Thực Trạng Hoạt Động Rửa Tiền Qua Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam


42

35

32

27

17

10

12

13

6

9

1 0

2 1

45

40

Báo cáo giao dịch đáng ngờ


Báo cáo giao dịch đáng ngờ

chuyển sang cơ quan công an

35

30

25

20

15

10

5

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012


Nguồn : Phòng thông tin tín dụng và chống rửa tiền Vietcombank

Phòng chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Ở Ngân hàng TMCP Á Châu quy định mỗi chi nhánh, phòng giao dịch có 1 nhân sự phụ trách về việc báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Bộ phận PCRT thuộc Hội sở. Tính từ thời điểm Luật PCRT có hiệu lực 01/01/2013 đến nay thì có 16 báo cáo giao dịch đáng ngờ được gởi về Cục PCRT. Qua khảo sát tại Ngân hàng TMCP Á Châu thì việc nhận biết thông tin khách hàng không được thực hiện một cách thường xuyên, không được áp dụng rộng rãi với mọi khách hàng mà chỉ những khách hàng nào có mở tài khoản hoặc có thực hiện giao dịch vay tại Ngân hàng thì mới thực hiện thủ tục nhận biết. Các khách hàng khác như khách hàng thực hiện giao dịch nộp tiền, rút tiền, cho dù với số lượng bao nhiêu cũng không nằm trong danh sách khách hàng phải nhận biết, cập nhật thông tin. Mặt khác, nếu có thực hiện việc nhận biết, cập nhật thông tin thì chỉ dừng lại ở những thông tin như họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, các thông tin về giao dịch hầu như không nằm trong quy trình nhận biết.

2.3 Thực trạng hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam


Đến nay chưa có con số cụ thể nào thống kê về quy mô và tính nghiêm trọng do hoạt động rửa tiền ở Việt Nam gây ra, tuy vậy vẫn khó tránh khỏi do những quy định về rửa tiền ở Việt Nam sơ sài so với nhiều nước.

Theo ông Nguyễn Văn Ngọc - Cục trưởng Cục PCRT cho biết hiện nay Việt Nam vẫn nằm trong danh sách đen của FATF do cơ chế phong tỏa, tịch thu tài sản, hình sự hóa pháp nhân Việt Nam chưa thực hiện xong. Luật PCRT có hiệu lực từ tháng 1/1/2013 thể hiện sự cam kết cao của Nhà nước ta đối với các tổ chức quốc tế về PCRT và phòng chống tham nhũng. Việc ban hành Luật PCRT với kỳ vọng sẽ kiểm soát chặt hơn dòng tiền ra vào Việt Nam và những quy định về thanh toán dùng tiền mặt sẽ khiến các giao dịch buộc phải thực hiện qua ngân hàng, ngăn chặn được các hành vi rửa tiền.Tuy nhiên, việc triển khai chỉ mới ở bước đầu nên sẽ còn nhiều kẽ hở và chưa kiểm soát hết được. Hiện Việt Nam đang cố gắng hết sức để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền của FATF và được FATF đánh giá cao. Để ra khỏi danh sách đen của FATF, Việt Nam phải hoàn thiện cơ chế phong tỏa tịch thu tài sản; hình sự hóa pháp nhân; tăng cường hợp tác quốc tế tương trợ tư pháp. Ngoài ra, cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường thể chế đối với công tác cường PCRT; tuyên truyền, đào tạo; thanh tra, giám sát xử lý vi phạm…

Theo Cục PCRT thuộc NHNN, Việt Nam chưa có đánh giá chính thức nào của cơ quan thẩm quyền về tội phạm rửa tiền, nhưng nếu căn cứ vào số liệu của các cơ quan pháp luật, thì số vụ rửa tiền ở nước ta là quá ít. Số liệu của Cục PCRT cho thấy đến nay, NHNN đã “khoanh vùng” được 165 báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền, chuyển cơ quan thanh tra và công an xác minh. Tổng số tiền giao dịch đáng ngờ trong năm 2012 là gần 51.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, NHNN cũng tiếp nhận 50 văn bản từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến các bị can hoặc đối tượng trong các vụ án hình sự.

Bảng 2.1: Kết quả tiếp nhận, phân tích báo cáo giao dịch đáng ngờ


Năm

Số báo cáo giao dịch đáng ngờ

Số báo cáo chuyển cơ quan Công an

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 6



2007

11

4

2008

43

18

2009

60

32

2010

115

99

2011

152

77

2012

205

165

Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Bảng 2.2: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được Cục PCRT thu thập từ năm

2006 – 2012 (số báo cáo)


Đơn vị báo cáo

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Ngân hàng TMCP

3

7

8

14

33

58

101

Ngân hàng TM nhà nước

0

3

28

35

65

81

93

Ngân hàng liên doanh

0

0

0

1

2

1

3

Ngân hàng nước ngoài

1

1

6

9

13

10

7

Các TCTD khác

0

0

1

1

2

2

1

Tổng cộng

4

11

43

60

115

152

205

Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

2.4 Đánh giá kết quả công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua

2.4.1 Những kết quả đã đạt được

Qua một thời gian Việt Nam triển khai công tác PCRT trong các NHTM, đã có một số trường hợp có dấu hiệu liên quan đến rửa tiền đã phát hiện được trong thời gian vừa qua như sau:


- Mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại để phục vụ giao dịch chứng khoán. Việc rửa tiền qua chứng khoán được xem là khá dễ dàng, do đặc thù của chứng khoán là mọi người đều có quyền mua đi bán lại cổ phiếu và tái đầu tư trong khi giá cổ phiếu lại lên xuống thất thường

- Thuê người đứng tên chủ tài khoản, sau đó chủ sở hữu bàn giao mã số pin để người thuê thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản trong nước và rút ngoại tệ tại Campuchia đã có. Trước đây có nhóm tội phạm quốc tế thuê một số người Việt Nam mở 12 thẻ debit của các ngân hàng trong nước. Các chủ thẻ nhận ít tiền thù lao rồi giao lại thẻ cho người đặt hàng. Sau đó, nhóm tội phạm này sang Campuchia (quốc gia không quản lý ngoại hối) để rút tiền mặt. Hằng ngày, tiền được chuyển vào cả 12 tài khoản ở Việt Nam và rút sạch từ Campuchia.

- Liên quan đến hành vi mở tài khoản cá nhân để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ nước ngoài: các đối tượng phạm tội ở nước ngoài, sau đó chuyển “tiền bẩn” từ nước ngoài về Việt Nam để hợp pháp hóa, chuyển sang “tiền sạch”. Cách chuyển tiền của tội phạm rử tiền qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức gửi tiền cho thân nhân, hoặc đầu tư vào các hợp đồng kinh tế “ma”. Trên thực tế đã có một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này.

Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được Công an Đà Nẵng phát hiện vào tháng 10/2008, bắt được thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi tên này đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản. Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển vào. Điều đáng nghi ngờ là, đối tượng này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch bất thường, cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài. Sau đó chuyển vào Việt Nam qua hai chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu.


Công an Đà Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người đã mở tài khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhanh chân tẩu thoát.

Từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có dấu hiệu bất thường, nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và ở nước ngoài.

- Vụ việt kiều Lê Thị Phương Mai đầu tư tiền từ hoạt động ma tuý vào các dự án của Công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc. Theo hồ sơ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Lê Thị Phương Mai là nhân vật đã đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm quốc tế lớn tại Bắc Mỹ, hoạt động theo qui trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy đến rửa tiền. Đầu năm 2004, trước khi bị FBI bắt khoảng 3 tháng, Mai cùng một số người khác dưới danh nghĩa người của Công ty Viet – Can Resorts & Plantation Inc., có trụ sở tại 857, Unit 1, Somerset St. WestOttawaOntario (Canada), đã về Việt Nam tìm “cơ hội đầu tư”. Mai đã xin phép đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê tại Dốc Lết, thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cùng lúc, Công ty Viet – Can Resorts & Plantation cũng lập một website trên mạng internet để quảng bá dự án du lịch cùng một dự án khác ở tỉnh Lâm Đồng. Tháng 2/2004, UBND tỉnh Khánh Hoà có văn bản đồng ý về mặt chủ trương cho phép đầu tư khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 70 ha tại Dốc Lết. Dự án chưa kịp hoàn thành thủ tục thì Mai bị bắt giữ.

Những tài liệu do Interpol Việt Nam thu thập cho biết Mai nằm trong đường dây tội phạm gốc Á đặc biệt nguy hiểm. Trong đường dây này, Ze Wai Wong (48 tuổi, gốc Hoa) phụ trách việc trồng cần sa trong nhà kính, điều chế thành Ecstasy (ma túy tổng hợp), nhập lậu và phân phối ma túy tại Canada và Mỹ. Lợi nhuận thu được từ việc sản


xuất, mua bán ma túy bất hợp pháp sẽ do Lê Thị Phương Mai tiến hành rửa tiền bất hợp pháp

Trong quá trình điều tra, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng tiếp nhận một nguồn tin về việc thông qua 8 doanh nghiệp và 1 ngân hàng, tổ chức tội phạm do Lê Thị Phương Mai cầm đầu đã chuyển khoảng 25 triệu USD về Tp.HCM. Ngoài ra, Mai còn dự định xin thành lập một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời cơ quan điều tra cũng tiến hàng xác minh về một tổ chức chuyển tiền bất hợp pháp có tên là A.C Transfer có chi nhánh tại Tp.HCM. Kết quả cho thấy từ năm 2000 đến 2004, hàng triệu USD đã được chuyển về Việt Nam và vào thời gian cao điểm, tổ chức này đã chuyển tới

190.000 USD/ngày

Vào thời điểm Mai bị cảnh sát quốc tế bắt giữ, số tiền 25 triệu USD này chưa đầu tư vào dự án Dốc Lếch tại tỉnh Khánh Hòa. Có thông tin cho biết vào cuối năm 2003 đầu năm 2004, có 11 triệu USD trong số này đã được tổ chức tội phạm của Mai chuyển ra khỏi Việt Nam tới 3 quốc gia Châu Á và Châu Mỹ.

- Vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận được email từ một số doanh

nhân Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD, hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền.

- Rửa tiền qua đánh bạc được xem là phương pháp rửa tiền nhanh nhất, như trong một số vụ án thời gian qua đã bị phanh phui. Trước đây, Công an Việt Nam phối hợp với phía Canada điều tra trùm cá độ bóng đá Ngô Tiến Dũng (tức Lai Thành Hữu, Dũng “Kiều”) có dấu hiệu mang hàng chục triệu USD từ nước ngoài về “rửa tiền” ở Việt Nam. Ngô Tiến Dũng được xác định là người cầm đầu đường dây cá độ bóng đá cực lớn, với số tiền luân chuyển 1-2 triệu USD mỗi đêm. Vụ việc này cho thấy, mánh khoé của tội phạm rửa tiền là dùng “tiền bẩn” mở tài khoản ở ngân hàng, sau đó chúng sẽ dùng số tiền đó rót vào những trận cá độ bóng đá trên mạng. Nếu thắng, tiền thưởng sẽ được thanh toán vào một tài khoản hợp pháp khác.

- Rửa tiền thông qua ngân hàng điện tử: hệ thống ngân hàng điện tử ngày càng phát triển cùng với hoạt động thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng. Thông qua hai hệ thống này mà Trần Quang Duy đã thực hiện hành vi rửa tiền rất tinh vi. Trần


Quang Duy với vỏ bọc là đại lý vé máy bay giá rẻ của Hãng hàng không Tiger Airways của Singapore qua mạng internet để hợp thức hóa tiền lấy cắp từ thẻ tín dụng của các khách hàng nước ngoài. Khi nhận được nhu cầu của khách hàng, Duy vào mạng của Hãng Tiger Airways để làm thủ tục đặt vé cho khách hàng. Sau đó, Trần Quang Duy xâm nhập, bẻ khóa dữ liệu trong thẻ tín dụng của các khách hàng là người nước ngoài rồi sử dụng thông tin từ thẻ tín dụng cá nhân để chuyển tiền trả cho Hãng Tiger Airways. Với thủ thuật đó thì tiền của khách hàng đặt vé máy bay trở thành thu nhập hợp pháp của Duy. Trong gần 1 năm hoạt động, Duy thu khoảng 100 triệu đồng. Với thủ đoạn này thì hành vi ăn cắp và rửa tiền của Duy rất khó phát hiện và được đánh giá là khá tinh vi.

Mô hình tổ chức và trách nhiệm PCRT tại các NHTM Việt Nam: Tùy theo quy định của mỗi NHTM, các bộ phận có trách nhiệm về công tác PCRT có thể được tổ chức theo mô hình cụ thể khác nhau song thông thường bao gồm các cấp và đơn vị như sau: tại trụ sở chính; các chi nhánh.

Sau một thời gian Việt Nam triển khai công tác PCRT, ý thức của các NHTM trong công tác này đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhiều ngân hàng đã ban hành các quy định riêng liên quan đến công tác PCRT và tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ nhằm nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ trong công tác này. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đã có rất nhiều trường hợp nghi ngờ rửa tiền.

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế

Các quy định pháp luật theo hướng thận trọng đối với các giao dịch vốn vào và ra ở nước ta thì chuyển tiền vào Việt Nam dễ nhưng chuyển ra thì khó khăn. Tuy nhiên, điều đó không đủ sức để ngăn cản ý đồ của bọn tội phạm rửa tiền vì chúng sẽ luôn tìm cách để “lách” luật. Nếu giới hạn lượng ngoại hối được chuyển ra nước ngoài thì chúng có thể chia nhỏ tiền và thực hiện chuyển nhiều lần hoặc sử dụng các giấy tờ, hóa đơn giả về nhu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thanh toán hoặc đút lót, hối lộ nhân viên hải quan để được đem nhiều tiền hơn khi xuất cảnh.


Hay như trong phương thức thanh toán quốc tế bằng điện chuyển tiền. Nếu bọn tội phạm muốn chuyển tiền ra nước ngoài, chúng chỉ cần làm một hợp đồng nhập khẩu, sử dụng phương thức điện chuyển tiền trả trước (T/T trước) chỉ cần với hợp đồng thì việc chuyển tiền đã thực hiện trót lọt. Nếu là với phương thức chuyển tiền sau khi nhận hàng (T/T sau) thì bọn tội phạm chủ cần câu kết với hải quan cho phép nhận một lô hàng có khi chỉ là vật phế phẩm nhưng với “trị giá” rất cao, sau đó thì việc chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích “thanh toán hợp đồng” được thực hiện.

Sẽ còn rất nhiều kẻ hở để bọn tội phạm có thể lợi dụng nhằm phục vụ cho hành động tẩy rửa những đồng tiền phi pháp của mình. Những yếu kém đó là:

- Sự yếu kém trong quản lý khu vực công:

Có thể nói đây là nguồn gốc của nhiều vấn đề chứ không chỉ trong rửa tiền. Sự kiểm soát quá mức kèm những thủ tục hành chính phức tạp của các cấp chính quyền địa phương đã góp phần làm tăng hoạt động phi chính thức nhằm tránh sự kiểm soát quá mức của chính phủ.

Thế nhưng, ở khía cạnh nào đó nhà nước lại quá lỏng lẻo trong cơ chế quản lý giám sát. Hiện tượng công ty ma và trốn thuế có thể minh chứng cho vấn đề này. Hiện cả nước có gần 600.000 doanh nghiệp và theo số liệu thống kê của ngành thuế, 6 tháng đầu năm 2013 số tiền nợ đọng thuế lên đến 64.000 tỷ đồng, tăng 15.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2012.

Như vậy, có thể nói, chính sự yếu kém trong công tác quản lý khu vực công đã làm phát sinh các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tham nhũng, tham ô, thất thoát trong xây dựng cơ bản, sự xuất hiện của thị trường chợ đen…Đây chính là môi trường cho tiền bẩn và hoạt động rửa tiền phát triển.

- Sự tồn tại nền kinh tế phi chính thức:

Như đã nói ở trên thì chính sự kiểm soát quá mức đã khuyến khích hoạt động phi chính thức phát triển và theo phân tích thì quy mô của nó là không nhỏ. Trong nền kinh tế ngầm, mọi hoạt động diễn ra không theo quy định của pháp luật và không thể kiểm soát được.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí