Một Số Dấu Hiệu Nhận Biết Rửa Tiền Qua Hệ Thống Ngân Hàng


1.1.4.5 Những ảnh hưởng khác

Ở các quốc gia có hệ thống phòng chống rửa tiền kém hiệu quả thường là nơi trú ẩn an toàn cho hoạt động rửa tiền, làm gia tăng tội phạm và thúc đẩy tham nhũng. Việc ngăn chặn tội phạm cần tập trung vào các biện pháp tịch thu và xung công quỹ những khoản tiền thu được từ tội phạm.

1.2 Hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

1.2.1 Một số dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Ngày nay, rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là một trong những phương thức mà bọn tội phạm ưa thích sử dụng với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Do vậy, để phòng ngừa thì bản thân mỗi ngân hàng, mỗi nhân viên của ngân hàng cần phải tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua ngân hàng. Một số dấu hiệu nhận biết:

Thứ nhất, dấu hiệu đáng ngờ từ thông tin của khách hàng:


-Kết quả việc xác minh thông tin khách hàng khác với các thông tin khách hàng đã khai báo hoặc không thể xác minh thông tin khách hàng và/hoặc các bên liên quan trong giao dịch;

-Khách hàng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán, ví dụ: không liên lạc được theo số điện thoại/địa chỉ khách hàng đã cung cấp sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch,…;

-Khách hàng mở nhiều tài khoản tại Chi nhánh của các ngân hàng ở các khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh;

-Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch; (v)Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch;


-Khách hàng có quốc tịch các nước thuộc danh sách công khai, các quốc gia được xem là thiên đường thuế; Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thị thực nhập cảnh,…) có dấu hiệu tẩy xóa, hình ảnh không rõ ràng, sắc nét,...;

-Thị thực nhập cảnh vào Việt Nam chỉ có thời hạn từ ba mươi ngày trở xuống (không tính trường hợp được miễn thị thực theo hiệp định).

Thứ hai, dấu hiệu đáng ngờ về giao dịch và hành vi của khách hàng:


-Khách hàng hoặc một trong các bên liên quan đến giao dịch thuyết phục ngân hàng thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục hoặc không báo cáo giao dịch đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

-Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo uỷ quyền của tổ chức, cá nhân có trong danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị;

-Các giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới tổ chức, cá nhân có trong danh sách cảnh báo;

-Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn hoặc bản chất giao dịch không phù hợp với thu nhập, hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức này; sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với giá trị giao dịch thường phát sinh của khách hàng;

-Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý; tài khoản của khách hàng không giao dịch đột nhiên nhận được một hoặc nhiều khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn;


-Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;

-Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau gom về thành một khoản tiền lớn hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại; tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo;

-Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;

-Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại ngân hàng hoạt động tại Việt Nam;

-Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;

-Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu.

1.2.2 Điều kiện phát sinh rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Thứ nhất, chính sách nới lỏng kiểm soát ngoại hối của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước, việc chuyển đổi đồng nội tệ sang ngoại tệ và ngược lại hoàn toàn tự do. Một số quốc gia còn sử dụng một chung một đồng tiền hay công nhận đồng Euro hay đô la Mỹ như đồng nội tệ. Do đó, nhiều lượng tiền kể cả sạch và bẩn có thể


chuyển từ nước này sang nước khác trong nháy mắt, ngoài tầm soát của chính quyền các nước.

Thứ hai, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước tăng vọt. Thị trường vốn trở nên thông thoáng hơn. Hầu hết ngân hàng, công ty tài chính, giao dịch chứng khoán...đều có đối tác quốc tế. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu gia tăng gấp nhiều lần, càng làm cho mức độ phức tạp của nó cũng tăng lên.

Thứ ba, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng kịch liệt giữa các nước, các công ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác. Đây cũng là sự kiện mà bọn tội phạm rửa tiền thích thú vì chúng sẽ có nhiều cơ hội hơn để rửa tiền.

Thứ tư, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Ngày nay các định chế tài chính đã vận dụng công nghệ thông tin vào hầu hết các nghiệp vụ của mình. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin thì việc thực hiện giao dịch càng đơn giản và nhanh chóng. Đây là yếu tố mà bọn tội phạm rửa tiền nhắm đến nhằm nhanh chóng hợp thức hóa số tiền phi pháp.

Thứ năm, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa đầy đủ. Rửa tền là một vấn nạn mang tính toàn cầu. Bọn tội phạm thường lợi dụng những sơ hở trong các quy định về giám sát của ngân hàng để thực hiện hành vi rửa tiền. Do đó, điều đó phải kể đến đó là hệ thống tài chính tiền tệ đang trong giai đoạn phát triển với những quy định lỏng lẻo trong cơ chế giám sát từ phía các tổ chức tài chính là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội thực hiện rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.

Thứ sáu, bộ máy tổ chức về phòng chống rửa tiền còn nhiều hạn chế ở một số nước. Về phía ngân hàng trung ương thiếu cơ quan đầu mối để có thể tiếp nhận thông tin về các giao dịch đáng ngờ từ các ngân hàng trong nước cũng như thế giới về phòng chống rửa tiền. Về phía ngân hàng thiếu cán bộ, hệ thống công nghệ thông tin còn tương đối lạc hậu và chưa có quy trình về phòng chống rửa tiền. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thường phải đối mặt với nhiều rủi ro.


Vì vậy, các ngân hàng phải xây dựng quy trình giám sát, kiểm toán nội bộ chặt chẽ. Tuy nhiên trong hầu hết các ngân hàng, việc xây dựng quy trình về phòng chống rửa tiền chưa được quan tâm đúng mức.

1.2.3 Các phương thức phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàng không những chịu áp lực ngày càng tăng của bọn tội phạm quốc trong nước mà còn phải đối phó nguy cơ các tổ chức tội phạm quốc tế bởi lẽ các quốc gia đang phát triển với hệ thống tài chính chưa thực sự phát triển, tỷ trọng sử dụng tiền mặt cao, thường là địa chỉ mà bọn rửa tiền tìm đến. Nhìn chung, các quốc gia đều đã thực hiện phương thức phòng chống rửa tiền như sau:

-Ban hành Luật và các quy định liên quan đến phòng chống rửa tiền.


Hiện nay, phần lớn các nước phát triển đều đã ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền. Tùy thuộc vào quy mô, tác động của rửa tiền tới mỗi quốc gia mà Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành vào những thời gian khác nhau. Nhưng nhìn chung, Luật Phòng, chống rửa tiền ở các nước có một số đặc điểm chung như:

-Luôn hướng đến việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF (Phụ lục I);


-Liệt kê các tội danh liên quan đến rửa tiền;


-Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện quy tắc nhận biết khách hàng;


-Liệt kê các giao dịch đáng ngờ;


-Quy định mức giao dịch phải báo cáo;


-Trách nhiệm quyền hạn của cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền;


-Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền.


Hầu hết các quốc gia đều có cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền.

Có hai mô hình hoạt động cơ bản:


+Cơ quan phòng chống rửa tiền trực thuộc Chính phủ, trợ giúp cho Chính phủ thực hiện công tác phòng chống rửa tiền. Cơ quan này vừa thực hiện giám sát thi hành luật vừa thu thập thông tin từ các tổ chức tín dụng, xử lý các giao dịch đáng ngờ và đề xuất các biện pháp phòng chống rửa tiền.

+Cơ quan phòng chống rửa tiền hoàn toàn độc lập với bộ máy Chính phủ, không chịu sự chi phối của bất kỳ đơn vị nào trong bộ máy Chính phủ. Nó có quyền hạn, chức năng, phạm vi hoạt động rộng rãi hơn và đảm bảo tính khách quan trong điều tra rửa tiền.

-Thiết lập quy trình phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng:


+Đánh giá và phân loại khách hàng: đây là việc làm hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng quyết định, trên cơ sở đó ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Thông thường các ngân hàng trên thế giới thường phân khách hàng thành ba loại như sau:

Bảng 1.1: Phân loại khách hàng trong phòng chống rửa tiền



Phân loại khách hàng

Mức độ giám sát

Khách hàng có rủi ro cao

Kiểm tra giám sát thường xuyên và bắt buộc trong việc tìm hiểu thông tin về

khách hàng

Khách hàng có độ rủi ro trung bình

Kiểm tra, giám sát ở mức độ bình thường và tìm hiểu thông tin về khách

hàng khi có yêu cầu

Khách hàng có rủi ro thấp

Kiểm tra, giám sát ở mức độ đơn giản và chỉ đòi hỏi những thông tin thông

thường về khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 4

Nguồn: Paul Allan Schott 2007


+Kiểm soát các giao dịch đáng ngờ: Giao dịch đáng ngờ là giao dịch có dấu hiệu bất thường liên quan đến rửa tiền được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia. Nhân viên ngân hàng có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên xem xét khi phát hiện những giao dịch đáng ngờ. Sau đó ngân hàng có nhiệm vụ kiểm tra tính xác thực thông tin của khách hàng và chuyển thông tin nghi ngờ đến Cơ quan phòng chống rửa tiền.

+Lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng: Các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh việc lưu giữ hồ sơ, thông tin khách hàng. Các thông tin về nhận dạng, chi tiết giao dịch phải được lưu giữ trong thời gian tối thiểu theo quy định của luật pháp của từng quốc gia.

-Tuân thủ các khuyến nghị của FATF và thực hiện hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền.

Ngày nay, hoạt động rửa tiền đã vượt qua khuôn khổ của một quốc gia. Vì vậy không một quốc gia nào riêng lẻ đủ sức mạnh ngăn chặn nạn rửa tiền, cần có sự hợp tác của các quốc gia trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phòng chống rửa tiền.

1.3 Phòng chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1 Phòng chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới


1.3.1.1 Phòng chống rửa tiền tại Mỹ

Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo.

Với mục tiêu tìm cách chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố trên tất cả các mặt trận, bao gồm cả tích cực theo đuổi điều tra tài chính. Nhìn chung, chiến lược phòng chống rửa tiền của Mỹ tập trung vào ba mục tiêu chính:


- Để hiệu quả hơn, tiến hành cắt đứt sự tiếp cận hệ thống tài chính tài quốc tế của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố;

- Tăng cường khả năng của chính quyền liên bang hướng đến các tổ chức rửa tiền và các hệ thống tài trợ khủng bố;

- Tăng cường và cải tiến biện pháp phòng chống rửa tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để cải thiện hiệu quả những nỗ lực tuân thủ và thực thi pháp luật để ngăn ngừa và ngăn chặn lạm dụng.

Để cụ thể hóa chiến lược trên, Mỹ kiểm tra các tổ chức tài chính trong việc tuân thủ các quy định của hệ thống và thực thi những yêu cầu thông qua hành vi dân sự và hình sự. Bên cạnh đó, Mỹ đánh giá các lĩnh vực khác nhau để xác định lỗ hổng chống rửa tiền, nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát thích hợp. Tính minh bạch và trách nhiệm được khuyến khích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cũng như trong các lĩnh vực phi tài chính có liên quan. Và Mỹ cũng xem xét khu vực tư nhân là một thành phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phòng chống rửa tiền. Trong thời gian qua, Chính phủ Mỹ đã có những nỗ lực trong các khu vực then chốt sau đây:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan;


- Đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật và FATF sử dụng, chia sẻ cơ sở dữ liệu tài chính và các công cụ phân tích;

- Tập trung nhân viên thực thi pháp luật và các nguồn lực khác vào các mục tiêu và các hệ thống tàichính có mức độ ảnh hưởng cao nhất;

- Cải cách các cơ quan lập pháp và hành pháp;


- Gia tăng các hoạt động hợp tác quốc tế;


- Nâng cao sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chính phủ Mỹ với cộng đồng tài chính;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2022