Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 10




doanh chứng khoán

Các công ty bảo hiểm thường xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng (3 lần/tháng,

số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên/lần)

9

Khách hàng mở nhiều tài khoản tại các chi nhánh của ngân hàng ở khu vực khác nơi khách hàng cư trú, làm việc

hoặc có hoạt động kinh doanh

Khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh ở tỉnh này mà mở tài khoản tại chi nhánh tỉnh khác mà không có liên quan gì tới hoạt động của

khách hàng

10

Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý; tài khoản của khách hàng không giao dịch đột nhiên nhận được một khoản tiền gởi hoặc chuyển

tiền có giá trị lớn

Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà khách hàng không giải thích hợp lý vì sao hoạt động trở lại

Tài khoản khách hàng không giao dịch đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn

11

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài

ngay sau khi nhận được tiền từ

Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài trong vòng 3 ngày làm việc hoặc thời điểm khác mà ngân hàng thấy có nghi ngờ sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc sau hoặc sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại ngân hàng Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài thanh toán các

khoản tiền chi trả ra nước ngoài theo các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 10



nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại ngân hàng Việt Nam

hợp đồng, giao dịch không phù hợp với ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các hoạt

động thường nhật của doanh nghiệp

12

Các dấu hiệu khác

Giao dịch của khách hàng có dấu hiệu vi phạm các trình tự, thủ tục quy định, khách hàng bỏ qua các bước, quy trình phải thực hiện

Sử dụng tín dụng thư và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, chiết khấu với giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao dịch này không liên quan đến hoạt động thường xuyên của khách hàng

Chuyển lượng tiền lớn từ tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được các khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu

Khách hàng là các cá nhân hoặc tổ chức liên quan tới các hành vi tội phạm mà đã được đăng tải trên báo giấy, báo mạng, truyền hình, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác

Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp

đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay




sau khi thanh toán phí bảo hiểm

Thông tin về các khoản vốn góp trong nghiệp vụ tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc

Thông tin về tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc như được chuyển nhượng đi lại nhiều lần, thông tin giấy tờ sở hữu có mâu thuẩn hoặc

không rõ ràng


- Giải pháp về hệ thống công nghệ hỗ trợ: Hệ thống PCRT cần phải có 2 module thiết yếu là Filtering: ngăn chặn tức thời và Profiling dành cho phân tích sau:

Đối với Profiling: Các ví dụ về kịch bản rửa tiền đưa ra nhằm cài đặt vào trong hệ thống, và kiểm nghiệm kết quả từ các kịch bản đang được xây dựng; thu thập tất cả các giao dịch nghi ngờ phục vụ cho việc profiling; quy tắc với các tham số xác định các thành phần của kịch bản (ví dụ: các tài khoản có giao dịch lớn hơn 300 triệu đồng; các khách hàng có nhiều hơn 5 tài khoản tại ngân hàng; danh sách các khách hàng đen, các nước, quốc gia không hợp tác về rửa tiền do các tổ chức có uy tín cung cấp hàng năm…

Đối với Filtering: Quy trình cảnh báo trong Filtering; hỗ trợ CDD; xếp hạng rủi ro dựa trên ma trận rủi ro, ma trận rủi ro phải được xây dựng dựa trên: sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà khách hàng sử dụng, quốc gia khách hàng cư trú...

- Hợp tác chặt chẽ với các bộ phận thuộc ngân hàng, NHNN, Cục PCRT, cơ quan

công an cũng như các ngành hữu quan để có thể chủ động nắm bắt được những thông


tin về khách hàng và có được sự cảnh báo sớm nhất trước khi thực hiện giao dịch với khách hàng và kịp thời xử lý các giao dịch có dấu hiệu phạm pháp liên quan đến rửa tiền.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày một số giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những giải pháp này được trình bày theo phạm vi chức năng của cơ quan Nhà nước, NHNN và NHTM. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động phòng, chống rửa tiền thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền


KẾT LUẬN

Luận văn mới chỉ nghiên cứu giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

- một phần trong hoạt động phòng, chống rửa tiền nói chung. Trên thực tế, hoạt động phòng, chống rửa tiền là công việc hết sức phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức trong khi thi hành công vụ, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc có liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố, nhằm đóng góp cho nền kinh tế phát triển ổn định, bảo vệ an ninh kinh tế và chủ quyền quốc gia.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đưa ra những ý kiến đóng góp sau đây:

Một là, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hệ thống pháp luật về chống rửa tiền theo tiêu chuẩn quốc tế; sớm đưa Việt Nam trở thành thành viên chính thức của FATF; thành lập cơ quan phòng, chống rửa tiền trực thuộc Chính phủ

Hai là, tạo lập môi trường kinh tế thích hợp nhằm giúp hạn chế khả năng tạo ra các dòng “tiền bẩn”; tăng cường thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng

Ba là, xây dựng và thực thi các biện pháp mang tính tác nghiệp tại NHNN và các NHTM nhằm phát hiện và ngăn chặn hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc xem xét và lựa chọn giải pháp nào còn tùy thuộc vào tình hình thực tế và đặc điểm riêng có của từng NHTM

Vấn đề nghiên cứu của đề tài khá phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực nên đề tài trình bày chưa đầy đủ và mang tính chủ quan. Với kiến thức, khả năng và thời gian còn hạn chế, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện và mang tính thực tiễn.

Xin chân thành cảm ơn



Tiếng Việt

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các tổ chức tín dụng (2007)

2. Luật phòng, chống rửa tiền (2012)

3. Nghị định số 116/3013/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền (2013)

4. Ngô Thái Phương (2006), “Chống rửa tiền và tài trợ khủng bố - Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực”, Tạp chí Ngân hàng (số 9), tr.15-20.

5. Nguyễn Hải Bình (2005), “Phòng, chống rửa tiền trên thế giới và một số lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (số 11), tr 3-9.

6. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2005), “Chống rửa tiền và chủ trương tự do hóa dòng chu chuyển vốn quốc tế”, Tạp chí kinh tế phát triển, số 186, tr 20-26.

7. Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hoài Bảo (2005), “Rửa tiền trở ngại cho phát triển kinh tế”, Tạp chí kinh tế phát triển, (số 186), tr.9-11.

8. Paul Allan Schott (2007), Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội.

9. Trần Huy Hoàng, Trần Thị Lan Phương (2006), “Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển, (số 186), tr.14-18.

10. Trần Ngọc Thơ (2005), “Chống rửa tiền nhưng chống ai?”, Tạp chí kinh tế phát triển, (số 186), tr.5-7.

11. Trần Thị Thu Hoài (2013), “Nguy cơ bị lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố từ hệ thống chuyển tiền ngầm và hành lang pháp lý điều chỉnh”, Tạp chí Ngân hàng, (số 16), tr.18-22.

12. Trương Quang Thông (2005), “Rửa tiền điện tử”, Tạp chí kinh tế phát triển, (số 177), tr 9-11.

13. Văn Tạo, Kim Anh (2010), “Phòng, chống rửa tiền kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (số 1), tr.16-20.

Tiếng Anh


14. Development Prospects Group, World Bank (2010), Outlook for Remittance Flows 2010-11 – Migration anh Development Brief 12.USA

15. FATF (2009), Methodology for Assessing Compliance with the FATF 40 Recommendations anh the FATF 9 special Recommendations, USA

16. World Bank (2009), Stolen Asset Recovery, USA


PHỤ LỤC 1

40 khuyến nghị về chống rửa tiền của FATF:


KHUYẾN NGHỊ

NỘI DUNG


Khuyến nghị 1, 2

Khuyến nghị 3

1. Các hệ thống pháp lý

- Phạm vi của tội phạm hình sự rửa tiền

- Các biện pháp tạm thời và tịch thu


Khuyến nghị 4, 5, 6, 7, 8,

2. Các biện pháp được các định chế tài chính và các loại hình phi tài chính thực hiện nhằm ngăn ngừa hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố

- Cập nhật, theo dõi thông tin về khách hàng và lưu

giữ hồ sơ


- Báo cáo các giao dịch đáng ngờ và tuân thủ


- Các biện pháp khác nhằm ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố


- Các biện pháp cần phải tiến hành đối với quốc gia không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các khuyến nghị của FATF

- Quản lý và giám sát

9, 10, 11, 12


Khuyến nghị 13, 14, 15,

16

Khuyến nghị 17, 18, 19,

20


Khuyến nghị 21, 22


Khuyến nghị 23, 24, 25


Khuyến nghị 26, 27, 28,

29, 30, 31, 32

3. Các biện pháp tổ chức và biện pháp khác cần thiết trong hệ thống chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

- Các cơ quan có thẩm quyền, quyền hạn và nguồn

lực của họ

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí