- Tính minh bạch của các pháp nhân và thoả thuận pháp lý | |
4. Hợp tác quốc tế | |
Khuyến nghị 35 | - Tham gia công ước quốc tế |
Khuyến nghị 36, 37, 38, | - Hỗ trợ pháp lý đa phương và dẫn độ |
39 | |
Khuyến nghị 40 | - Các hình thức hợp tác khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Về Cơ Chế Vận Hành, Quản Trị Hệ Thống
- Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 9
- Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 10
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
9 khuyến nghị đặc biệt (SR) về chống tài trợ cho khủng bố gồm:
SR I. Phê chuẩn và thực hiện các văn kiện của Liên hợp quốc
SR II. Hình sự hoá hành vi tài trợ cho khủng bố và rửa tiền kèm theo SR III. Phong toả và tịch thu tài sản của các đối tượng khủng bố.
SR IV. Báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến chủ nghĩa khủng bố SR V. Hợp tác quốc tế
SR VI. Chuyển tiền thay thế SR VII. Chuyển tiền điện tử
SR VIII. Các tổ chức phi lợi nhuận
SR IX.Vận chuyển tiền mặt qua biên giới (ban hành ngày 22/10/2004)
PHỤ LỤC 2
Một số vụ án rửa tiền trên thế giới
- Một trong những vụ sớm nhất và nổi tiếng nhất liên quan đến việc ngân hàng bị phạt do vi phạm các quy định và luật lệ liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Mỹ là trường hợp Ngân hàng Boston. Mặc dù đã được yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ hơn trong việc lưu giữ các chứng từ giao dịch vào năm 1980, song Ngân hàng Boston vẫn tiếp tục giao dịch với các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả các ngân hàng đại lý của nó mà không hề lưu giữ hồ sơ chứng từ đến tận năm 1984. Nghiêm trọng hơn, các chi nhánh của Ngân hàng Boston đã tiếp tục thực hiện những giao dịch với những tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm. Những nhân vật này đã thực hiện những phi vụ kinh doanh bất động sản, nhưng nhân viên của Ngân hàng Boston đã không báo cáo và lưu giữ chứng từ của những giao dịch này mặc dù chúng không được loại trừ theo các quy định và luật lệ về tài chính. Đến năm 1985, Ngân hàng Boston mới thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống rửa tiền theo các quy định, luật lệ nên cuối cùng đã bị kết án và bị phạt 500.000 USD.
- Vụ rửa tiền Liberty Reserve
Theo Bộ Tư Pháp Mỹ thì đây là vụ rửa tiền lớn nhất của nước Mỹ từ trước đến nay. Liberty Reserve thành lập năm 2006 tại Costa Rica với chức năng kinh doanh giao dịch tiền ảo từ bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Phí giao dịch khoảng 1% và “phí bảo mật” khoảng 75 cent để giấu kín số tài khoản của người dùng, khiến cho các giao dịch này không thể bị truy ra. Dịch vụ của Liberty Reserve có khoảng hơn 1 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, trong đó có 200.000 người từ Mỹ, và xử lý hơn 12 triệu giao dịch mỗi năm với giá trị hơn 1,4 tỷ USD. Kể từ năm 2006 đến nay, công ty này đã thực hiện hơn 55 triệu giao dịch, chuyển tiền phi pháp hơn 6 tỷ USD vào các “quỹ đen”.
Liberty Reserve chủ yếu là một ngân hàng cho thị trường chợ đen. Để đăng ký sử dụng dịch vụ của Liberty Reserve thì một cá nhân chỉ cần địa chỉ email, tên và ngày sinh hợp lệ. Hoạt động chuyển tiền thông qua máy chủ đặt tại các quốc gia như Thụy Điển,
Thụy Sĩ và Costa Rica. Người này sẽ phải có một lượng tiền thật, ví dụ như đồng USD, để đảm bảo với bên thứ ba nhận trách nhiệm giao dịch, sau đó công ty này sẽ chuyển lượng USD này sang đơn vị tiền ảo Liberty Reserve hay còn gọi LR và chuyển đến tài khoản người nhận. Từ đây, tội phạm có thể sử dụng lượng tiền ảo mang tên LR này để mua bán trao đổi hàng hóa, thanh toán trên các trang cá độ, mua các phần mềm, thiết bị công nghệ, ma túy hoặc các mặt hàng khác bằng cách chuyển tiền ảo qua lại giữa các tài khoản của LR. Người dùng có thể sử dụng tài khoản này để trả cho người dùng khác hoặc đổi về tiền thật chuyển vào tài khoản ngân hàng để sử dụng, và đó bị coi là một giao dịch rửa tiền. Khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản Liberty Reserve thông qua thanh toán từ một ngân hàng, phiếu tiền do bưu điện phát hành hay chuyển khoản. Sau đó, số tiền này sẽ được quy đổi sang tiền LR bởi một dịch vụ trung chuyển tiền điện tử. Liberty Reserve không chuyển tiền trực tiếp từ khách hàng mà sử dụng một bên thứ 3 để thực hiện công việc này. Bên thứ 3 sẽ mua hoặc bán tiền LR. Do đó, ngoài phí trả cho Liberty Reserve, khách hàng còn phải trả phí cho bên thứ 3, với nhiều trường hợp mức phí có thể lên tới hơn 5% khoản tiền cần chuyển hay nói cách khác dịch vụ này đắt đỏ hơn hoạt động thanh toán và chuyển tiền qua ngân hàng chính thống. Tuy nhiên, do tính chất của quy trình chuyển tiền như trên, danh tính “mờ ám” của khách hàng có thể giúp họ thực hiện các giao dịch phi pháp. Liberty Reserve có thể trở thành trung tâm giao dịch tài chính cho các hoạt động phi pháp như tấn công mạng, ăn cắp tài khoản tín dụng, buôn ma túy
Hình: Giao dịch thông qua đơn vị tiền ảo Liberty Reserve
- Vụ cựu bộ trưởng Thái Lan tham nhũng, giấu giếm tài sản và giả đánh bạc để thực hiện hành vi rửa tiền đã được điều tra làm rõ như sau: Toà án tối cao Thái Lan nghi ngờ cựu bộ trưởng Y tế Rakkiat Sukthana lạm dụng chức quyền để có được 233,88 triệu baht (tương đương 5,8 triệu USD) và ra lệnh tịch biên toàn bộ kể cả tài sản của ông để dưới tên người khác. Lý do là cựu bộ trưởng Y tế không thể chứng minh được lời khai số tiền đặt trong 13 tài khoản ngân hàng này có nguồn gốc từ đánh bạc, trợ cấp chính trị và vay mượn. Trong số tài sản bị tịch biên của ông Rakkiat, 179,48 triệu baht, được để trong tài khoản ngân hàng của Jirayu Charasathien, cựu trợ lý thân cận nhất của ông, và tài khoản của Pitsanukorn Udornsathit, em vợ cựu bộ trưởng. Ông Rakkiat cho biết có được số tiền này từ đánh bạc ở Australia, nhưng không công bố vì lo ngại chuyện đó sẽ phá hoại uy tín và địa vị bộ trưởng. Theo thông tin từ toà án, Jirayu, đang chịu án 6 năm tù vì tội tham nhũng, và Pitsanukorn không thể khẳng định
số tiền đó có từ đánh bạc. Ngay cả nếu Rakkiat đã thắng, thì lẽ ra ông đã phải cho vào chính tài khoản của mình. Bên cạnh đó, nếu đó đúng là tiền thắng bạc, thì Rakkia phải giữ chứng từ sổ sách của sòng bạc để chứng minh. Tuy nhiên, ông không có bằng chứng này. Biên bản của toà án có đoạn: "Nếu có bằng chứng tiền được chuyển từ sòng bạc cho ông Rakkiat, thì lập luận tiền có được do đánh bạc là có thể đáng tin cậy. Tuy nhiên, đưa tiền vào tài khoản của Jirayu và Pitsanukorn có nghĩa là rửa tiền". Cơ quan tư pháp còn phát hiện 15,4 triệu baht trong tài khoản ở Ngân hàng Krung Thai của bà Surakanya, vợ ông Rakkia, cũng khó có khả năng xuất phát từ tiền đánh bạc. Bà Surakanya cho biết luôn cùng chồng tới các sòng bạc ở nước ngoài. Mỗi lần thắng cuộc, ông lại đưa tiền cho bà rồi bà đưa tiền vào tài khoản tiết kiệm của mình. 15,4 triệu baht có được từ 4 lần đến sòng bạc ở Australia, Malaysia và Macao. Tuy nhiên, toà án phát hiện ông Rakkiat đã thua nặng hai lần, gồm 24,3 triệu baht ở Malaysia và 17 triệu baht ở Macao. Vì vậy, không thể có đến 15,4 triệu baht cho bà Surakanya. Ông Rakkiat cho biết cựu lãnh đạo Seritham Pinit Charusombat đã giúp ông gây quỹ 21 triệu baht. Đổi lại, cựu bộ trưởng gia nhập đảng Hành động Xã hội vì Udon Thani. Toà án phát hiện số tiền đã nhanh chóng được chuyển cho Jirayu, khi ông Rakkiat còn đang đi nước ngoài và nó chưa bao giờ được sử dụng vào mục đích chính trị.