Thực Trạng Công Tác Phòng Chống Rửa Tiền Tại Ngân Hàng Tmcp Kiên Long





Điều 14-Luật PCRT; Việc phát hiện công nghệ mới vào việc rửa tiền {Điều 15-Luật PCRT},

+ Một số quy định còn chung chung, định tính như: Khái niệm và quy định cụ thể thế nào là ” khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao “?; Thiếu quy định định lượng một cách cụ thể thế nào là Thay đổi đột biến gửi vào rút ra nhanh theo tiết a khoản 3 Điều 22 -Luật PCRT ; giá trị

nhỏ theo tiết b khoản 3 Điều 22 -Luật PCRT.


Câu 4


Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.

+ Do đây là lãnh vực khá mới trong hoạt động quản lý và hoạt động ngân hàng.

+ Nhiều quy định áp dụng thực tiễn còn phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

+ Các NHTM mới thực hiện, đa số cán bộ ngân hàng mới tiếp cận, quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bấp cập, bỡ ngở.

+ Một số nội dung quy định khó thực hiện, tính khà thi chưa cao, một số nội dung còn chung chung, chưa cụ thể

+ Sự phối hợp của các Cơ quan, các ngành cũng chưa được thông suốt, chặt chẽ…

+ Thiếu triển khai, tập huấn cụ thể của cấp, cơ quan có thẩm quyền cho các đối tượng báo cáo.

+ Nhận thức của khách hàng về PCRT còn sơ

sài, chưa nắm rõ, …


Câu 5

Những kiến nghị gì để giúp cho công tác phòng chống rửa tiền của các TCTD nói chung và Ngân hàng Kiên Long nói riêng

đạt hiệu quả hơn trong thời gian

- Về phía cơ quan quản lý

+ Xem xét một số quy định về trách nhiệm phải thực hiện của NHTM mà khó thực hiện cần phải lược bỏ bớt để các NHTM có thễ thực hiện

được (chi tiết đã nêu ở phẩn bất cập, tồn tại)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 8




tới?

+ Làm rõ các thuật ngữ như “ Mức độ rủi ro”

+ Lượng hoá các quy định “thay đổi đột biến”, “gửi vào rút ra nhanh” , “giá trị nhỏ “

+ Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp trao đổi và cung câp thông tin giữa các cơ quan, tổ chức về PCRT

+ Tăng cường thông tin tuyên truyền, phố biến đến các đối tượng trong xã hội.

- Về phía NHTM

+ Tổ chực thực hiện tốt các công việc thuộc trách nhiệm của mình.

+ Tổ chức tập huấn, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác có liên quan cho cán bộ nhân viên của mình nắm.

+ Tạo sự phối hợp cung cấp , trao đổi thông tin chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan chức năng (NHNN , Cục PCRT, Cơ quan công an)

+ Phản ánh các vướng mắt, kiến nghị về NHNN.

+ Thật sự coi việc PCRT là một trong giải pháp

hạn chế rủi ro tuân thủ.


3.6 Thảo luận kết quả điều tra, nghiên cứu

Theo kết quả thu thập được từ những cuộc phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu cho thấy đa số cán bộ nhân viên của Kienlongbank vẫn chưa nắm vững hoặc có nắm những còn rất sơ sài về quy trình nghiệp vụ về phòng chống rửa tiền. Cụ thể:

Kết quả khảo sát nhóm chức danh trực tiếp làm công tác tiếp xúc khách hàng: Trong 39 câu hỏi thì 3 câu hỏi đầu tiên sẽ hỏi về công tác đào tạo PCRT tại Kienlongbank. Kết quả cho thấy trên 50% số người được hỏi trả lời họ có ngân hàng tổ chức đào tạo những kiến thức về PCRT. Có thể nói công tác đào tạo đã được Kienlongbank thực hiện khá tốt. Đối với các câu hỏi về kiến thức nghiệp vụ (từ câu 4


đến câu 39) cho thấy phần lớn cán bộ nhân viên làm công tác tiếp xúc khách hàng vẫn chưa nắm rõ các quy định về PCRT. Cụ thể đối với câu hỏi về “ Giao dịch đáng ngờ là gì” (đây là trong những khái niệm cơ bản) thì có đến 65.38% người được hỏi trả lời sai và chỉ có 34.62% trả lời đúng. Tương tự đối với các câu hỏi về “Danh sách đen là gì?”, “Danh sách cảnh báo là gì?”, “Danh sách khách hàng lưu ý là gì?” và một số tình huống giả định được đưa ra thì các nhân viên này không nắm. Như vậy qua khảo sát nhóm chức danh giao dịch viên, kiểm soát viên, phó giám đốc phụ trách kế toán có thể thấy mặc dù Kienlongbank rất cố gắng tổ chức các khoá đào tạo (dưới nhiều hình thức đào tạo) nhằm phổ biến các kiến thức về PCRT cho đội ngũ cán bộ nhân viên nhưng đa số các nhân viên này chưa nắm rõ các quy định về PCRT. Chứng tỏ công tác đào tạo của Kienlongbank hiện tại chưa hiệu quả, mang tính đối phó với các quy định của nhà nước về việc phải đào tạo kiến thức PCRT cho các nhân viên làm công tác giao dịch tiền tệ và tài sản khác.

Kết quả phỏng vấn nhân viên chuyên trách công tác PCRT tại Kienlongbank cho thấy được phần nào những bất cập trong việc hiện thực hoá những quy định vào thực tiễn cũng như những khó khăn tồn tại trong mỗi TCTD để thực hiện tốt công tác PCRT. Theo đó, Kienlongbank vẫn chưa có phần mềm chuyên về rửa tiền, bộ phận PCRT của Kienlongbank mới thành lập và thiếu tính độc lập trong quá trình hoạt động hoặc những vấn đề về ý thức trong công tác PCRT. Với những kết quả thu được từ cuộc phỏng vấn, bên cạnh những kết mà Kienlongbank đã đạt được trong thời gian qua thì cũng có rất nhiều điều cần phải khắc phục.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực PCRT và cũng là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động rửa tiền. Kết quả phỏng vấn cho thấy những kết quả đã đạt được từ khi Nghị định 74, Luật PCRT và các văn bản liên quan có hiệu lực. Nhưng bên cạnh đó, cũng đã chỉ rõ những điểm bất cập trong việc thi hành các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể như các quy định rất định tính, chung chung như việc thay đổi nhanh trong số dư giao dịch, tiền gửi vào và rút ra nhanh, số dư giao dịch lớn nhưng số dư cuối ngày bằng không hoặc việc xác định nguồn gốc của tiền…Quá trình phỏng vấn giúp tác giả có thêm những nhận thức rộng hơn, sâu hơn về các quy định đang được áp dụng, từ đó có những đề xuất sát với thực tế hơn, mang tính khả thi hơn cho Kienlongbank.


Kết luận chương 3

Chương này làm rõ hơn nữa các phương pháp, kỹ thuật dùng để phân tích và xử lý số liệu trong quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra, nội dung chương cũng đã trình bày kết quả nghiên cứu của quá trình phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia qua đó cung cấp dữ liệu cho việc phân tích thực trạng ở chương 4 và là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong chương 5.


CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

Nội dung chương này gồm các phần chính:

- Tổng quan cơ sở pháp lý cho hoạt động rửa tiền tại ngân hàng TMCP Kiên Long

- Thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền tại ngân hàng TMCP Kiên Long

- Đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền tại ngân hàng TMCP Kiên Long

4.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kiên Long

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên Long.

Ngân hàng TMCP Kiên Long tên quốc tế là Kienlong Commercial Joint Stock Bank viết tắt 1

Ngân hàng TMCP Kiên Long, tên quốc tế là Kienlong Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là Kienlongbank (tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Kiên Long) đi vào hoạt động từ ngày 27/10/1995 tại Kiên Giang, được thành lập theo

giấy phép hoạt động số 0056/NH-GP ngày 18/09/1995 do NHNN Việt Nam cấp.

Qua hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng. Từ một ngân hàng hoạt động tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long với số vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đã lên 3.000 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2016, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã có mạng lưới hoạt động tại các vùng trọng điểm trong cả nước với 117 điểm giao dịch, trong đó gồm 28 chi nhánh và 89 phòng Giao dịch, có mặt tại 26 tỉnh thành.8

Giai đoạn 2012 - 2016, Kienlongbank triển khai chuẩn hóa lại bộ nhận diện thương hiệu, thông qua việc chuẩn hóa các kênh thông tin quảng bá cho khách hàng, quy chuẩn các tài liệu vật phẩm quảng bá, quy chuẩn về hệ thống nội ngoại thất và không gian giao dịch. Kienlongbank định hướng xây dựng một đội ngũ CB, NV chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết, có chuyên môn, kinh nghiệm để đưa Kienlongbank trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam trong tương lai. Tính đến tháng 31/12/2016, tổng số nhân sự của Kienlongbank là


8 https://kienlongbank.com/gioi-thieu/gioi-thieu-chung/gioi-thieu-chung


3.842 người, trong đó nhân sự chính thức là 2.287 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên là 1.555 người.

4.1.2 Thành tích và giải thưởng lớn.

Ngân hàng Kiên Long được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng các giải thưởng cao quý như: Huân chương lao động hạng ba (năm 2007), Bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng (2006 -2008); Bằng khen của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005 – 2008); Cúp vàng 100 thương hiệu Việt hội nhập WTO; Cúp vàng WTO thương hiệu Việt do khách hàng bình chọn; Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2013…

4.1.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2015.

Trong thời gian vừa qua tình hình kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi nhưng chưa tích cực, theo đó tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa như kỳ vọng, hàng tồn kho còn cao và tổng cầu của nền kinh tế còn thấp…Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Kienlongbank cùng sự đồng hành của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đã không những khắc phục được những khó khăn mà còn đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề cho Kienlongbank thực hiện thành công những mục tiêu đề ra trong thời gian tới. Sau đây là một số kết quả cụ thể:

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu tài chính từ năm 2010 - 2015


ĐVT: tỷ đồng

Năm


Chỉ tiêu


2010


2011


2012


2013


2014


2015

Tăng trưởng bình quân hàng năm (%)

Tổng tài sản

12.628

17.849

18.581

21.372

23.104

25.322

9,14

Vốn điều lệ

3.000

3.000

3.000

3.000

3.000

3.000

-

Dư nợ cho vay

7.008

8.404

9.683

12.129

13.526

16.218

17,86

Vốn huy động

9.217

14.050

14.751

17.510

19.353

21.254

10,90

Lợi nhuận

trước thuế

258.5

525

468

393

234

212

-

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kiên Long)


4.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền tại ngân hàng TMCP Kiên Long.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, theo đó là các quy định của Ngân hàng TMCP Kiên Long về PCRT đã từng bước hình thành, cụ thể như sau:

- Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam chưa quy định tội rửa tiền, nhưng đã cónhững tội danh điều chỉnh một trong các hành vi rửa tiền. Việt Nam đã hình sự hoá hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật Hình sự vào năm 2009.

- Bộ công an Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày

30/11/2011 hướng dẫn áp dụng quy định của Bô luật Hình sự về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền và thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 05/05/2012

hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố và tội tài trợ khủng bố.

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 - là văn bản đầu tiên quy định toàn diện về phòng, chống rửa tiền.

- Ngày 17/1/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư số 22/2009/TT-NHNN hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền áp dụng đối với các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng.

- Ngày 18/06/2012, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13. Ngày 18/04/2013, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg quy định mức giá trị của có giá trị lớn phải báo cáo.

- Nghị định số 116/2013/NĐ-CP (Nghị định 116) ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

- Thông tư số 35/2013/TT-NHNN (Thông tư 35) ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.Thông tư này quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; nội dung, hình thức các báo cáo: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng


bố; mức giá trị của kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan.

- Tại Ngân hàng TMCP Kiên Long từ khi Luật phòng, chống rửa tiền có lực Kienlongbank đã chủ động soạn thảo Quyết định số 1543/QĐ – NHKL ngày 09/07/2013 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc ban hành “ Quy định phòng, chống rửa tiền”.

- Ngày 28/08/2014 Kienlongbank ban hành Quyết định số 4287/QĐ – NHKL của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc ban hành “ Quy định phòng, chống rửa tiền” quyết định này thay thế quyết định 1543/QĐ – NHKL và có hiệu lực kể từ ngày ký.

- Năm 2014 để phù hợp với Thông tư số 31/2014/TT-NHNN (Thông tư 31) ngày 11/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, trong đó quy định mức giá trị phải báo cáo đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước và quốc tế…

Theo đó, Kienlongbank đã ban hành Quyết định 5525/QĐ-NHKL về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 4287/QĐ – NHKL ngày 28/08/2014 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc Quy định phòng, chống rửa tiền.

4.3 Thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền tại ngân hàng TMCP Kiên Long.

Trong nghiên cứu, thực trạng công tác PCRT được tác giả chia thành hai khoảng thời gian, đó là trước khi có các quy định về PCRT và sau khi các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng.

4.3.1 Giai đoạn trước khi có các văn bản về PCRT

Trên Thế giới công tác PCRT đã được Ngân hàng các nước quan tâm từ lâu. Tại Việt Nam trước khi có Nghị định 74 và Luật Phòng chống rửa tiền thi công tác này thường bị bỏ ngõ.

Ngân hàng TMCP Kiên Long, tiền thân Ngân hàng nông thôn mới chuyển đổi mô hình hoạt động sang Ngân hàng đô thị cũng không nằm ngoài thực trạng đó.

Trao đổi với nhân viên chuyên trách bộ phận PCRT có thể thấy trước khi có các quy định của NHNN về PCRT thì công tác này không được chú ý đến nhiều. Cụ thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023