Các Ngân Hàng Thương Mại Chưa Tuân Thủ Chặt Chẽ Các Quy Định Của Pháp Luật Về Phòng Chống Rửa Tiền


lên trong tổ chức góp vốn trên 10% vào pháp nhân. Quy trình thực hiện ra sao hiện vẫn chưa được quy định rõ trong Thông tư 31/2014/TT-NHNN khiến các ngân hàng nước ngoài khá lúng túng và gặp khó khăn trong thực hiện…

Ngoài ra, về thu thập thông tin địa chỉ, người đại diện của công ty mẹ, công ty con, văn phòng đại diện của khách hàng nước ngoài, và thông tin về cá nhân, tổ chức thụ hưởng (chứng minh thư, hộ chiếu, mã số thuế…) cũng sẽ rất khó để có được các thông tin trên về khách hàng nước ngoài/không cư trú. Trong trường hợp khách hàng từ chối cung cấp thông tin do lo sợ bị lộ bí mật cá nhân, ngân hàng lại gặp phải khó khăn khi hiện tại không có nguồn cơ sở dữ liệu công khai nào mà ngân hàng có thể tiếp cận, cũng như chưa có công ty nào có thể cung cấp dịch vụ xác minh thông tin tại Việt Nam, đồng thời các quy định về bảo mật thông tin ở các quốc gia khác chưa cho phép.

Ngoài ra, tần suất thay đổi các văn bản pháp lý liên quan tương đối nhanh cũng đã gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện. Cụ thể Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH được ban hàng ngày 18/06/2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, đến ngày 04/10/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, ngày 31/12/2013 NHNN ban hàng Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền, đến ngày 11/11/2014 NHNN lại ban hành Thông tư số 31/2014/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN. Để đáp ứng, ngân hàng cũng phải có thời gian để thay đổi các quy định cũng như tiến hành đào tạo nhân viên cập nhật quy định mới.

2.3.2.2 Các ngân hàng thương mại chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền

Các văn bản pháp luật về công tác phòng chống rửa tiền được ban hành và sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế nhưng công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng liên quan đến đào tạo nhân viên, kiểm soát về phòng chống


rửa tiền vẫn còn thực hiện một cách sơ sài, mang tính chất đối phó chỉ để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật ở mức tối thiểu.

Theo quy định tại Thông tư 31/2014/TT-NHNN các nhân viên mới liên quan đến giao dịch tiền, tài sản phải được đào tạo trong vòng 6 tháng kể từ khi được tuyển dụng nhưng thực tế công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc, vẫn còn tình trạng nhân viên chưa được đào tạo công tác phòng chống rửa tiền. Cũng theo yêu cầu tại Thông tư trên thì định kỳ ngân hàng phải thực hiện kiểm toán hoạt động phòng chống rửa tiền tối thiểu một năm một lần nhưng thực tế các ngân hàng ít khi tiến hành kiểm toán hoạt động này mà thường chú trọng đến các hoạt động kinh doanh. Trách nhiệm báo cáo các giao dịch đáng ngờ khi có các dấu hiệu được quy định trong Luật Phòng, chống rửa tiền cũng như các giao dịch có giá trị lớn nhưng thực tế số liệu báo cáo mà Cục Phòng, chống rửa tiền nhận được rất hạn chế, không phản ánh được hết thực tế.

2.3.2.3 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phòng chống rửa tiền ở các ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một số ngân hàng chưa áp dụng ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ công tác phòng chống rửa tiền. Một số ngân hàng đã áp dụng thì hệ thống công nghệ thông tin chưa thực sự đồng bộ hóa. Hệ thống chưa đáp ứng quy định của pháp luật trong việc phân tích giao dịch, hỗ trợ sàng lọc, nhận biết khách hàng, báo cáo, lưu trữ thông tin…

2.3.2.4 Đội ngũ thực hiện công tác phòng chống rửa tiền còn mỏng và yếu

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 9

Bên cạnh vấn đề về công nghệ ngân hàng thì vấn đề về nhân sự cũng gây không ít trở ngại trong công tác phòng chống rửa tiền. Hiện tại hoạt động rửa tiền diễn ra hết sức tinh vi, phức tạp do đó yêu cầu cán bộ thực hiện công tác phòng chống rửa tiền phải có trình độ cao, phải thường xuyên được đào tạo kỹ năng nhận biết và ứng phó với bọn “rửa tiền”. Trong khi đó đội ngũ cán bộ tại Cục Phòng, chống rửa tiền được đào tạo chuyên sâu rất ít.


Số lượng cán bộ chuyên trách thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đặt tại Trụ sở chính cũng như cán bộ đầu mối tại các chi nhánh của các ngân hàng còn ít và thường kiêm nhiệm các công việc khác. Đa phần cán bộ cán bộ đầu mối tại các chi nhánh đặt tại bộ phận quản lý rủi ro hoặc kiểm soát nội bộ của chi nhánh.

Cục Phòng, chống rửa tiền có tổ chức đào tạo công tác phòng chống rửa tiền cho các ngân hàng cũng như cán bộ NHNN các địa phương nhưng thời gian các khóa đào tạo tương đối ngắn, các khóa chỉ mới giới thiệu cơ bản về rửa tiền và công tác phòng chống rửa tiền cũng như các phổ biến các văn bản pháp luật liên quan mà chưa đi sâu hướng dẫn kỹ năng cần thiết để nhận biết khách hàng, nhận biết các dấu hiệu đáng ngờ và cách thức ứng xử khi gặp tình huống thực tế.

2.3.2.5 Các yếu tố nội tại của hệ thống ngân hàng tạo cơ hội cho tội phạm rửa tiền

Hệ thống ngân hàng nước ta đang trong quá trình tái cơ cấu. Nhiều giải pháp quyết liệt và mạnh tay đã được NHNN thực hiện. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu đảm bảo các tổ chức tín dụng đạt mức vốn tối thiểu theo quy định nhằm mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh nếu không các ngân hàng nhỏ khó tồn tại. Nhiều tổ chức tín dụng đã thực hiện sáp nhập với nhau hoặc sáp nhập với ngân hàng lớn hơn. Nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành ra công chúng cũng như tìm nhà đầu tư chiến lược. Bọn rửa tiền có thể lợi dụng cơ hội trên để thực hiện hành hợp thức hóa “tiền bẩn” của chúng.

Yếu tố cạnh tranh đã tác động không nhỏ đến công tác phòng chống rửa tiền. Việc cạnh tranh huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân hết sức khốc liệt và thậm chí để đạt được doanh số, chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhân viên ngân hàng còn sử dụng nhiều hình thức mời chào khách hàng rất hấp dẫn. Điều này tạo ta tâm lý không quan tâm đến nguồn gốc của khoản tiền gửi vào ngân hàng.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại


2.3.3.1 Chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến công chúng về mục tiêu thực hiện phòng chống rửa tiền

Việc thực hiện giám sát và báo cáo các giao dịch đáng ngờ làm cho người dân và doanh nghiệp có thu nhập chân chính lo ngại, thậm chí không muốn quan hệ với ngân hàng vì chúng tạo cảm giác tài sản mình luôn bị theo dõi. Do vậy, các ngân hàng cũng rất miễn cưỡng tuân thủ hoàn toàn các quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống rửa tiền.

Ngoài ra, việc triển khai công tác phòng chống rửa tiền có thể gây không ít trở ngại cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nếu chúng ta không tuyên truyền cho công chúng về mục tiêu của chính sách này.

2.3.3.2 Nhận thức của các ngân hàng về công tác phòng chống rửa tiền chưa cao

Các ngân hàng chưa thực sự nhận thức những rủi ro từ rửa tiền và tầm quan trọng của công tác phòng chống rửa tiền. Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng:

-Một số cho rằng việc Phòng chống rửa tiền là nghiệp vụ đã được thế giới đặt ra từ nhiều năm nay và nhiều tổ chức có hiệp ước để cùng nhau phối hợp hành động. Việc triển khai công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam là hết sức cần thiết và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu nâng cao được nhận thức của công chúng về phòng chống rửa tiền.

-Một số quan điểm khác lại cho rằng việc triển khai công tác phòng chống rửa tiền sẽ làm giảm nguồn vốn huy động. Do tâm lý khách hàng lo sợ sẽ bị truy cứu về nguồn gốc của những khoản tiền lớn trong giao dịch. Theo đó, các ngân hàng cho rằng việc tăng cường nhận biết thông tin, giám sát giao dịch có thể gây phiền hà cho khách hàng khiến họ ngại gửi tiền vào ngân hàng.

Việc nhận thức công tác phòng chống rửa tiền là hết sức quan trọng và quyết định việc thực hiện thành công được công tác này hay không? Chính vì chưa nhận


thức hết tầm quan trọng của công tác phòng chống rửa tiền nên ý thức tuân thủ các văn bản pháp luật của các ngân hàng chưa cao, chưa thực sự chú trọng công tác đào tạo nhân sự, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền.

2.3.3.3 Công nghệ thông tin chưa được chú trọng

Ngân sách dành cho đầu tư công nghệ thông tin còn rất hạn chế. Đối với những ngân hàng đã triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ phòng chống rửa tiền chủ yếu quan tâm tới mục tiêu bảo đảm an toàn giao dịch. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ công nghệ thông tin giỏi về lĩnh vực công nghệ nhưng do chưa được đào tạo về phòng chống rửa tiền nên chưa hiểu rõ về phòng chống rửa tiền và lúng túng trong việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ phòng chống rửa tiền.

2.3.3.4 Hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền chưa toàn diện

Thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã có sự hợp tác chặt chẽ với các nước và các tổ chức quốc tế trong phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, một số chương trình chống rửa tiền trên toàn cầu của Liên hợp quốc có số lượng quốc gia tham gia chưa nhiều nên hiệu quả chưa cao. Việc hợp tác song phương với các quốc gia khác mới chỉ dừng ký bản ghi nhớ trao đổi, cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, số lượng quốc gia hợp tác chưa nhiều.


KẾT LUẬN CHƯƠNG II


Chương II đã khái quát được tình hình thực tế về hoạt động rửa tiền cũng như công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa công bố chính thức nào liên quan đến rửa tiền nhưng với tình hình thực tế cho thấy rửa tiền đã, đang và sẽ trở thành mối đe dọa đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng giúp chúng ta thấy được những kết quả đạt được, song song với đó là những mặt còn tồn tại, hạn chế để từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ở Chương III.


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.1 Định hướng, mục tiêu phòng chống rửa tiền của Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống rửa tiền cũng như khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm rửa tiền nói riêng, ngày 25/11/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 2112/QĐ-Ttg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 - 2020. Thông qua đó, chúng ta xác định được mục tiêu phòng chống rửa tiền trong giai đoạn 2015-2020, cụ thể:

Mục tiêu tổng quát:


- Xây dựng một cơ chế phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố có hiệu quả ở Việt Nam;

- Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế về việc xây dựng cơ chế phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong APG;

- Tham gia chương trình phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia;


- Bảo vệ tốt nhất lợi ích của quốc gia, tổ chức và cá nhân cũng như góp phần chống tội phạm và tham nhũng; tăng cường sự ổn định của các tổ chức tài chính, kích thích tăng trưởng kinh tế;

- Khẳng định lập trường và cam kết chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố nhằm phấn đấu vì nền hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:


- Đáp ứng được các quy định của pháp luật Việt Nam và tình hình thực tiễn trong nước;


- Đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (40 Khuyến nghị mới của FATF);

- Đáp ứng được các yêu cầu của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia, công nhận;

- Chuẩn bị sẵn sàng cho vòng đánh giá đa phương về cơ chế phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố lần thứ hai của APG đối với Việt Nam diễn ra vào năm 2017.

3.2 Giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước

3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng chống rửa tiền

Rửa tiền là một vấn nạn mang tính toàn cầu mà để đấu tranh với vấn nạn này thì các quốc gia cần phải xây dựng cho mình một khuôn khổ pháp lý phù hợp. Các cơ quan lập pháp cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành nhằm đảm bảo tính khả thi, đáp ứng cao nhất thực tế; bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống rửa tiền được xây dựng theo thông lệ quốc tế, cần thể hiện được nội dung khuyến nghị của FATF, khuyến nghị của APG đánh giá về cơ chế phòng chống rửa tiền của Việt Nam, song cũng cần đặt trong những đặc thù của Việt Nam như: tình trạng sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến; việc công khai tài sản, minh bạch các giao dịch vẫn còn khó khăn; nhận thức về công tác chống rửa tiền chưa đồng đều... Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ và giao dịch có giá trị lớn, Chính phủ nên giao cho NHNN quy định phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ, tuy nhiên NHNN nên có công văn mật gửi từng tổ chức tín dụng, tránh tình trạng công bố công khai để tội phạm lợi dụng.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm trong việc tuân thủ quy định về phòng chống rửa tiền áp dụng chung cho tất cả các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Phòng, chống rửa tiền ở mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, theo hướng tăng nặng mức độ xử phạt nhằm đảm bảo tính răn đe, tương thích với rủi ro.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí