Nội Dung Phòng Chống Rửa Tiền Qua Hệ Thống Ngân Hàng


Rút tiền mặt từ tài khoản với số lượng lớn từ tài khoản vừa mới nhận

được một khoản tiền từ nước ngoài chuyển về

Gửi tiền mặt với số lượng lớn vào tài khoản bằng cách chia nhỏ số tiền mặt muốn gởi thành nhiều khoản khác nhau

Khách hàng thường xuyên gửi tiền mặt với số lượng lớn vào ngân hàng nhưng rút tiền ra khỏi tài khoản thường bằng séc chi trả cho các cá nhân hay công ty không có quan hệ kinh doanh với khách hàng

Các giao dịch liên quan đến các tài khoản trong ngân hàng có một số điểm bất thường:

Tài khoản có tốc độ chu chuyển tiền trong ngày rất cao thể hiện ở việc doanh số giao dịch trên tài khoản thay đổi đột biến, doanh số giao dịch lớn trong một khoản thời gian ngắn nhưng số dư tài khoản nhỏ

Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản thành một khoản tiền lớn và ngược lại. Trong một khoản thời gian ngắn, tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản khác nhau.

Các giao dịch liên quan đến các cuộc chuyển tiền ra nước ngoài:

Một khách hàng vãng lai chuyển tiền ra nước ngoài mà không đưa ra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

lý do hợp lý

Một khách hàng chuyển tiền đến chi nhánh nước ngoài, công ty con hoặc ngân hàng có trụ sở tại một quốc gia nơi mà buôn lậu, tham nhũng, sản xuất và buôn bán ma túy diễn ra thường xuyên

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 4

Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư:

Hoạt động mua bán chứng khoản không phù hợp với vị thế của khách hàng hoặc khách hàng đầu tư kinh doanh chứng khoán bằng tiền mặt một cách khác thường với số lượng lớn

Vốn đầu tư để thành lập doanh nghiệp đến từ các quốc gia có tỷ lệ tội phạm cao, có hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền kém


- Thông qua các khoản vay có hoặc không có tài sản thế chấp: các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba mà không có mối liên hệ minh bạch với khách hàng

1.3.3 Nội dung phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Các quốc gia trên thế giới đã thực hiện phương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng như sau:

- Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền

Nhiệm vụ của cơ quan này là giám sát việc thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền. Có 2 mô hình hoạt động phổ biến:

Mô hình 1: cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc bộ máy của Chính phủ, thường là trực thuộc NHTW, trợ giúp Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh việc thực hiện chức năng giám sát thi hành Luật phòng, chống rửa tiền, cơ quan này còn thực hiện chức năng thu thập các thông tin từ các tổ chức tín dụng, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ và đề xuất các biện pháp liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền

Mô hình 2: cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị hoàn toàn độc lập với bộ máy Chính phủ, không chịu sự chi phối của bất kỳ đơn vị nào trong bộ máy chính phủ. Nó có quyền hạn, chức năng, phạm vi hoạt động rộng rãi hơn. Ở các nước xem cơ quan này là cơ quan tình báo tài chính. Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo tính độc lập và khách quan trong điều tra rửa tiền

- Ban hành Luật và các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền

Hiện nay, hầu hết các nước phát triển đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền. Đặc điểm chung của Luật phòng, chống rửa tiền ở các nước này như sau: (i) Luôn hướng đến việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF;(ii) Liệt kê tất cả các tội danh liên quan đến rửa tiền; (iii) Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện quy tắc nhận biết khách hàng (iv) Quy định mức giao dịch phải báo cáo; (v) Các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ; (vi) Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền

- Tổ chức thực hiện: thiết lập quy trình phòng, chống rửa tiền tại các NHTM


Đánh giá khách hàng, phân loại rủi ro: thông thường các ngân hàng trên thế giới thường phân loại khách hàng theo 3 nhóm rủi ro sau:

Nhóm khách hàng có rủi ro cao: tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên và bắt buộc trong việc tìm hiểu thông tin khách hàng

Nhóm khách hàng rủi ro trung bình: tiến hành kiểm tra, giám sát ở mức độ

bình thường và tìm hiểu thông tin về khách hàng khi có yêu cầu

Nhóm khách hàng rủi ro thấp: tiến hành kiểm tra, giám sát ở mức độ đơn

giản và chỉ đòi hỏi những thông tin thông thường về khách hàng

Kiểm soát các giao dịch đáng ngờ: khi phát hiện các giao dịch đáng ngờ, nhân viên ngân hàng phụ trách sẽ tiến hành xử lý hoặc báo cáo cấp trên xem xét. Sau khi kiểm tra tính xác thực về thông tin khách hàng, ngân hàng sẽ chuyển thông tin này cho cơ quan phòng, chống rửa tiền. Để thực hiện tốt việc kiểm soát này, các ngân hàng phải được hướng dẫn xây dựng quy trình báo cáo thông tin về giao dịch đáng ngờ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng.

Giữ bí mật: các tổ chức tài chính phải đảm bảo giữ bí mật thông tin khách hàng tránh ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng

Lưu giữ hồ sơ về khách hàng: các thông tin về nhận dạng khách hàng và thông tin giao dịch được lưu trong thời gian tối thiếu 5 năm hoặc dài hơn theo yêu cầu của cơ quan chức năng, đặc biệt là các hồ sơ có liên quan đến công tác điều tra khởi tố.

- Tuân thủ các khuyến nghị của FATF và thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

1.4 Các tổ chức tham gia phòng chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế

- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế đầu tiên tiến hành một hoạt động quan trọng về chống rửa tiền thực sự trên toàn cầu. LHQ giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực này vì một số lý do. Thứ nhất, đây là một tổ chức quốc tế với số thành viên lớn nhất. Được thành lập vào tháng 10/1945, hiện nay số thành viên LHQ trên toàn cầu là 193. Thứ hai, LHQ tích cực điều hành một chương trình chống rửa tiền – đó là Chương trình toàn cầu về chống rửa tiền (GPLM) có trụ sở ở Viên, thủ đô nước Áo và là một bộ phận


của Văn phòng Ma túy và tội phạm (ODC) của LHQ. Thứ ba và có lẽ là quan trọng nhất, LHQ có khả năng thông qua những hiệp ước hoặc công ước quốc tế có hiệu lực như luật ở một nước khi nước đó đã ký, thông qua và thực hiện công ước dựa trên hiến pháp và cơ cấu luật pháp của nước đó. Trong những trường hợp nhất định, Hội đồng bảo an có quyền bắt buộc tất cả các nước thành viên tuân thủ thông qua một Nghị quyết của Hội đồng bảo an, bất chấp một nước thành viên nào đó có hành động khác.

Công ước Vienna

Do mối quan ngại tăng lên trước tình trạng buôn bán bất hợp pháp ma túy quốc tế ngày càng tăng lên và những khối lượng tiền khổng lồ liên quan được đưa vào hệ thống ngân hàng, LHQ thông qua Chương trình LHQ về kiểm soát ma túy (UNDCP) đã khởi xướng một hiệp định quốc tế về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và rửa tiền. Trong năm 1988, nỗ lực đó đã đưa đến việc thông qua Công ước của LHQ về chống buôn bán ma túy và chất hướng thần (Công ước Vienna). Hiệu lực từ tháng 11/1990. Công ước này chủ yếu đề cập đến các điều khoản để chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật, 169 nước đã tham gia vào công ước này. Mặc dù Công ước không sử dụng thuật ngữ rửa tiền nhưng Công ước đã đưa ra định nghĩa về khái niệm này và yêu các các nước hình sự hóa hoạt động đó. Tuy nhiên, Công ước Vienna chỉ quy định tội buôn bán bất hợp pháp ma túy là tội nguồn và không xử lý các khía cạnh mang tính phòng ngừa việc rửa tiền.

Công ước Palermo

Nhằm tăng cường nổ lực chống tội phạm quốc tế có tổ chức, LHQ đã thông qua Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào năm 2000 (Công ước Palermo). Công ước bao gồm nhiều điều khoản về chống tội phạm có tổ chức và yêu cầu những nước đã thông qua Công ước này phải thực hiện các điều khoản của Công ước bằng cách ban hành luật trong nước. Về rửa tiền, Công ước Palermo bắt buộc mỗi nước thông qua Công ước phải:

Hình sự hóa việc rửa tiền và quy định tất cả các tội phạm nghiêm trọng là tội nguồn của tội rửa tiền, bất kể phạm tội được thực hiện ở trong nước hay


nước ngoài và cho phép suy đoán về sự cố ý phạm tội từ những tình tiết khách quan

Xây dựng các biện pháp phòng ngừa và phát hiện mọi hành vi rửa tiền, kể cả nhận dạng khách hàng, lưu giữ hồ sơ và báo cáo các giao dịch đáng ngờ

Trao quyền hợp tác và trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính, quản lý, thi hành pháp luật và các cơ quan khác, cả ở trong nước và trên phạm vị quốc tế và xem xét việc thành lập một đơn vị tình báo tài chính để thu thập, phân tích và phổ biến thông tin

Thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Chương trình toàn cầu về chống rửa tiền (GPML)

GPML của LHQ năm trong Văn phòng Ma túy và Tội phạm (ODC) của LHQ. GPML là một dự án nghiên cứu và hỗ trợ với mục tiêu là tăng cường hiệu quả của các hành động quốc tế chống rửa tiền bằng cách cung cấp kiến thức giám định chuyên môn, đào tạo và tư vấn cho các thành viên theo yêu cầu. chương trình tập trung nổ lực vào những lĩnh vực sau:

Tăng cường nhận thức của những nhân vật chủ chốt trong các nước thành viên LHQ

Giúp tạo ra các khung pháp luật cho cả các nước theo luật án lệ và các nước theo luật Châu Âu lục địa với sự hỗ trợ của luật mẫu

Tăng cường năng lực thể chế, đặc biệt là việc thiết lập các đơn vị tình báo tài chính

Cung cấp đào tạo cho các nhà lập pháp, tư pháp, các cơ quan quản lý, thi hành pháp luật và khu vực tài chính tư nhân

Thúc đẩy cách tiếp cận vùng để giải quyết vấn đề, xây dựng và duy trì các mối quan hệ chiến lược với các tổ chức khác

Duy trì một cơ sở dữ liệu các thông tin và tiến hành phân tích những thông tin thích hợp

Công ước này có hiệu lực vào ngày 29/09/2003, được 147 nước ký và 82 nước phê chuẩn. Công ước Palermo có vị trí quan trọng bởi vì các điều khoản AML


của nó chấp nhận cùng một cách tiếp cận mà FATF đã thông qua trong Bốn

mươi khuyến nghị về rửa tiền.

- Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) là tổ chức chuyên nghiên cứu, đưa ra những chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7, ở Paris, vào năm 1989, nhằm phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế đối phó với việc rửa tiền. Tháng 4/1990, FAFT đã ban hành 40 khuyến nghị. Hiện tại, FATF có 36 thành viên bao gồm 34 quốc gia và 2 tổ chức khu vực là thành viên liên kết. 49 khuyến nghị về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố do FATF ban hành, gồm 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ khủng bố. 40 khuyến nghị được ban hành lần đầu tiên vào năm 1990 nhằm tìm kiếm sự nhất trí giữa các nước trong việc ban hành luật và thống nhất hành động của các ngân hàng để hạn chế các dòng tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma túy chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. 40 khuyến nghị ban đầu đã được sửa đổi vào năm 1996 và năm 2003 để theo kịp các phương thức rửa tiền ngày càng tinh vi của bọn tội phạm. Từ sau vụ khủng bố tháng 9/2001 tại Mỹ, vào tháng 10/2001, FATF đã mở rộng trách nhiệm giải quyết các vấn đề về tài trợ khủng bố và đã xây dựng 8 khuyến nghị đặc biệt chống tài trợ khủng bố. Vào tháng 10/2004, FATF đã thông qua khuyến nghị đặc biệt IX liên quan đến người vận chuyển tiền mặt qua biên giới.

FATF có nhiệm vụ đánh giá, giám sát các biện pháp chống rửa tiền, theo dấu các hoạt động rửa tiền ở các quốc gia thành viên và không phải là thành viên tổ chức này. Hiện nay có hơn 130 quốc gia và lãnh thổ - đại diện cho khoảng 85% dân số thế giới và khoảng 90% đến 95% sản lượng kinh tế toàn cầu - đã thực hiện những cam kết chính trị để thực hiện các khuyến nghị của FATF.

FATF còn có một nhiệm vụ nữa là công bố danh sách những nước và vùng lãnh thổ không cam kết hoặc không hưởng ứng tích cực chống lại nạn rửa tiền. Ngay khi bản danh sách này được công bố lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2000, 15 nước và lãnh thổ trong danh sách không hợp tác đã nhanh chóng hành động để thực hiện những khuyến nghị của FATF. Đây là một trong những cảnh báo cho những quốc gia nào không có thiện chí trong các nỗ lực hợp tác quốc tế chống lại rửa tiền và khủng bố và


tất nhiên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các quốc gia không phải thành viên này cũng sẽ gặp phải những trở ngại tương xứng.

- Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng (Ủy ban Basel) được thành lập năm 1974 bởi Thống đốc ngân hàng trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Lucxembua, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Mỹ. Ủy ban Basel đã đưa ra những văn bản hướng dẫn về đánh giá khách hàng, chia sẻ thông tin và các nỗ lực trong việc PCRT và tài trợ khủng bố, rủi ro tuân thủ và chức năng kiểm soát tuân thủ, các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử… trong đó, điển hình là: Các yêu cầu chú ý xác đáng khách hàng (CDD - Customer Due Diligence for Banks - tháng 10/2001); rủi ro tuân thủ và chức năng kiểm soát tuân thủ trong hoạt động ngân hàng (Compliance and the compliance function in banks - tháng 4/2005). Ủy ban Basel ủng hộ mạnh mẽ việc “Chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị của FATF, đặc biệt là các khuyến nghị liên quan đến ngân hàng” và chủ trương rằng các tiêu chuẩn Chú ý xác đáng khách hàng “phải nhất quán với các khuyến nghị của FATF”.

- Nhóm các đơn vị tình báo tài chính Egmont

Với tư cách là một phần trong nỗ lực chống rửa tiền, các chính phủ đã lập ra các cơ quan để phân tích thông tin do các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ làm báo cáo về rửa tiền trình lên. Những cơ quan này có tên gọi chung là các đơn vị tình báo tài chính (FIUs). Những đơn vị này là đầu mối của các chương trình AML quốc gia vì chúng tạo ra việc trao đổi thông tin giữa các tổ chức tài chính và các cơ quan thi hành pháp luật. Vì hoạt động rửa tiền được thực hiện trên quy mô toàn cầu cho nên cũng cần chia sẻ thông tin trên cơ sở xuyên biên giới. Vào năm 1995, một số đơn vị FIU đã bắt đầu công tác với nhau và thành lập Nhóm các đơn vị tình báo tài chính Egmont. Mục tiêu của nhóm là cung cấp diễn đàn cho các FIU để tăng cường hỗ trợ cho từng chương trình trong các chương trình AML quốc gia của họ và phối hợp các sáng kiến AML. Sự hỗ trợ này gồm mở rộng và hệ thống hóa việc trao đổi thông tin tình báo tài chính, tăng cường kỹ năng chuyên môn và năng lực cho đội ngũ cán bộ và thúc đẩy các mối liên lạc tốt hơn giữa các FIU thông qua công nghệ và giúp phát triển các FIU trên toàn thế giới.


- Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG): APG được thành lập vào năm 1997, là một tổ chức mang tính tự nguyện và hợp tác trong lĩnh vực chống rửa tiền. Hiện nay, APG đã có 40 thành viên và 20 quan sát viên. APG có 5 chức năng chính là:

Đánh giá việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của các thành viên thông qua một chương trình đánh giá chéo lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên;

Phối hợp song phương với các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để nâng cao việc chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của các thành viên;

Tích cực tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác với hệ thống các tổ chức chống rửa tiền quốc tế, đặc biệt là với FATF và tổ chức vùng kiểu FATF khác;

Nghiên cứu, phân tích những thủ đoạn mới về rửa tiền và xu hướng chống tài trợ khủng bố, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cho các tổ chức thành viên APG;

Thực hiện tốt vai trò thành viên tích cực trong FATF để góp phần xây dựng chính sách và các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

1.5 Hoạt động phòng chống rửa tiền trên thế giới

Theo IMF, số lượng tiền bẩn được “rửa” hàng năm của các tổ chức tội phạm trên thế giới chiếm khoản 2-5% GDP của toàn thế giới, tương đương 500 đến 1.500 tỉ USD. Gafi - một tổ chức tài chính chống “rửa” tiền với 31 quốc gia thành viên, có trụ sở tại Paris, chuyên theo dõi hoạt động “rửa” tiền - cho biết, nhiều quan chức, chính trị gia đã từng tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động “rửa” tiền và đây là một dấu hiệu tham nhũng. Từ trước tới nay, việc ''rửa'' tiền chủ yếu thông qua đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, mua bán nguyên vật liệu, giao dịch thương mại và tất cả đều phải bơm tiền vào hệ thống tài chính ngân hàng để chuyển thành “tiền sạch”.

1.5.1 Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2022