Thực Trạng Phòng Chống Rửa Tiền Qua Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam


2.1.1.3 Phương tiện thanh toán

Những năm vừa qua, các ngân hàng tại Việt Nam đã đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là dịch vụ thẻ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ (máy ATM và POS) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. Với những nỗ lực trên thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế đã giảm dần trong các năm gần đây từ 19% năm 2005 giảm còn 11.88% vào năm 2015.

Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong trong phương tiện thanh toán của nước ta vẫn còn ở mức khá cao so với các nước trên thế giới với tỷ lệ trung bình khoảng 14%, gây khó khăn trong công tác giám sát lưu thông tiền tệ. Hiện tại ở những nước phát triển chỉ tiêu này ở mức 1 con số.

20%

18%

16%

14%

12%

10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

8%

6%

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 6

4%

2%

0%

2005

19%

16,36%

17,21%

14,60%

14,01%

14,20%

11,87%

11,51%

11,88%

12,30% 12,06%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (%)


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã gây khó khăn cho việc quản

lý nguồn tiền lưu thông trong nền kinh tế. Do đó, bọn tội phạm sử dụng tiền mặt để


thanh toán mà không sợ bị phát hiện. Chính điều này tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền hoạt động dễ dàng hơn và gây khó khăn trong việc đấu tranh chống lại tội phạm rửa tiền tại Việt Nam.

2.1.1.4 Kiều hối

Các đối tượng rửa tiền thường đan xen tiền bẩn với các nguồn tiền hợp pháp và chuyển qua lại giữa các hoạt động bằng nhiều tài khoản khác nhau hoặc giữa các tài khoản trong nước với các tài khoản nước ngoài…Bọn tội phạm có thể nhân danh hoặc trà trộn vào các khoản kiều hối thông thường để chuyển về trong nước. Các ngân hàng thường được chọn lựa không chỉ vì có thể giao dịch với các khoản tiền rất lớn mà vì tiền khi được chuyển vào các tài khoản ngân hàng thì lập tức chuyển thành tiền sạch, có thể thực hiện ngay các lệnh thanh toán với số lượng lớn ở bất kỳ đâu mà không gây ra sự nghi ngờ về tính hợp pháp của đồng tiền. Vì vậy quản lý việc chuyển tiền thông qua lượng kiều hối là một vấn đề hết sức phức tạp. Trong khi đó Việt Nam là một trong những nước có lượng kiều hối lớn, trở thành nguồn thu quan trọng, bổ sung ngoại tệ phục vụ cho công tác thanh toán thương mại quốc gia.

Biểu đồ 2.2: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua các năm


Đơn vị: tỷ USD

14


12


10


8


6


4


2


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015


Nguồn: Tổng cục thống kê


Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, thì trong khoảng hơn thời gian 10 năm từ 2005 đến năm 2015, tổng trị giá kiều hối chuyển về theo đường chính thức về Việt Nam đã tăng lên gần gấp 4 lần, từ 3,8 tỷ đô la năm 2005 lên đến 12,25 tỷ đô la năm 2015. Xét trên quy mô toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối trong năm 2015. Còn xét ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines. Trong đó kiều hối từ Mỹ về Việt Nam vào khoảng 7 tỷ đô la .

2.1.1.5 Hoạt động đầu tư

Việc kêu gọi và thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển và đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển là một xu hướng hợp tác kinh tế phổ biến hiện nay trên thế giới. Pháp luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được xây dựng và hoàn thiện sửa đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư. Hiện nay không chỉ ở cấp quốc gia mà còn tất cả các địa phương đang tạo mọi điều kiện thông thoáng nhất để kêu gọi và thu hút đầu tư. Đây là mảnh đất màu mỡ mà bọn tội phạm nhắm tới để thực hiện rửa tiền.

Trong năm 2015, cả nước có 2.120 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, có 918 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,77 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24,115 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ 2014 và tăng 9,6% so với kế hoạch năm 2015 (22 tỷ USD).

2.1.1.6 An ninh trật tự xã hội

Theo báo cáo tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị về sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và tổng kết công tác năm 2015 của Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm của Chính phủ ngày 06/01/2016 thì tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đã được kiềm chế, tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp về phương


thức, thủ đoạn, tính chất và thành phần đối tượng. Trong đó, tội phạm kinh tế và tham nhũng tiếp tục xảy ra nhiều trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản với các hành vi chủ yếu là tham ô, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và buôn bán, vận chuyển hàng cấm diễn biến phức tạp trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước. Tình trạng doanh nghiệp nước ngoài sử dụng các thủ đoạn “chuyển giá”; doanh nghiệp FDI nợ vốn của các tổ chức tín dụng Việt Nam bỏ trốn xảy ra nhiều, gây thất thoát lớn đối với ngân sách nhà nước. Tình trạng buôn lậu, mua bán trái phép ngoại tệ, sản xuất buôn bán hàng giả xuất hiện ở nhiều địa phương. Tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực viễn thông, tin học, mạng internet gia tăng hoạt động gây thiệt hại ngày càng lớn, nhất là hành vi trộm cắp, làm giả thẻ tín dụng, lừa đảo.

Trong năm 2015, các lực lượng đã điều tra, khám phá gần 44.000 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ, xử lý trên 83.000 đối tượng, triệt phá gần 2.500 băng, nhóm tội phạm, truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại hơn 6.700 đối tượng truy nã; phát hiện gần 16.000 vụ phạm tội về kinh tế; triệt phá gần 17.000 vụ, hơn 26.000 đối tượng phạm tội về ma tuý.

2.1.2 Hoạt động rửa tiền tại Việt Nam thời gian qua

Rửa tiền đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá, rửa tiền không chỉ dừng lại ở những quốc gia phát triển, mà đang tràn đến những nước đang phát triển. Đặc biệt, khi các trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì những tội phạm rửa tiền lại có thêm động cơ để chuyển hoạt động rửa tiền sang các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Cho tới thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một công bố thống kê chính thức nào về hoạt động rửa tiền cũng như độ lớn của nó trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy các hoạt động phi chính thức tại nước ta rất đáng lo ngại. Nghiên cứu của Stoyan và cộng sự cho thấy rằng: "hoạt động phi chính thức


tại Việt Nam vào năm 2001 vào khoảng 50% GDP và có xu hướng tăng dần hàng năm. Trong đó, các hoạt động phụ thuộc của hộ gia đình ở nông thôn chiếm 24%, hoạt động kinh doanh và dịch vụ không khai báo ở thành thị là 10.5% và hoạt động không khai báo khác là 10%". Đây là những hoạt động rất khó kiểm soát cũng là cơ hội cho bọn tội phạm rửa tiền thực hiện hành vi của mình. Đặc biệt khi cơ chế quản lý, kiểm soát nước ta còn lỏng lẻo, nhiều hộ kinh danh không có giấy phép, rất khó phân biệt hoạt động kinh doanh hợp pháp và hoạt động kinh doanh phi pháp. Mặc dù rất khó tính toán chính xác mức độ rửa tiền tại Việt Nam, nhưng con số nói trên không phải thiếu hiện thực khi có hàng trăm vụ án được đem ra xét xử hàng năm theo điều 250, Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Trên thực tế hoạt động rửa tiền diễn ra hết sức tinh vi, đa dạng, hoạt động điều tra của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống văn bản pháp lý về hành vi này chưa thực sự hoàn thiện, chế tài chưa rõ ràng. Trong thời gian qua có nhiều vụ án có dấu hiệu rửa tiền đã bị phát hiện, điển hình một số vụ như:

Năm 2004, Việt kiều Lê Thị Phương Mai đầu tư tiền từ hoạt động ma tuý vào các dự án của Công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết, Lê Thị Phương Mai là nhân vật đã đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm quốc tế lớn tại Bắc Mỹ, hoạt động theo quy trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy đến rửa tiền. Đầu năm 2004, trước khi bị FDI bắt khoảng 3 tháng, Mai cùng một số người khác dưới danh nghĩa người của Công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc đã về Việt Nam tìm "cơ hội đầu tư". Mai xin phép đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghĩ mát và căn hộ cho thuê tại Dốc Lết, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Cùng lúc, công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc cũng lập một website trên mạng internet để quảng bá cho dự án du dịch cùng một số dự án khác ở tỉnh Lâm Đồng. Tháng 2/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa có văn bản đồng ý


về mặt chủ trương cho phép đầu tư khu nghĩ mát và căn hộ cho thuê với diện tích 70 ha. Dự án chưa kịp hoàn thành thủ tục thì Mai bị bắt.

Năm 2005, Công an Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền của NHNN (nay là Cục Phòng, chống rửa tiền) đã ngăn chặn giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động rửa tiền, khi nhận được thông tin từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận được email từ một số doanh nhân Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD, hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền.

Hành vi chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam khá phổ biến. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các NHTM để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này. Từ tháng 04/2004 đến tháng 07/2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM) có dấu hiệu bất thường, nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở tài khoản vãng lai USD tại một số NHTM ở thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và ở nước ngoài.

Ngày 02/10/2008, phòng công an kinh tế Công an Đà Nẵng (PA17) đã phát hiện dấu hiệu rửa tiền của bọn tội phạm quốc tế thông qua báo cáo của NHTM. Theo PA17, khoảng 10 giờ ngày 20/09 có một người mang quốc tịch Mozambique đến chi nhánh của một NHTM mở cùng lúc hai tài khoản (một tài khoản ngoại tệ và một tài khoản tiền đồng). Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có 4,1 tỷ đồng được chuyển vào và đối tượng này yêu cầu rút ngay số tiền đó. Có dấu hiệu nghi ngờ, Chi nhánh NHTM tại Đà Nẵng đã mật báo cho PA17 Đà Nẵng. Nhận thấy hành vi rút tiền của đối tượng vi phạm quy định của Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền, PA17 Đà Nẵng yêu cầu ngân hàng chỉ chi cho đối tượng giá trị nhỏ từ 1-2 triệu đồng và tìm mọi cách trì hoãn để có thời gian áp dụng biện pháp trinh sát. Theo Công an Đà Nẵng, đây là một hoạt động tội phạm công nghệ cao, có


tính quốc tế. PA17 Đà Nẵng đã phối hợp với A17 (Bộ Công an), PA17 Công an thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Interpol tiến hành điều tra khẩn cấp. Từ đây, Ban chuyên án quyết định bắt giữ Baggio Carlitos Liuska tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 24/09. Cùng lúc, PA17 Đà Nẵng cũng phối hợp với PA17 Bà Rịa- Vũng Tàu tạm giữ khẩn cấp Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique) tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời tiếp tục truy tìm Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Công Gô) là kẻ đã mở tài khoản và chuyển số tiền trên 3,34 tỉ đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện vẫn đang ngoài vòng pháp luật. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một vụ rửa tiền xuyên quốc gia với số lượng lớn được chuyển vào Việt Nam thông qua nhiều ngân hàng khác nhau cho các đối tượng người nước ngoài đang chờ sẵn để rút đã bị phá với đầy đủ chứng cứ.

Ngày 28/05/2013, Cục Cảnh sát hình sự cho biết đã kết luận điều tra vụ án kinh doanh trái phép tiền điện tử Liberty Reserver (LR). Đây là vụ án lần đầu tiên được xử lý tại Việt Nam, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Theo nhận định của các điều tra viên, tiền LR có thể là “điểm cuối cùng” trong quá trình hoạt động phạm tội; từ mua bán thông tin thẻ tín dụng, trộm cắp hàng hóa, tống tiền, làm thẻ tín dụng giả, cá độ bóng đá… đều được các đối tượng thanh toán cho nhau bằng tiền LR sau đó được đổi thành tiền VND hoặc tiền ngoại tệ. Vũ Văn Lăng lập ra Công ty cổ phần Thịnh Vũ từ năm 2008, làm đại lý phụ cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Phòng (BIDV Hải Phòng) để chi trả kiều hối thông qua hệ thống Western Union. Tuy nhiên, mục đích của Lăng không phải để kinh doanh mà để có quyền chi trả ngoại tệ phục vụ việc kinh doanh tiền điện tử LR. Lăng đã sử dụng bản photocopy chứng minh nhân dân của nhiều người lập hồ sơ khách hàng để nhận tiền của Western Union. Lăng đã thu mua LR từ trong nước và nước ngoài sau đó bán cho người nước ngoài để thu lợi, các giao dịch nói trên được thực hiện thông qua mạng internet. Những người mua LR của Lăng trả tiền bằng cách gửi tiền về cho y thông qua đại lý Western Union mà chính Công ty cổ phần Thịnh Vũ làm đại lý của dịch vụ này. Ngày 03/06/2011, Western Union Việt Nam đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với Công ty Thịnh Vũ do phát hiện công ty này có nhiều vi


phạm và có liên quan đến tiền điện tử. Tháng 06/2011, Công ty cổ phần Thịnh Vũ bị Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng tước giấy phép kinh doanh. Để tiếp tục thu lợi từ việc kinh doanh tiền LR, Vũ Văn Lăng đã thỏa thuận với Nguyễn Thế Dũng-Giám đốc Công ty TNHH Giao dịch nhanh và Nguyễn Văn Chiển-Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nam Phong tiếp tục mở đại lý phụ của Ngân hàng để chi trả ngoại tệ từ Western Union giúp Vũ Văn Lăng kinh doanh trái phép. Tổng số tiền mà các công ty đã lập hồ sơ của khách hàng để nhận tiền là: 24,534,838.07 USD, tương đương với số tiền hơn 404,7 tỷ đồng. Để nhận được số tiền trên, Vũ Văn Lăng đã cho thực hiện 59.605 giao dịch và lấy tên của hơn

1.000 người để lập hồ sơ rút tiền. Cục Phòng, chống rửa tiền cũng đặt vấn đề đây có thể là một kênh rửa tiền vì nó có chuyện đổi tiền, có thanh toán. Tuy nhiên có phải rửa tiền hay không phụ thuộc vào việc kết luận người bỏ tiền mua LR đó là hợp pháp hay bất hợp pháp. Nếu tiền mua LR là bất hợp pháp thì đương nhiên là hoạt động này bị lợi dụng để rửa tiền.

2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam

2.2.1 Về phía cơ quan Nhà nước


2.2.1.1 Xây dựng khung pháp lý về phòng chống rửa tiền

Ngày 07/06/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. Đến năm 2012 Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 được Quốc hội phê duyệt ngày 18/06/2012. Luật đã quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền. Triển khai quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Phòng, chống rửa tiền, ngày 18/04/2013, Thủ tướng đã ký Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg quy định mức giá trị giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Theo đó, các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải thực hiện báo cáo giao dịch bằng tiền mặt có giá trị lớn từ 300 triệu

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí