Đánh Giá Chung Về Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Đề


Phạm Thị Thu Hà (2018), Luận án tiến sĩ kinh tế“Sử dụng công cụ tài chính vĩ mô phát triển du lịch Việt Nam” [40]. Về mặt lý thuyết: Công trình đã xây dựng được cơ sở lý thuyết về việc sử dụng các công cụ tài chính vĩ mô đến PTDL như: thuế, chi NSNN và tín dụng nhà nước. Về mặt thực tiễn: công trình đã phân tích được thực trạng sử dụng các công cụ tài chính vĩ mô đến PTDL của cả nước Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016. Trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình đã đề xuất được những giải pháp căn bản có tính đồng bộ, khả thi nhằm hoàn thiện sử dụng các công cụ tài chính vĩ mô nhằm PTDL Việt Nam như: (i) Đối với công cụ chi NSNN, cần tập trung vào các vấn đề: Xác định mức tăng chi hợp lý cho các lĩnh vực then chốt của ngành du lịch để tháo gỡ các điểm nghẽn trước khi bứt phá để phát triển, bao gồm: chi NSNN cho hạ tầng du lịch, phát triển NNL du lịch và xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường tính kiểm tra, giám sát các khoản chi NSNN đảm bảo các khoản chi NSNN được tập trung, có trọng điểm và mang lại hiệu quả cao. (ii) Đối với công cụ thuế: cần sửa đổi những điểm bất hợp lý trong các chính sách thuế gây trở ngại đến hoạt động kinh doanh du lịch; hoàn thiện và bổ sung một số nội dung trong chính sách ưu đãi thuế để thúc đẩy PTDL; cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản và nâng cao hiệu quả thực thi. (iii) Đối với công cụ tín dụng nhà nước: qua kênh tín dụng đầu tư phát triển cần đưa một số dự án du lịch vào diện khuyến khích đầu tư đặc biệt; tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài cho các CTPTDL. Công trình đã đưa ra được hệ thống giải pháp sử dụng công cụ tài chính vĩ mô rất có ý nghĩa, tuy nhiên các giải pháp này được áp dụng đối với phạm vi cả một quốc gia chứ không phải cho phạm vi một địa phương cụ thể.

Định Thị Hải Hậu (2014), Luận án tiến sĩ kinh tế“Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [44]. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ một số nội dung lý luận cơ bản liên quan đến huy động vốn đầu tư cho phát triển NNL du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như: khái niệm du lịch; NNL du lịch; đặc điểm, kênh huy động vốn, chỉ tiêu đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển NNL du lịch của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển NNL du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2013, nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn đầu tư


cho phát triển NNL du lịch Việt Nam. Các giải pháp mà công trình đưa ra chỉ có ý nghĩa đối với NNL trên phạm vi của một quốc gia mà không phải cho phạm vi địa phương. Mặt khác, giải pháp huy động vốn chưa đề cập đến các yếu tố khác của du lịch như: CSHT, quảng bá xúc tiến du lịch, SPDL…

Chu Văn Yêm (2004), Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” [127]. Công trình đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận cơ bản về khái niệm, vai trò của tài chính đối với PTDL. Phân tích tác động tích cực và hạn chế của việc sử dụng các giải pháp tài chính như: chính sách thu chi NSNN, chính sách tiền tệ, tín dụng và bảo hiểm đối với PTDL Việt Nam giai đoạn 1996 - 2002. Trên cơ sở thực trạng, công trình đã đề xuất định hướng, giải pháp tài chính quan trọng như: tăng cường đầu tư NSNN cho du lịch, giải pháp về tín dụng, bảo hiểm… nhằm PTDL Việt Nam đến năm 2010. Công trình đã đưa ra được các giải pháp tài chính có ý nghĩa đối với PTDL Việt Nam, tuy nhiên, các giải này chỉ phù hợp trong phạm vi quốc gia Việt Nam chứ không phải cho phạm vi một địa phương cụ thể.

2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề

tài luận án

Qua hệ thống các công trình nghiên cứu về PTDL bền vững cho thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tại tỉnh Thanh Hóa, do vậy tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu. NCS nhận thấy có một số vấn đề dưới đây chưa hoặc ít được đề cập đến và có thể trở thành nội dung cho mình tiếp tục tìm hiểu, làm rõ:

Về mặt lý luận: Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về PTDL bền vững, các nguyên tắc PTDL bền vững, các nhân tố tác động đến PTDL bền vững, mô hình nghiên cứu về PTDL bền vững. Cũng có một số đề tài nghiên cứu về giải pháp tài chính trong lĩnh vực PTDL nhưng các giải pháp tài chính mới hướng đến PTDL mà chưa có đề tài nào liên quan đến PTDL bền vững. Mặt khác, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách trực tiếp, toàn diện về giải pháp tài chính cho PTDL được xem xét từ phạm vi của một địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Về kinh nghiệm các nước: Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài nêu trên

đã đề cập đến vai trò của Nhà nước trong việc phát triển SPDL hay việc sử dụng các

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 3


giải pháp chi NSNN, thuế nhằm thúc đẩy PTDL. Các nghiên cứu này giúp cho NCS có được những kinh nghiệm quý báu để vận dụng phù hợp với thực tiễn du lịch tại địa phương mà tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến giải pháp chi NSNN hoặc thuế mà chưa có công trình nào đề cập đến giải pháp tín dụng Nhà nước.

Về mặt thực tiễn: Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, nhưng các công trình này có đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cũng như cách thức tiếp cận các giải pháp khác với giải pháp của đề tài mà NCS đã lựa chọn. Tính đến thời điểm thực hiện luận án chưa có một đề tài nào nghiên cứu về giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hoá. Đây chính là khoảng trống mà luận án có thể tiếp tục nghiên cứu.

Từ khoảng trống của công trình nghiên cứu đã có, luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu như sau:

1. Để phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo thực hiện những nội dung nào? Nhà nước đóng vai trò gì trong quá trình phát triển du lịch bền vững?

2. Các tiêu chí chủ yếu nào đánh giá phát triển du lịch bền vững? Các yếu tố nào

đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển du lịch bền vững?

3. Cần sử dụng những giải pháp tài chính nào nhằm thúc đẩy PTDL bền vững trên góc độ của địa phương? Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính đó như thế nào?

4. Thực trạng sử dụng giải pháp tài chính cho PTDL bền vững tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 được thực hiện như thế nào? Những hạn chế trong sử dụng các giải pháp tài chính là gì?

5. Cần làm gì để hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới?

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu luận án là đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài

đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:


Thứ nhất, hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, PTDL bền vững và giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Tổng kết kinh nghiệm về sử dụng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững của một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020, cụ thể là đánh giá việc sử dụng các giải pháp chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan, hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Vấn đề sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững khá đa dạng, phức tạp với nhiều nguồn hỗ trợ, cách thức khác nhau. Do vậy, NCS chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính có tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất, đó là giải pháp tài chính từ phía Nhà nước cho hoạt động du lịch. Các chủ thể khác tuy có hỗ trợ nhưng sự hỗ trợ này không nhiều, không tác động lớn đến PTDL bền vững nên luận án không đề cập đến. Và vì PTDL bền vững cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan bên ngoài và yếu tố chủ quan bên trong có ý nghĩa định hướng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy PTDL bền vững của địa phương như (CSHT, NNL, hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, SPDL…). Do vậy, luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước là chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững, gồm: (i) Giải pháp tài chính đối với CSHT du lịch; (ii) Giải pháp tài chính đối với đào tạo NNL du lịch; (iii) Giải pháp tài chính đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; (iv) Giải pháp tài chính đối với SPDL.

Phạm vi không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa, thực trạng các giải pháp tài chính từ Nhà nước đối với các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở cho PTDL bền vững được nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2020 và các


mục tiêu, quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa áp dụng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học được sử dụng nghiên cứu luận án là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như thống kê, so sánh phân tích, phương pháp qui nạp, diễn dịch, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan đến đề tài của luận án để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thống kê: phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: Tổng cục thống kê Việt Nam, Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá... Ngoài ra, số liệu còn được thu thập trên các phương tiện thông tin đại chúng như các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, internet... Các nguồn số liệu này được dùng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính đối với PTDL bền vững và dùng để phân tích, đánh giá thực trạng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa.

- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để so sánh số liệu du lịch ở thời kỳ sau so với thời kỳ trước, các giải pháp tài chính thúc đẩy PTDL bền vững ở tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng thời gian qua, NCS đã nghiên cứu, so sánh, đối chiếu qua từng năm, từng giai đoạn phát triển.

- Phương pháp phân tích tài liệu: Các tài liệu có liên quan đến luận án đã được tác giả thu thập, nghiên cứu, tham khảo và từ đó kế thừa các thành quả; đồng thời bổ sung các khoảng trống trong nghiên cứu các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tại tỉnh Thanh Hóa.

- Phương pháp qui nạp, diễn dịch: dựa trên những số liệu thực tế thu thập được, tác giả tiến hành phân tích thực trạng sử dụng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa theo một số tiêu chí cơ bản, đồng thời phân tích tác động của các giải pháp tài chính tới PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa để rút ra nhận xét về kết quả thực hiện. Bên cạnh đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại. Trên cơ sở những kết luận được rút ra từ phương pháp qui nạp, tác giả đề xuất các


giải pháp tài chính phù hợp nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa. Các giải pháp tài chính đưa ra lại được sử dụng phương pháp diễn dịch để phân tích, diễn giải.

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát, điều tra về thực trạng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hoá. Theo Yamane Taro (1967), trong trường hợp không biết quy mô tổng thể, chúng ta sẽ sử dụng công thức sau để xác định mẫu nghiên cứu:

݊ = ݖݔ ݌ݔሺ1 − ݌ሻ

݁

(Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định; z: giá trị tra bảng phân phối z dựa vào độ tin cậy thường được sử dụng là 95% tương ứng với z=1,96; p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công, thường chọn p = 0,5 để tích số p(1-p) là lớn nhất; e: sai số cho phép, mức phổ biến là +0,05).

Như vậy, đối tượng khảo sát ở đây là doanh nghiệp du lịch, nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch và các làng nghề du lịch (gọi chung là cơ sở kinh doanh du lịch). Nhà đầu tư ở đây có thể ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hoặc có thể ở ngoài địa bàn tỉnh Thanh Hoá muốn đầu tư vào du lịch Thanh Hoá. Do vậy, đây là tổng thể không xác định được quy mô mẫu là bao nhiêu. Cỡ mẫu tối thiểu cần có của nghiên cứu sẽ được xác định theo công thức trên là:

݊ = 1,96ݔ 0,5ݔሺ1 − 0,5ሻ = 384,16 0,05

Tác giả chọn 438 >384,16 phiếu điều tra đến các đối tượng là chủ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, nhà đầu tư và thu về 422 phiếu điều tra đảm bảo độ tin cậy cao.

6. Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận:

Một là, luận án đã bổ sung, làm rõ các vấn đề lý luận về PTDL bền vững trên các khía cạnh: Khái niệm PTDL bền vững; vai trò; các tiêu chí đánh giá PTDL bền vững và các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững.

Hai là, luận án góp phần xây dựng, hoàn thiện khái niệm và cơ chế tác động của các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước thúc đẩy PTDL bền vững, nhấn mạnh đến giải pháp chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững như: giải pháp tài chính đối với CSHT du lịch; đào tạo NNL du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và phát triển SPDL.


Ba là, luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động tổng hợp của giải pháp tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Về mặt thực tiễn:

Một là, luận án đã tổng kết kinh nghiệm về giải pháp tài chính PTDL bền vững ở một số địa phương có những thành công trong việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững và có nét tương đồng về tài nguyên du lịch và khí hậu so với tỉnh Thanh Hóa. Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho tỉnh Thanh Hóa.

Hai là, luận án đã phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá; phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020.

Ba là, luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.

Bốn là, luận án đã đi sâu nghiên cứu đề xuất hoàn thiện giải pháp tài chính đối với 4 yếu tố chủ yếu tạo điều kiện và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có liên quan để hoàn thiện giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu cung cấp thông tin có giá trị cho việc hoạch định và thực thi các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững đối với tỉnh Thanh hóa nói riêng và các địa phương khác trong nước nói chung.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu khoa học của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu 3 chương:

Chương 1. Lý luận cơ bản và kinh nghiệm của một số địa phương về giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững.

Chương 2. Thực trạng các giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa.

Chương 3. Hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa.


Chương 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG


1.1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1.1. Du lịch và sản phẩm du lịch

Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Theo thời gian, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển của du lịch, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Theo định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [140]. Trường Đại học Tổng hợp Kinh tế thành phố Varna (Bungari) đưa ra định nghĩa "Du lịch là một hiện tượng kinh tế, xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn, chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập; đó là tổ chức các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm bảo đảm sự đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn các nhu cầu cá thể về vật chất, tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên mà không có mục đích kiếm lời" [138]. Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đưa ra khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [38, tr23].

Qua nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về du lịch từ trước đến nay, NCS cơ bản thống nhất với nội dung định nghĩa của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tuy nhiên, để có được cách tiếp cận bao quát và đầy đủ hơn về du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn của một quốc gia và địa phương, theo quan điểm của NCS: “Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch và cộng

Xem tất cả 274 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí