Vai Trò Của Giải Pháp Tài Chính Phát Triển Du Lịch Bền Vững


Để đạt được mục tiêu PTDL bền vững đòi hỏi chủ thể có thể kết hợp nhiều giải pháp khác nhau, hình thành nên hệ thống CSHT đồng bộ, đội ngũ NNL đáp ứng yêu cầu, hệ thống SPDL chất lượng cao... Trong hệ thống các giải pháp được sử dụng thì giải pháp tài chính từ phía Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất xuất phát từ mức độ tác động và hiệu quả của nó trong việc thúc đẩy PTDL bền vững. Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính này đối với PTDL bền vững có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào cơ sở kinh doanh du lịch nhằm giúp cho chủ thể này được hưởng và tiếp cận được các ưu đãi về vốn từ nhà nước. Vốn ở đây được hiểu là hỗ trợ kinh phí từ NSNN, các ưu đãi về thuế, vốn ưu đãi từ tín dụng Nhà nước... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh du lịch tăng năng lực tài chính, để từ đó PTDL theo định hướng PTBV mà Nhà nước đặt ra.

- Tác động trực tiếp: các giải pháp tài chính khi sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của cơ sở kinh doanh du lịch: miễn, giảm thuế, hoãn nộp thuế; cho vay với lãi suất ưu đãi...

- Tác động gián tiếp: tác động của các giải pháp tài chính không trực tiếp tới các cơ sở kinh doanh du lịch mà tác động vào các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở thúc đẩy cho hoạt động du lịch PTBV như: tác động vào việc phát triển CSHT du lịch; tác động vào NNL du lịch; tác động vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; tác động vào việc phát triển SPDL…

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra quan điểm về giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững như sau: ‘‘Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững là tổng thể các cách thức, biện pháp mà Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính một cách hợp lý và đồng bộ nhằm tác động vào các yếu tố để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy PTDL bền vững trong một thời gian nhất định”. Các thành tố của giải pháp tài chính PTDL bền vững phải hội đủ các thành phần sau đây: (i) Chủ thể quản lý sử dụng giải pháp tài chính phải là Nhà nước vì Nhà nước mới có đủ thẩm quyền, có đủ nguồn lực (nhân lực bộ máy và tài chính). (ii) Mục tiêu của việc sử dụng giải pháp tài chính là nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Mục tiêu PTDL bền vững là có tính pháp lý (nằm trong các chiến lược phát triển KTXH được Thủ tướng chính phủ phê duyệt; nằm trong các Nghị quyết của Đảng và phù hợp với thực tế phát triển ngành du lịch tại địa phương). (iii) Cách thức sử dụng các công cụ tài chính bao gồm: chi NSNN: thuế; tín dụng Nhà nước…


Có nhiều giải pháp tài chính của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình PTDL bền vững như: Chi NSNN, thuế, tín dụng Nhà nước, bảo hiểm, tỷ giá… tuy nhiên, đối với mục tiêu PTDL bền vững của địa phương, tác giả nhận thấy rằng các giải pháp chi NSNN; thuế và tín dụng Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với PTDL bền vững xuất phát từ phạm vi và mức độ tác động của nó đến các yếu tố thúc đẩy PTDL bền vững. Các giải pháp khác như bảo hiểm, tỷ giá… cũng đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên nó chỉ tác động đến một số khía cạnh nhất định trong các yếu tố thúc đẩy PTDL bền vững.

1.2.1.2. Vai trò của giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững

Giải pháp tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng, khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động ngày càng hiệu quả. Vai trò của giải pháp tài chính đối với PTDL bền vững được thể hiện ở các khía cạnh như sau:

- Vai trò định hướng quá trình PTDL bền vững: Để đạt được mục tiêu PTDL bền vững thì Nhà nước phải sử dụng một cách hợp lý, đồng bộ các giải pháp tài chính khác nhau như: chi NSNN; thuế; tín dụng Nhà nước… sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở kinh doanh du lịch. Quá trình phân bổ vốn đầu tư thông qua giải pháp tài chính sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn đầu tư của các cơ sở kinh doanh du lịch, từ đó giúp các cơ sở kinh doanh du lịch làm ăn hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy PTDL bền vững theo đúng định hướng của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

- Vai trò tạo lập nguồn tài chính cho quá trình PTDL bền vững: Để thực hiện được các mục tiêu PTDL bền vững đòi hỏi phải có một nguồn vốn đầu tư lớn và trong thời gian dài. Vai trò tạo lập nguồn tài chính cho quá trình PTDL bền vững được thể hiện thông qua tác động của tài chính đến các yếu tố CSHT; hỗ trợ nâng cao chất lượng NNL; hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; phát triển SPDL… nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, từ đó góp phần thu NSNN ngày càng tăng lên.

- Vai trò nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch: Các giải pháp tài chính không những hỗ trợ nguồn lực tài chính cho mục tiêu PTDL bền vững, mà nó còn có vai trò thúc đẩy các cơ sở kinh doanh du lịch nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với các công cụ của giải pháp tài chính như chi NSNN, thuế; tín dụng Nhà nước… được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp các cơ

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 6


sở kinh doanh du lịch phân bổ vốn một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh của mình.

1.2.2. Nội dung các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

1.2.2.1. Cơ chế tác động của giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Trong hoạt động PTDL bền vững, để hỗ trợ các CSKDDL phát triển ổn định, hiệu quả, tăng trưởng, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, các giải pháp tài chính đưa ra tập trung vào 3 giải pháp tài chính cơ bản có tác động và ảnh hưởng đến các CSKDDL là: chi NSNN, thuế, tín dụng Nhà nước, từ đó thúc đẩy PTDL bền vững. Mục tiêu của các giải pháp là nhằm thúc đẩy PTDL bền vững, trong đó chú trọng vào việc phát triển SPDL nhằm tạo bước đột phá về tăng trưởng và thu hút ngày càng nhiều khách đến tham quan du lịch. Mỗi giải pháp tài chính tác động đến quá trình phân phối và ảnh hưởng đến các quá trình PTDL theo những phương thức và cách thức khác nhau. Trong một chừng mực nhất định, việc sử dụng giải pháp tài chính này có thể có những tác động đến giải pháp tài chính khác theo cả hai hướng tích cực và hoặc kìm hãm. Vì vậy, cần sử dụng đồng bộ các giải pháp tài chính nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng các giải pháp tài chính.

Xét về mặt xã hội, các giải pháp tài chính được thực thi sẽ góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo đói cho người dân địa phương. Về môi trường, giải pháp tài chính hỗ trợ cho PTDL gắn liền với PTBV sẽ bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của tài nguyên du lịch trong tương lai.

Các giải pháp tài chính này khi được xây dựng đều phải dựa trên những cơ sở nhất định. Đó là hệ thống chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước, chính sách của Trung ương về PTDL trong từng thời kỳ; các chính sách này khi đưa ra cần phải đảm bảo tính khoa học và đồng bộ nhằm hạn chế tối đa sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các chính sách khi thực hiện. Như vậy, các giải pháp mà luận án đề cập đến ở đây chính là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương pháp hành động của Nhà nước, tác động trực tiếp và gián tiếp lên hoạt động kinh doanh du lịch thông qua các yếu tố chủ yếu như CSHT, NNL, tuyên truyền, xúc tiến quảng bá và SPDL tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch PTBV.


a. Chi Ngân sách Nhà nước

Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Đây là quá trình phân phối lại các nguồn lực tài chính đã được tập trung vào quỹ NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì vậy, chi NSNN không chỉ dừng lại ở việc định hướng mà còn phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động, công việc cụ thể thuộc chức năng của nhà nước.

Chi NSNN có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: theo nội dung kinh tế (chi hoạt động - chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi cho vay và tham gia góp vốn của Chính phủ); theo đối tượng - hạng mục chi tiêu; theo tổ chức hành chính; chi chương trình… Cách phân loại chi NSNN cho du lịch rõ nhất là phân loại căn cứ vào yếu tố thời gian và phương thức quản lý NSNN, nội dung chi NSNN được chia thành các nhóm: nhóm chi thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của NSNN; nhóm chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi làm tăng cơ sở vật chất của đất nước, góp phần tăng trưởng kinh tế; nhóm chi trả nợ và viện trợ; chi dự trữ [15].

Mục đích của giải pháp chi NSNN: là Nhà nước sử dụng nguồn thu của ngân sách vào các khoản chi tiêu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của Nhà nước, như: sản lượng, việc làm và tăng trưởng kinh tế. Thông qua việc quyết định quy mô và cơ cấu chi tiêu, chi NSNN ảnh hưởng trực tiếp đến phân bổ nguồn lực tài chính cho những mục tiêu KT - XH cụ thể mà Nhà nước theo đuổi.

Trong quá trình hội nhập và phát triển các doanh nghiệp du lịch ở các địa phương gặp rất nhiều khó khăn do vốn ít, CSHT cũ kỹ, SPDL đang còn nghèo nàn… vì vậy, chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những nền tảng, điều kiện thuận lợi và cơ sở để hỗ trợ cho các CSKDDL hoạt động và phát triển. Mặt khác, khi có nền tảng này rồi thì nó cũng là điều kiện quan trọng để nhà đầu tư bên ngoài bỏ vốn vào đầu tư PTDL bền vững.

Với phạm vi và quy mô lớn, chi NSNN có tác động mạnh mẽ đến mục tiêu phát triển của mọi ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế, bao gồm cả mục tiêu PTDL bền vững. Thực tiễn cho thấy, du lịch là lĩnh vực mới, xuất phát điểm của ngành tương đối thấp, yêu cầu đầu tư hệ thống CSHT hiện đại đòi hỏi lượng vốn tương đối nhiều; thêm vào đó hệ thống CSHT chưa đồng bộ, chất lượng NNL đang còn hạn chế; SPDL chưa thực sự đa dạng và có chất lượng cao… Vì vậy, chi NSNN có vai trò


quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở cho CSKDDL phát triển. Xét dưới góc độ tác động chi NSNN đến PTDL bền vững thì chi NSNN được thể hiện chủ yếu thông qua các khoản chi: Chi NSNN cho CSHT du lịch; Chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch; Chi NSNN cho tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; Chi NSNN cho phát triển SPDL. Các khoản chi này nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở cho việc hình thành các SPDL đặc thù của địa phương, từ đó tác động gián tiếp đến PTDL bền vững ở các địa phương.

Cơ chế tác động: Chi NSNN có tác động gián tiếp đến PTDL bền vững thông qua các khoản đầu tư cho CSHT du lịch; đào tạo NNL du lịch; hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và SPDL. Mọi hoạt động của CSKDDL chủ yếu diễn ra trên địa bàn nơi có SPDL, vì vậy CSHT, NNL du lịch trên địa bàn, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch là các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho CSKDDL phát triển, giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. CSHT du lịch không chỉ tác động gián tiếp mang lại lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp, mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, cho chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Mặt khác, chi NSNN cho các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững không những vừa tạo nguồn vốn thực hiện, vừa định hướng và lôi kéo sự tham gia đầu tư của toàn xã hội cho mục tiêu PTDL bền vững của địa phương.

Cơ chế kiểm tra, kiểm soát: (i) Cơ chế quản lý chi đầu tư đảm bảo các hành lang pháp lý là phải có kế hoạch và được phê duyệt, phải có dự án đầu tư được phê duyệt, kiểm soát thanh toán qua KBNN. (ii) Cơ chế quản lý chi thường xuyên: phải theo quy trình của luật NSNN: lập; chấp hành, quyết toán ngân sách.

Tuy NSNN có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ CSKDDL phát triển, song với tình hình hiện nay, khi NSNN còn hạn chế thì việc đa dạng hoá và xã hội hoá các nguồn vốn huy động, đa dang hoá các hình thức đầu tư du lịch là rất cần thiết, góp phần giảm gánh nặng từ NSNN và đẩy nhanh tốc độ đầu tư.

b. Thuế

Thuế là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô các hoạt động KTXH. Đồng thời, thuế có tác động sâu rộng đến mọi hoạt động KTXH theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Sử dụng công cụ thuế cần phải phát huy được những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của thuế đối với


các hoạt động KTXH trong từng thời kỳ, nhằm góp phần điều chỉnh vĩ mô các hoạt động KTXH theo mục tiêu của Nhà nước đã định trong từng thời kỳ. Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ cho lợi ích công cộng [15].

Trong nền kinh tế thị trường, thuế được Nhà nước sử dụng như là công cụ để định hướng tiêu dùng và sản xuất, định hướng các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hiệu quả. Mặt khác, thuế còn là công cụ giữ vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chính sách thuế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy PTDL bền vững bởi vì:

Thứ nhất, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, thông qua nguồn thu từ thuế, Nhà nước sẽ có thêm vốn đầu tư để hỗ trợ cho các địa phương, các lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn trong đó có du lịch, hỗ trợ xây dựng CSHT du lịch đồng bộ, hiện đại; hỗ trợ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch; hỗ trợ hoạt động quảng bá, xúc tiếp du lịch; hỗ trợ phát triển làng nghề du lịch nhằm phát triển SPDL mới, nâng cao tính cạnh tranh du lịch của địa phương.

Thứ hai, với tư cách là một công cụ tái phân phối thu nhập, chính sách thuế của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư và hành vi tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. Tùy thuộc vào thực trạng KTXH trong từng thời kỳ, Nhà nước sẽ chủ động điều chỉnh chính sách thuế để kích thích hay hạn chế sự phát triển của một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó theo chủ trương của Nhà nước. Đối với lĩnh vực du lịch, thông qua những ưu đãi về thuế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển CSHT du lịch, phát triển NNL, đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch hay đầu tư phát triển SPDL.

Cách thức thực hiện chính sách ưu đãi về thuế:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó phát triển, Chính phủ có thể tiến hành các biện pháp ưu đãi về thuế để khuyến khích PTDL bền vững thông qua các hình thức như:

- Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế: Mỗi một luật thuế đều xác định rõ về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế. Để khuyến khích phát triển một


ngành nghề, lĩnh vực nào đó thì trong mỗi sắc thuế sẽ xác định rõ những đối tượng nào không phải chịu thuế. Đối với lĩnh vực du lịch việc xác định các trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế sẽ giảm bớt gánh nặng thuế đối với cơ sở kinh doanh du lịch, tác động trực tiếp đến tình hình tài chính nhằm tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh du lịch có thêm cơ hội để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và SPDL mới.

- Thuế suất ưu đãi: Thuế suất ưu đãi là mức thuế suất thấp hơn so với mức thuế suất thông thường và thường được áp dụng đối với các ngành nghề hoặc các khu vực nằm trong danh mục được lựa chọn ưu đãi của Nhà nước. Việc áp dụng thuế suất ưu đãi có sự phân biệt giữa các lĩnh vực và ngành nghề sẽ có tác động khuyến khích phát triển hoặc hạn chế sự phát triển của những ngành nghề, lĩnh vực được Nhà nước định hướng. Khi áp dụng mức thuế suất thấp sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh du lịch có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo NNL du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và phát triển SPDL của mình.

- Thông qua chế độ miễn giảm thuế: Miễn, giảm thuế thực chất là hình thức ưu đãi cho cơ sở kinh doanh du lịch giữ lại toàn bộ hay một phần nghĩa vụ thuế mà lẽ ra phải nộp vào NSNN. Thông qua chế độ miễn, giảm thuế được coi là một hình thức cấp phát vốn trực tiếp của Nhà nước để hỗ trợ cho những dự án đầu tư ở một số ngành nghề trong thời gian đầu tư ban đầu.

Như vậy, thông qua các quy định ưu đãi thuế có tác dụng khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch đầu tư vào những lĩnh vực, những vùng, những dự án, đề án ưu đãi của Nhà nước, để từ đó thúc đẩy du lịch PTBV giải quyết hài hòa mối quan hệ ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường du lịch.

Cơ chế tác động:

- Tác động trực tiếp của thuế: là sự tác động làm tăng hoặc giảm trực tiếp thu nhập của các CSKDDL cũng như có những tác động mạnh mẽ đến cung cầu du lịch. Thông qua sử dụng hệ thống thuế, Nhà nước tác động đến việc phân bổ các nguồn lực trong xã hội cho PTDL bền vững. Thuế TNDN, thuế TNCN… ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản thu nhập của các CSKDDL. Thuế này quá cao làm giảm động lực thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp du lịch vào SPDL của mình. Thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… đánh vào đối tượng tiêu dùng SPDL, SPDL với mức thấp góp phần tăng kích cầu du lịch, từ đó khuyến khích đầu tư phát triển


SPDL. Như vậy, việc đánh thuế đúng đắn và miễn giảm thuế hợp lý góp phần tăng mức độ khuyến khích đối với PTDL bền vững trên cơ sở nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ tạo ra nguồn tích luỹ cho NSNN bên cạnh việc bù đắp các chi phí đầu tư cho lĩnh vực này.

- Tác động gián tiếp: Tác động gián tiếp đến chi NSNN, khi nguồn thu từ thuế tăng, sẽ tạo điều kiện tăng chi NSNN, do đó sẽ có điều kiện gia tăng các khoản chi NSNN cho các yếu tố thúc đẩy PTDL bền vững như: chi CSHT, chi đào tạo NNL du lịch; chi cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; chi cho SPDL… Mặc dù nguồn thu từ thuế sẽ làm giảm nguồn lực tài chính từ các cơ sở kinh doanh du lịch, nhưng gián tiếp để Nhà nước cung cấp các dịch vụ công, có thêm nguồn vốn để đầu tư CSHT du lịch, tạo đà cho du lịch PTBV. Hơn nữa, thông qua thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, thuế sẽ giúp Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch theo định hướng PTBV của Nhà nước đề ra.

c. Tín dụng Nhà nước

Tín dụng có nhiều loại hình, dựa vào việc xác định trách nhiệm của chủ thể tham gia tín dụng có các hình thức như: tín dụng Nhà nước, tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Tín dụng Nhà nước là quan hệ vay và cho vay giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội do nhà nước thực hiện khi thực hiện các chức năng của mình [41].

Nhà nước đóng vai trò là người đi vay trong việc phát hành trái phiếu, ký kết hiệp định vay nợ và nhận nợ… và cho vay đối với các ngành, doanh nhiệp, cá nhân và thường là cho vay ưu đãi nhằm mục đích hỗ trợ các ngành, doanh nghiệp, cá nhân trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội. Hoạt động tín dụng Nhà nước cơ bản được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng đầu tư phát triển dựa trên các mục tiêu, đối tượng trong từng thời kỳ nhất định. TDNN đối với lĩnh vực du lịch bao gồm các hình thức sau:

- Cho vay đầu tư: là hình thức tín dụng đầu tư Nhà nước truyền thống, ở đó nguồn vốn TDNN trực tiếp tham gia vào hoạt động đầu tư cho du lịch như cho vay xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Ưu điểm của hình thức tín dụng này là có thể thực hiện quản lý, giám sát vốn chặt chẽ ở các khâu trước và trong khi cho vay. Tuy nhiên, để thực hiện cho vay đầu tư đòi hỏi phải có sẵn nguồn vốn theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023