Thành Lập Cơ Quan Chuyên Trách Về Phòng Chống Rửa Tiền


đồng trở lên cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN.

Ngày 04/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền. Nghị định đã quy định về các biện pháp phòng chống rửa tiền, thu thập xử lý và chuyển giao thông tin về, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền.

Thực hiện trách nhiệm được giao tại Luật Phòng, chống rửa tiền và Nghị định 116, NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền. Thông tư này quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; nội dung, hình thức các báo cáo: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; mức giá trị của kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan.

Đặc biệt để hướng dẫn đầy đủ và cụ thể hơn nữa các biện pháp phòng chống rửa tiền cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng dễ dàng thực hiện và thích ứng được trước thời kỳ mới, ngày 11/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 31/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 26/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền.

Theo đó, về biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng cá nhân có rủi ro cao, Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi yêu cầu các tổ chức tài chính thu nhập bổ sung thông tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất ba tháng gần nhất của khách hàng và đối tượng báo cáo của các tổ chức này phải cập nhật thông tin khách hàng định kỳ ít nhất một năm một lần. Như vậy, thời gian thu thập thông tin đã được rút ngắn hơn so với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN trước đó; thời gian cập nhật thông tin khách hàng cũng dài hơn so với Thông tư số


35/2013/TT-NHNN là sáu tháng một lần, góp phần hỗ trợ các tổ chức tài chính trong việc thu thập thông tin từ khách hàng.

Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã quy định một cách cụ thể về mức giá trị của các giao dịch phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền, tạo điều kiện thuận giúp các tổ chức tài chính dễ dàng thực hiện. Theo đó, các tổ chức tài chính phải báo cáo từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử ra vào Viêt Nam có giá trị từ 1 triệu USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Cụ thể hóa trách nhiệm cũng như biện pháp phòng chống rửa tiền trong phạm vi các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã bổ sung thêm quy định phân công cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về phòng chống rửa tiền tại các tổ chức này, công tác kiểm toán nội bộ về phòng chống rửa tiền phải được các tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính triển khai hàng năm, định kỳ đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách phòng chống rửa tiền và cán bộ, nhân viên có liên quan về nghiệp vụ phòng chống rửa tiền…Quy định này được đánh giá là có ý nghĩa dài hạn trong công tác phòng, chóng rửa tiền, giúp các tổ chức hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

So với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN, những quy định trong Thông tư 31/2014/TT-NHNN về khai báo thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng giao dịch đã được gỡ bỏ khá nhiều. Bởi vì, không phải chỉ có giao dịch lớn ngân hàng mới yêu cầu khách hàng kê khai thông tin chi tiết mà ngay cả những dịch vụ thông thường như mở tài khoản…cũng đã được hệ thống ngân hàng yêu cầu khai báo thông tin.

Thông qua việc ban hành Luật, Nghị định, Thông tư thì khung pháp lý về phòng chống rửa tiền nước ta dần hoàn thiện. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ


quan Nhà nước trong công tác phòng chống rửa tiền cũng được quy định rõ ràng hơn, cụ thể:

-NHNN có trách nhiệm tổ chức và phân công nhân sự chịu trách nhiệm về công tác phòng chống rửa tiền; Xây dựng cơ chế, chính sách để phòng chống rửa tiền; hướng dẫn, kiểm tra các giao dịch của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền theo thẩm quyền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền; Đào tạo đội ngũ cán bộ của NHNN Việt Nam, cơ quan khác của Chính phủ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân, tổ chức khác về phòng chống rửa tiền.

-Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hoạt động trong luật chứng khoán, bảo hiểm, trò chơi có thưởng như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức môi giới đầu tư, công ty bảo hiểm, các công ty sổ xố…; Xây dựng các cơ chế, chính sách, các quy định về tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát…để phát hiện và thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.

-Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Xây dựng các cơ chế, chính sách đầu tư, kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng…Đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ dòng tiền do người nước ngoài mua nhà vì đây cũng là con đưởng để “tiền bẩn” xâm nhập vào Việt Nam.

-Bộ Công an có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm liên quan đến rửa tiền; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân


liên quan trong phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm về rửa tiền; thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong nước và nước ngoài với NHNN; chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân thuộc danh sách đen; tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.

2.2.1.2 Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền

Căn cứ quy định tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng chống rửa tiền, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/7/2005 về việc thành lập Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về công tác phòng chống rửa tiền trong tình hình mới. Theo đó, Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền là đơn vị sự nghiệp, có con dấu riêng để giao dịch, có chức năng làm đầu mối để tiếp nhận, xử lý thông tin và thực hiện các nhiệm vụ liên quan được quy định tại Nghị định 74/2005/NĐ-CP.

Tiếp theo, Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền cùng với 3 đơn vị khác là Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác hợp nhất thành Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền được đổi tên thành Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Chức năng chính của Cục Phòng, chống rửa tiền là đầu mối tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền; thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền; đầu mối phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế trong thực thi các hoạt động về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.


Cục Phòng, chống rửa tiền thực hiện thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong thời gian từ năm 2010 đến 2014, Cục Phòng, chống rửa tiền đã nhận hàng nghìn báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các NHTM trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm và các đơn vị khác.

Bảng 2.1: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ nhận được của Cục Phòng,


Năm

Theo đối tượng báo cáo


Ngân hàng TM nhà nước


Ngân hàng TMCP

Chi nhánh NH nước ngoài

Công ty bảo hiểm


Đối tượng khác


Tổng cộng

2010

47

243

27

7

2

326

2011

203

336

50

1

0

590

2012

192

214

39

22

2

469

2013

165

161

30

18

0

374

2014

313

252

54

20

0

874

Tổng cộng

920

1206

200

68

4

2633

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 7

chống rửa tiền


Nguồn: Cục Phòng, chống rửa tiền Từ kết quả xử lý các báo cáo giao dịch đáng ngờ, hàng năm Cục đã chuyển

hàng trăm vụ việc, báo cáo liên quan cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng như các tội phạm khác liên quan đến rửa tiền trong và ngoài nước.


Bảng 2.2: Kết quả xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ



Năm

Chuyển Cơ quan Công an

Chuyến Cơ quan thanh tra

Chuyển đơn vị khác

Tổng cộng

Số vụ việc

Số báo cáo liên quan

Số vụ việc

Số báo cáo liên quan

2010

17

99

3

3

0

122

2011

14

232

4

4

2

256

2012

22

160

4

4

1

191

2013

11

166

2

4

0

183

2014

59

242

10

10

14

335

Tổng cộng

123

899

22

25

17

1086

Nguồn: Cục Phòng, chống rửa tiền Ngoài ra, ngay từ những ngày đầu thành lập, trên cơ sở Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2006 của Chính phủ về phòng chống rửa tiền, Cục Phòng, chống rửa tiền đã tham mưu ban hành công văn số 281/NHNN-TTR.m ngày 30/06/2006 của NHNN Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền; Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 NHNN Việt Nam hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền; Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/11/2011 của NHNN Việt Nam hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hành trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng chống rửa tiền. Cục Phòng, chống rửa tiền còn là đầu mối tham mưu trình cấp ban hành: Luật Phòng, chống rửa tiền; Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng, chống rửa tiền, Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền, Thông tư 31/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày


26/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT- NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền.

2.2.1.3 Tăng cường phối hợp phòng chống rửa tiền giữa các cơ quan có liên quan

Ngày 13/04/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 470/QĐ- Ttg về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền do Phó Thủ thướng thường trực làm trưởng ban. Các phó trưởng ban là Thống đốc NHNN và lãnh đạo Bộ Công an, 11 ủy viên là lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. NHNN là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo, NHNN thành lập tổ thường trực giúp việc ban chỉ đạo và nhiều hoạt động khác phục vụ cho công tác phòng chống rửa tiền.

Việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền sẽ giúp chính phủ nâng cao hiệu quả chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành trong công tác phòng chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam và theo đó Ban chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp trong công tác phòng chống rửa tiền.

- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá công tác phòng chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.

- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong APG và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ 40 Khuyến nghị của FATF.

- Phối hợp với các lực lượng nòng cốt trong công tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách pháp


luật, chương trình, biện pháp chống tài trợ cho khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam trong từng thời kỳ.

- Duyệt báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo từng thời kỳ và khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

- Giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, ban hành các chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền phù hợp trong từng thời kỳ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ phân công.


2.2.1.4 Hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống rửa tiền

Hợp tác quốc tế không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia mà còn cũng cố mối quan hệ của các quốc gia. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền cũng không ngoại lệ, nó giúp các quốc gia dễ dàng trao đổi thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ công nghệ…

Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống rửa tiền ngày 04/05/2007, Việt Nam đã kết nạp làm thành viên thứ 33 của APG về phòng chống rửa tiền, đồng thời tham gia đầy đủ và nhận đánh giá đa phương của APG về Việt Nam. Hiện Việt Nam đã được APG đánh giá đa phương lần thứ nhất vào năm 2009.

Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế thì trong thời gian qua NHNN đã tích cực tìm kiếm đối tác hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống rửa tiền. Qua đó, NHNN và một số cơ quan chức năng khác đã nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển châu Á… cho các dự án về phòng chống rửa tiền. Cùng với việc tìm kiếm đối tác hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống rửa tiền, NHNN đã ký bản ghi nhớ trao đổi, cung cấp thông tin với Đài Loan, Nga, Hàn Quốc, Anh, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông và

Ngày đăng: 17/12/2022