Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Liên Quan Đến Hoạt Động Rửa Tiền Tại Việt


- Giúp chính quyền địa phương điều tra và truy tố tội phạm tài chính và rửa

tiền.


Với các chiến lược và nỗ lực như trên, hàng năm FinCEN nhận được hơn 14,7 triệu báo cáo giao dịch, trong đó chủ yếu là báo cáo giao dịch vượt ngưỡng (hơn 13,67 triệu giao dịch), báo cáo giao dịch đáng ngờ (hơn 0,66 triệu giao dịch).

Bên cạnh kết quả như trên, hệ thống phòng chống rửa tiền của Mỹ còn tồn tại một số lỗ hỗng như:

- Các biện pháp liên quan đến những người có quan hệ chính trị không áp dụng một cách rõ ràng cho các Công ty dịch vụ tiền tệ, lĩnh vực bảo hiểm, các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hàng hóa;

- Không có quy định rõ ràng yêu cầu các công ty bảo hiểm, các công ty dịch vụ tiền tệ hoặc các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hàng hóa có các chính sách và thủ tục đối với các giao dịch không trực tiếp;

- Các yêu cầu của Đạo luật bí mật ngân hàng không áp dụng cho các chi nhánh nước ngoài và văn phòng của Các công ty bảo hiểm nhân thọ.

1.3.1.2 Phòng chống rửa tiền tại Singapore

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Không giống như Mỹ, Singapore đã thông qua một phương pháp tiếp cận đa phương để đối phó với các rủi ro rửa tiền. Các nỗ lực chống rửa tiền hướng vào khung pháp lý, thể chế, chính sách một cách toàn diện và đầy đủ, tỷ lệ tội phạm trong nước ở mức thấp, không khoan dung cho tham nhũng trong nước, một bộ máy tư pháp hiệu quả, một nền văn hóa tuân thủ đã được thiết lập từ lâu và các biện pháp giám sát được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

Singapore cho rằng họ đã đi đầu trong theo dõi và làm gián đoạn hành vi rửa tiền thông qua các thông tin tình báo và quyền lực pháp lý khác. Và họ đã xác định các yếu tố chính của chiến lược chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như sau:

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 5


- Xác định các khu vực ưu tiên cao cho hành động dựa trên đánh giá rủi ro của các mối đe dọa lớn và các lỗ hổng về hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố;

- Thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế một cách nghiêm chỉnh, đặc biệt là 40 khuyến nghị của FATF;

- Duy trì một chế độ hình phạt nghiêm khắc chống lại nạn buôn bán ma túy, khủng bố và các tội phạm nghiêm trọng khác;

- Thực thi pháp luật hiệu quả là biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ;


- Áp đặt các tiêu chí lựa chọn chặt chẽ đối với các định chế tài chính muốn gia nhập ngành tài chính của Singapore;

- Bảo đảm hiệu quả giám sát các định chế tài chính hoạt động tại Singapore;


- Thuê chuyên gia và những chuyên viên nòng cốt để phát triển và thực hiện các chính sách và biện pháp phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố;

- Thực hiện sự phối hợp và hợp tác cao giữa các cơ quan chính phủ;


- Cung cấp hỗ trợ pháp lý khác thông qua các kênh chính thức và không chính thức, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin và tình báo.

Để tăng cường các biện pháp phòng chống rửa tiền, chính phủ Singapore đã quan tâm nhiều hơn đến loại hình kinh doanh và nghề nghiệp phi tài chính nhạy cảm với rửa tiền. Từ đó, họ đã đưa ra các sáng kiến mới bao gồm:

- Ban hành quy định phòng chống rửa tiền đối với các hoạt động casino;


- Thực hiện một hệ thống khai báo cho du khách xuất nhập cảnh để kịp thời phát hiện vận chuyển tiền hoặc công cụ chuyển nhượng vô danh;

- Mở rộng yêu cầu phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong môi giới hàng hóa kỳ hạn;


- Mở rộng chương trình tiếp cận lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề phi tài chính bao gồm cả luật sư, đại lý bất động sản, kim hoàn và các doanh nghiệp nói chung;

- Xây dựng hướng dẫn thi hành Luật xã hội;


- Nghiên cứu một khuôn khổ pháp lý phòng chống rửa tiền chi tiết hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp;

- Đánh giá tham nhũng, buôn bán ma túy và các tội phạm nghiêm trọng khác để điều chỉnh các quy định có liên quan, và có tính đến các yếu tố phản hồi về các vấn đề thực hiện.

Thông qua phương pháp tiếp cận như trên, số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ tăng đều qua các năm, với 6.356 báo cáo, chủ yếu là từ các ngân hàng 2.063 báo cáo, các công ty bảo hiểm 2.964 báo cáo ….

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Mặc dù là nước đi sau trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch và giảm thiểu thiệt hại trong việc thực hiện kiểm soát rửa tiền. Qua nghiên cứu việc thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền tại một số nước như: Mỹ, Singapore, chúng ta có thể rút ta một số kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống rửa tiền. Kinh nghiệm của các nước trên cho thấy, việc sớm ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống rửa tiền sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan thực thi đầy đủ các quyền và chức năng của mình. Bên cạnh đó cũng cần phải thường xuyên rà soát văn bản pháp lý để điều chỉnh phù hợp để đáp ứng với điều kiện thực tiễn.

Xây dựng hệ thống giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền hiệu quả. Mặc dù Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng chống


rửa tiền từ những năm 1970, nhưng do thiếu một hệ thống giám sát hiệu quả nên vụ ngân hàng Boston cố tình vi phạm các quy định về lưu giữ chứng từ, giao dịch với các tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm mới được phát hiện. Do vậy, công tác giám sát đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống rửa tiền của các quốc gia.

Xây dựng chính sách nhận biết khách hàng. Theo kinh nghiệm của các nước có hệ thống phòng chống rửa tiền hiệu quả thì việc các ngân hàng xây dựng được chính sách nhận biết khách hàng là đã thực hiện cắt đứt sự tiếp cận hệ thống ngân hàng của bọn tội phạm; tức giai đoạn 1 của quy trình rửa tiền chưa được thực hiện.

Hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền. Hợp tác quốc tế không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia mà nó còn củng cố mối quan hệ của các quốc gia. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền cũng không là ngoại lệ, nó giúp các quốc gia dễ dàng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công nghệ … Các hình thức hợp tác có thể là hỗ trợ tập huấn, nâng cao năng lực; điều tra chung; trao đổi thông tin, chứng cứ; cùng xây dựng và cam kết thực thi các chuẩn mực chung về phòng chống rửa tiền…


KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Trong chương này, tác giả đã giới thiệu các khái niệm về rửa tiền, các phương thức và quy trình rửa tiền tiêu biểu cũng như những ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến nền kinh tế. Hoạt động rửa tiền ngày nay không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực mà luôn có xu hướng mở rộng trên toàn thế giới với khối lượng tiền được tẩy rửa mỗi năm ngày càng gia tăng.

Dù cho hoạt động rửa tiền có xu hướng biến đổi như thế nào thì ngân hàng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu để thực hiện hành vi tẩy rửa bởi vì khả năng giao dịch lớn và đồng tiền qua ngân hàng sẽ trở thành “đồng tiền sạch”, từ đó có thể giao dịch đến bất kỳ đâu mà không gây ra bất cứ một sự nghi ngờ gì về tính hợp pháp của chúng. Ngành ngân hàng Việt Nam hiện đang đứng nguy cơ sẽ là điểm đến của tội phạm rửa tiền trên thế giới. Thực trạng phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam được trình bày ở chương II sẽ cho thấy rõ hơn về vấn đề này.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM



Nam‌

2.1 Tình hình rửa tiền tại Việt Nam

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Việt


Sau thời gian chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đến

nay tình hình kinh tế trong nước đã có những khởi sắc và từng bước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tăng trưởng GDP năm 2015 đạt trên 6,68%, cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%); bình quân 5 năm đạt khoảng 5,9%/năm, trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 6,74%/năm, nông lâm thủy sản tăng 3,01%/năm, dịch vụ tăng 6,31%/năm. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 45,7 triệu đồng/năm, tương đương 2.109 USD/người/năm. Mức sống người dân dần được cải thiện.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Toàn cầu hóa đã đem đến những bước phát triển cho nền kinh tế nhưng cũng làm cho tội phạm quốc tế có thể xâm nhập vào nước ta dễ dàng. Những thủ thuật đã bị phát hiện và xử lý ở những quốc gia phát triển, lại bắt đầu du nhập vào nước ta, một nước còn non kém về trình độ kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát rửa tiền. Song song với toàn cầu hóa, vấn đề nội tại bên trong nền kinh tế cũng mang lại không ít cơ hội và điều kiện để thực hiện hành vi rửa tiền như: hệ thống tài chính tiền tệ còn non kém, công tác cổ phần hóa còn lỏng lẻo, tình hình buôn lậu ma túy, tham nhũng, tội phạm băng nhóm có tổ chức đang ngày càng gia tăng…

2.1.1.1 Về thị trường tài chính

Trong những năm gần đây, thị trường tài chính đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là NHTM, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm.


NHTM: Sau quá trình phát triển nóng về số lượng ngân hàng, năm 2012 Chính phủ đã phê duyệt đề án số 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng mà trọng tâm là các NHTM. Sau gần 3 năm thực hiện, một số các NHTM yếu kém đã được sáp nhập với nhau, hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn; một số NHTM hoạt động yếu kém, nợ khách hàng lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua với giá 0 đồng và nhận nợ thay, chuyển sang mô hình Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau đó giao cho các NHTM Nhà nước quản lý, điều hành. Đối với một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động yếu kém, NHNN đã yêu cầu ngân hàng mẹ phải xử lý hoặc cho phép ngân hàng nước ngoài mua lại. Với quy định về mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo lộ trình, một số ngân hàng đã có sự bứt phá thông qua huy động vốn của các cổ đông, trong đó có các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước. Một số ngân hàng đã có tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư chiến lược lên đến 30%. Đến nay, vốn điều lệ của một số ngân hàng đã tăng khá, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng như phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán chỉ mới hình thành và phát triển trong hơn một thập kỷ nhưng đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý, cơ cấu và quy mô thị trường khá đầy đủ, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Giá trị vốn hóa thị trường ngày càng cao với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2015 mức vốn hóa thị trường hiện đã đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương 34% GDP. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 4.964 tỷ đồng. Trên 2 sàn có 682 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 528.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2014 và 571 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 709.000 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2014.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015 đã cải thiện tốc độ tăng trưởng khá mạnh đã hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền


kinh tế 152.500 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2014. Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt

81.374 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% GDP. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 68.374 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015, doanh thu từ hoạt động đầu tư đạt 13.000 tỷ đồng. Cụ thể, doanh thu trong lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 31.374 tỷ đồng, tăng 14%, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 29,5%.

Song song với những kết quả đạt được, thị trường tài chính nước ta còn tồn tại một số vấn đề như: các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều kẻ hở, công nghệ còn tương đối lạc hậu, thiếu biện pháp kiểm soát nguồn tiền vào…Chính điều này đã tạo cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán hay mua các hợp đồng bảo hiểm giá trị lớn…

2.1.1.2 Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nước ta diễn ra tương đối chậm. Kế hoạch cổ phần hóa đã được Chính phủ đề ra lộ trình cụ thể theo phương án sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã được phê duyệt, giai đoạn 2011-2015 dự kiến cổ phần hóa 527 doanh nghiệp. Tuy nhiên, năm 2015 là năm cuối của kế hoạch cổ phần hóa kết thúc, nhưng theo số liệu của Bộ Tài chính tính đến tháng 11/2015, cả nước còn phải thực hiện cổ phần hóa 130 doanh nghiệp. Từ năm 2011 đến tháng 11/2015, cả nước mới cổ phần hóa được 397 doanh nghiệp, đạt 75% kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do chính sách chưa đồng bộ, thiếu minh bạch thông tin khiến doanh nghiệp khó thu hút được nhà đầu tư tiềm năng.

Việc cổ phần hóa mang lại luồng sinh khí mới nhưng nó cũng mang lại không ít mặt tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa như: xác định giá trị, bán cổ phần doanh nghiệp. Đây là một kẻ hở dễ bị lợi dụng để tiến hành tham nhũng và được xem là nguồn gốc của “tiền bẩn” khi tiến hành các công đoạn rửa tiền.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2022