống các công trình nước thải, rác thải, điện nước cho các khu, điểm du lịch trọng điểm có tiềm năng phát triển với lượng khách đến tham quan đông nhất để đảm bảo cho khách tham quan, nghỉ dưỡng với chất lượng tốt nhất.

+ Chi NSNN xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn: Nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn có vai trò rất quan trọng đối với khách du lịch bởi vì trong quá trình thực hiện chuyến tham quan, con người vẫn phải duy trì các hoạt động sinh hoạt tối thiểu của cá nhân. Với hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, khang trang, sạch đẹp, sẽ lưu lại ấn tượng tốt cho khách du lịch về điểm du lịch vừa tham quan. Thực tiễn ở các địa phương cho thấy, số lượng các nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn tại các khu, điểm du lịch chưa có nhiều, kinh phí xây dựng nhà vệ sinh công cộng thấp dẫn đến chất lượng trang thiết bị vệ sinh cũng như chất lượng sử dụng không được đảm bảo. Do vậy, cần tăng cường chi NSNN đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn ở những khu du lịch trọng điểm, quan trọng được công nhận di sản thế giới, cấp quốc gia và cấp địa phương có lượng lớn khách du lịch tham quan và để từ đó thu hút, lôi kéo thêm nguồn vốn từ bên ngoài vào đầu tư PTDL.

+ Chi NSNN đầu tư xây dựng hệ thống CSHT phụ trợ bao gồm các dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí, các công trình phục vụ truyền tải nội dung thông tin, văn hóa, khuôn viên, đài phun nước, hạ tầng đô thị phục vụ PTDL bền vững… tạo sự đồng bộ trong hệ thống hạ tầng hỗ trợ phục vụ khách du lịch. Từ đó giúp khách du lịch có nhiều sự lựa chọn trong thời gian nghỉ ngơi, lưu lại tại điểm du lịch lâu hơn mà không thấy nhàm chán và vô vị.

Chi NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư xây dựng CSHT du lịch đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, nguồn vốn này ngày càng hạn chế, bên cạnh việc cấp phát, phân bổ vốn NSNN cho đầu tư xây dựng CSHT du lịch, Nhà nước cần có chính sách chi NSNN để có thể thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như hình thức PPP và kết hợp với chính sách ưu đãi khác của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng CSHT du lịch. Mặt khác, thu hút được nguồn


vốn từ ngoài ngân sách sẽ góp phần giảm nhẹ gánh nặng chi NSNN và đẩy nhanh tốc

độ đầu tư của địa phương, từ đó thúc đẩy PTDL ngày càng bền vững.

Thứ hai, chính sách thuế khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT du lịch.

Chính sách thuế sẽ tác động đến đầu tư xây dựng CSHT du lịch thông qua việc định hướng phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Hệ thống thuế với những sắc thuế, các chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên có thể khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào ngành nghề hoặc lĩnh vực, địa bàn nào đó mà Nhà nước định hướng đầu tư trong một thời kỳ nhất định. Với quy định thuế suất thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB... ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất thông thường; các chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế trong một số năm đầu đối với các lĩnh vực cần khuyến khích như đầu tư xây dựng nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga và các công trình hạ tầng đặc biệt quan trọng khác sẽ khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào CSHT du lịch của địa phương. Đặc biệt, doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn thì thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh này được hưởng thuế suất ưu đãi.

Mặt khác, nhờ nguồn thu quan trọng từ thuế, nhà nước có nguồn vốn để quay trở lại đầu tư phát triển CSHT du lịch, đầu tư xây dựng mới hiện đại hóa hệ thống CSHT du lịch như: đường bộ, đường thủy, đường sắt, sân bay, cảng biển, bến cảng nhà ga... Như vậy, chính sách thuế tác động gián tiếp đến xây dựng CSHT du lịch đồng bộ thông qua chi NSNN nhằm PTDL bền vững.

Thứ ba, chính sách tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư xây dựng CSHT du lịch

Chính sách tín dụng có tác động làm thay đổi bộ mặt của các CSKDDL theo hướng khang trang, hiện đại trong nền kinh tế thị trường. Ngay từ khi mới bắt đầu kinh doanh, các CSKDDL cần phải có đất đai, khách sạn, nhà hàng... để hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn tự có không đủ nên các cơ sở kinh doanh du lịch phải vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Khi doanh nghiệp phát triển, cuộc sống ngày càng cao hơn thì nhu cầu mở rộng, sửa chữa khách sạn, nhà hàng càng cần thiết.


Tăng vốn là một cách hiện hữu để tăng khả năng đầu tư, có điều kiện đầu tư CSHT, từ đó tăng năng suất lao động. Các CSKDDL muốn thực hiện kinh doanh phải có một lượng vốn nhất định để đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, trang thiết bị hiện đại... Với chính sách tín dụng của Nhà nước, thông qua chính sách lãi suất thấp, các qui định tín dụng như đối tượng phạm vi cho vay, chính sách về nguồn vốn, cơ chế bảo đảm tiền vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay... sẽ tạo điều kiện cho các CSKDDL có thể vay vốn tại các NHNN.

Việc cho vay với lãi suất thấp sẽ giúp các cơ sở kinh doanh du lịch nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đồng thời tiết kiệm và cắt giảm một khoản chi phí nhất định. Thực hiện ưu đãi về tín dụng, ngoài giúp các chủ đầu tư tiết kiệm chi phí sử dụng vốn còn đơn giản hoá thủ tục vay vốn, xác định giá trị tài sản đảm bảo, dàn xếp vốn, hoàn thiện quy trình giải ngân nhanh gọn. Thực hiện ưu đãi tín dụng thường được thực hiện từ Chính phủ theo chỉ thị của Thủ tướng hoặc từ các địa phương theo các quyết định của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

b. Giải pháp tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Để PTDL bền vững, ngoài các nguồn lực về vốn, tài nguyên du lịch, CSHT,... thì NNL du lịch có vai trò quan trọng đối với SPDL, đặc biệt là trong điều kiện xã hội đang chuyển dần sang nền kinh tế trí thức, ở đó các nguồn lực về vốn, tài nguyên, công nghệ đang giảm dần vai trò của nó, thay vào đó là khả năng sáng tạo của con người trong tổ chức, quản lý du lịch. Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có NNL lớn với nhiều loại trình độ khác nhau do đặc điểm của ngành du lịch có mức độ cơ giới hoá thấp, đối tượng khách hàng có nhu cầu rất đa dạng. Như vậy, chất lượng NNL du lịch có vai trò rất quan trọng trong PTDL bền vững, nó quyết định đến thành công của bất kỳ đơn vị, tổ chức và ngành du lịch. Phần lớn, lao động du lịch tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, chất lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ. Do đó, NNL du lịch cần giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp thì mới thúc đẩy được du lịch phát triển nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thực tiễn ở các địa phương cho thấy, chất lượng NNL du lịch đang còn hạn chế, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, lao động qua đào tạo đang còn yếu về nhiều mặt như chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ngoại ngữ, tin học... Do vậy, thực hiện các giải pháp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023