Số Dân Người Raglai Ở Các Xã Của Huyện Bác Ái, Năm 2017‌


Hệ thống sông, suối ở huyện Bác Ái khá nhiều và khả năng khai thác vào phát triển sản xuất và đời sống có nhiều thuận lợi. Hiện nay những nhánh sông chạy qua địa bàn huyện đã và đang được đầu tư xây dựng các hồ thuỷ lợi lớn, có khả năng cung cấp nước để mở rộng diện tích canh tác như hồ sông Sắt, hồ Trà Co, hồ Phước Nhơn, hồ Cho Mo, hồ Thành Sơn, hồ Ô Căm... Bên cạnh đó cũng đang triển khai dự án công trình thuỷ lợi đập Tân Mỹ thuộc các xã Phước Thắng, Phước Tiến...

* Đất

Theo kết quả chương trình điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000-1/100.000 các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ 1/50.000) do phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền Nam thực hiện năm 2004 toàn huyện Bác Ái có 6 nhóm đất với 10 đơn vị đất (không kể nhóm đất khác gồm: đất ở, đất chuyên dùng, sông suối,.. ):

Nhóm đất phù sa: diện tích 1.565 ha, chiếm 1,52% diện tích toàn huyện. Phân bố dọc theo các chiền sông, suối lớn chủ yếu là hệ thống sông Cái trên địa hình cao khá bằng phẳng.

Nhóm đất xám và bạc màu: diện tích 1.149,0 ha, chiếm 1,12% diện tích toàn huyện. Được phân thành 02 loại, gồm đất xám có tầng loang lổ: diện tích 783,0 ha, chiếm 0,76% diện tích tự nhiên toàn huyện Bác Ái; đất xám glây: diện tích 366,0 ha, chiếm 0,36% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: diện tích 24.176,0 ha, chiếm 23,53% diện tích toàn huyện. Được phân thành 02 loại gồm đất đỏ vùng bán khô hạn diện tích 516,0 ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất xám nâu vùng bán khô hạn:diện tích 23.660,0 ha, chiếm 23,03% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 71.784,0 ha, chiếm 69,88% diện tích toàn huyện, đây là nhóm đất có diện tích lớn hơn cả và phân thành 02 loại gồm đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: diện tích 3.687,0 ha, chiếm 3,39% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít: diện tích 68.297,0 ha, chiếm 66,48% diện tích tự nhiên toàn huyện.


Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích: 2.342,0 ha, chiếm 2,28% diện tích toàn huyện.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 1.250,0 ha, chiếm 1,22% diện tích toàn huyện. Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, tập trung nhiều ở xã Phước Bình, Phước Hoà, Phước Thành.

Nhóm đất khác: diện tích 463,48 ha, chiếm 0,45% diện tích toàn huyện.

* Tài nguyên rừng

Bác Ái là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, chiếm 43,90% tổng diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2010 là 81.798,51 ha, trong đó diện tích đất có rừng tự nhiên là 63.412.67chiếm 77,65% diện tích đất lâm nghiệp. Độ che phủ của rừng chiếm gần 62,48%.

Diện tích đất có rừng tự nhiên là 63.412,67 ha, chiếm 77,52% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 61,73% tổng diện tích tự nhiên của huyện Bác Ái. Trong đó:

Rừng gỗ lá rộng có 43.537,8 ha, bao gồm: rừng thường xanh là 17.791,5 ha và rừng khộp là 25.746,3 ha.

Rừng hỗn giao là 12.042,2 ha, bao gồm: gỗ, lồ ô là 3.469,5 ha và rừng lá rộng, lá kim 8.572,7 ha.

Rừng lá kim là 6.451,47 ha và rừng lồ ô tre nứa là 1.381,2 ha.

Diện tích đất có rừng trồng là 772,80 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 0,75% tổng diện tích tự nhiên của huyện Bác Ái.

Diện tích đất trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng là 17.613,04 ha, chiếm 21,53% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 17,15% tổng diện tích tự nhiên.

Trên 62,48% diện tích có rừng, Bác Ái là huyện có độ che phủ rừng tương đối cao. Tuy nhiên, rừng của huyện Bác Ái chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (chiếm 85,25% diện tích đất lâm nghiệp), vì vậy trong tương lai cần có biện pháp bảo vệ, chăm sóc rừng hợp lý nhằm nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ vùng đầu nguồn sông Sắt và sông Cái.


* Khoáng sản

Theo báo cáo về tài nguyên khoáng sản tỉnh Ninh Thuận thì trên địa bàn huyện Bác Ái không có loại khoáng sản nào đáng kể. Hiện tại các loại tài nguyên khoáng sản đang và sẽ được khai thác chủ yếu là đất sét, đá và cát xây dựng.

Tiềm năng đá xây dựng trên địa bàn huyện khoảng 338,6 triệu m3, chiếm 11,97% tỉnh Ninh Thuận. Phân bố chủ yếu ở Phước Chính, Phước Trung, Phước Thành, Phước Đại...

Tiềm năng sét gạch ngói trên địa bàn huyện khoảng 3,2 triệu m3, chiếm 12,8% tỉnh Ninh Thuận.

Tiềm năng cát xây dựng trên địa bàn huyện khoảng 0,1 triệu m3, tập trung ở các con sông.

Tiềm năng vật liệu san lấp trên địa bàn huyện khoảng 24,2 triệu m3, chiếm 8,79% tỉnh Ninh Thuận.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội‌

Huyện Bác Ái được chia theo đơn vị hành chính gồm có 9 xã Phước Đại, Phước Bình, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Chính, Phước Trung, được chia ra 38 thôn.

Theo Niên giám thống kê huyện Bác Ái năm 2017 dân số của huyện Bác Ái là

30.053 người. Là huyện miền núi, Bác Ái cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người trong đó đông nhất người Raglai với 25.762 người (chiếm 85,72% dân số huyện Bác Ái và chiếm 35,67% người Raglai của tỉnh Ninh Thuận), còn lại là người Kinh (chiếm 12,80%), người Hoa (chiếm 0,98%) và các dân tộc thiểu số khác (Cơ – ho, Chu – ru, Tày, Nùng,… chiếm 0,52%).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện trong nhiều năm qua đã có xu hướng giảm từ 2,26% năm 2013 xuống còn 1,2% vào năm 2017. Trong khi đó, tỷ lệ tăng cơ học của huyện lại có xu hướng tăng do thu hút lao động đến khai hoang vùng kinh tế mới và mở các cơ sở dịch vụ tại trung tâm huyện. Các khu dân cư nông thôn hiện nay phần lớn phát triển theo hướng tập trung tạo thành các điểm dân cư lớn tại khu trung tâm các xã hoặc dọc theo các trục đường giao thông liên xã, liên thôn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 26 người/km2.


Bảng 2.1. Diện tích và dân số huyện Bác Ái, năm 2017‌


Số TT

Diện tích (km2)

Số dân (người)

1

Phước Bình

288,29

4.373

2

Phước Hòa

124,83

1.899

3

Phước Tân

65,35

2.683

4

Phước Tiến

76,30

4.386

5

Phước Thắng

47,74

4.229

6

Phước Thành

126,76

3.541

7

Phước Đại

113,31

4.426

8

Phước Chính

65,14

1.899

09

Phước Trung

119,49

2.617


Tổng

1027,22

30.053

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bác Ái, năm 2017)

Nhìn chung dân số Bác Ái phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã ven quốc lộ 27B (các xã Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Đại) và thưa dần ở các xã cách xa trung tâm huyện. Mật độ dân số cao nhất là xã Phước Thắng (88 người/km2), xã có mật độ dân số thưa nhất là xã Phước Hoà (15 người/km2).

Bảng 2.2. Số dân người Raglai ở các xã của huyện Bác Ái, năm 2017‌


Số TT

Số dân người Raglai (người)

1

Phước Bình

3.692

2

Phước Hòa

1.547

3

Phước Tân

2.767

4

Phước Tiến

3.420

5

Phước Thắng

4.006

6

Phước Thành

3.255

7

Phước Đại

3.219

8

Phước Chính

1.538

9

Phước Trung

2.318


Tổng cộng

25.762

(Nguồn: Ban dân tộc tỉnh Ninh Thuận, 2018)


Người Raglai phân bố không đồng đều tại các xã ở huyện Bác Ái, tập trung chủ yếu tại các xã dọc theo quốc lộ 27 B (các xã Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Đại, Phước Thành) và thưa dần ở các xã xa trung tâm huyện (xã Phước Hòa, Phước Tân, Phước Trung, Phước Chính). Ngoại lệ, có xã Phước Bình nằm cách xa trung tâm huyện Bác Ái nhưng người Raglai tập trung khá đông do có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu và đất đai.

Về lao động: số người trong độ tuổi lao động là 15.323 người (2017), chiếm 52% tổng số lao động toàn huyện, chủ yếu làm sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn lao động và chủ yếu làm việc trong các cơ quan Nhà nước.

Nhìn chung, đời sống nhân dân ở huyện Bác Ái vẫn còn nhiều khó khăn, bình quân thu nhập theo đầu người còn ở mức thấp (khoảng 10 triệu đồng/ năm), tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2016 bình quân từ 10 – 15%/ năm. Mặt bằng dân trí, chất lượng và trình độ lao động còn hạn chế, gây nhiều khó khăn cho tiến trình phát triển của huyện, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Bác Ái còn đạt ở mức độ thấp, thiếu bền vững.

Là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, huyện Bác Ái luôn nhận được sự quan tâm chú ý của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương. Đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết và các hướng dẫn được xây dựng và ban hành trên địa bàn huyện Bác Ái. Với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, đã tạo điều kiện tích cực giúp Bác Ái có những thay đổi đáng kể về kinh tế và xã hội. Hệ thống điện, đường, trường, trạm của huyện Bác Ái được chú ý đầu tư xây dựng. Hệ thống trường học được phân bố đồng đều ở các xã từ Mầm non đến bậc Trung học cơ sở. Hiện nay, ở huyện Bác Ái đã có 2 trường trung học phổ thông. Hệ thống trạm y tế được bố trí đều ở 9 xã, mạng lưới điện được phân bố rộng khắp trong toàn huyện. Đặc biệt, con đường quốc lộ 27 B hoàn thành vào cuối năm 2004, đã chấm dứt tình trạng chia cắt, đi lại phức tạp vào mùa mưa lũ, rút ngắn khoảng cách trong quá trình lưu thông của đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi Bác Ái.


2.2. Tiềm năng của văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái phục vụ phát triển du lịch văn hóa‌

2.2.1. Giới thiệu chung về dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái‌

Người Raglai ở Việt Nam hiện có khoảng 130.000 người, cư trú ở các tỉnh phía nam vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng). Trong đó, tỉnh Ninh Thuận là nơi có số lượng đông nhất (chiếm trên 50% người Raglai của cả nước). Số dân người Raglai ở Ninh Thuận là

72.215 người (chiếm 10,39% dân số tỉnh Ninh Thuận) xếp vị trí thứ ba trong các dân tộc sinh sống ở Ninh Thuận (sau dân tộc Kinh và Chăm).


Kinh Chăm Raglai Hoa Khác 10.39 0.56 0.63

12.17


76.26



Hình 2.2. Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc tỉnh Ninh Thuận năm 2017 (%)‌

(Nguồn: Ban dân tộc tỉnh Ninh Thuận 2018)


Bảng 2.4. Số lượng, cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc tỉnh Ninh Thuận, năm 2017‌


Dân tộc Đơn vị


Kinh


Chăm


Raglai


Hoa


Khác

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

TP Phan Rang – Tháp

Chàm


191.126


36,3


1.893


2,3


0


0


2.228


53,9


0


0

Huyện Bác

Ái

3.848

0,7

286

0.3

25.762

85,72

22

0,5

135

3,9

Huyện Ninh

Sơn

66.941

12,7

3.335

4,0

11.964

13,80

1.354

32,7

3.058

88,3

Huyện Ninh

Hải

96.689

18,4

8.746

10,6

607

0,57

25

0,6

2

0,1

Huyện Ninh

Phước

105.846

20,1

48.520

58,8

2.930

1,85

415

10,0

95

2,7

Huyện

Thuận Bắc

14.387

2,8

3.691

4,5

27.242

59,83

47

1,1

158

4,5

Huyện

Thuận Nam

47.448

9,0

16.061

19,5

3.635

5,40

50

1,2

16

0,5

Tổng

526.285

100

82.532

100

72.215

100

4.141

100

3.464

100

(Nguồn: Ban dân tộc tỉnh Ninh Thuận 2018)

Người Raglai phân bố tập trung đông nhất ở hai huyện là Thuận Bắc và Bác Ái, đây cũng là hai huyện có tỉ lệ dân số là người Raglai cao nhất trong cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc, thấp nhất là ở thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Các huyện còn lại tỉ lệ người Raglai trong dân số chiếm tỉ trọng thấp.

Ở huyện Bác Ái, trong cơ cấu số theo thành phần dân tộc, người Raglai chiếm tỉ trong cao nhất, sau đó đến người Kinh, Hoa và các dân tộc khác (Cơ – ho, Chu – ru, Tày, Nùng, Chăm,…) (bảng 2.4).



Kinh Hoa và các dân tộc khác Cơ – ho Chu – ru Tày Nùng Chăm … bảng 2 4 1

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí