Thực Trạng Phòng Chống Rửa Tiền Tại Các Ngân Hàng Thương Mại


tiếp tục đàm phán ký kết trao đổi thông tin với Nhật, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Lào, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Ấn Độ và Canada.

2.2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại



mại

2.2.2.1 Mô hình tổ chức phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương


Tùy theo quy mô, cơ cấu tổ chức quản trị điều hành, chính sách của từng

ngân hàng mà cơ cấu tổ chức phòng chống rửa tiền tại từng ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mô hình tổ chức phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng có một số đặc điểm như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Tại Hội sở chính thường có một trưởng ban và bộ phận phòng chống rửa

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 8

tiền:


- Trưởng ban phòng chống rửa tiền: chịu trách nhiệm sắp xếp, xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống phòng chống rửa tiền trong ngân hàng; kiểm tra và xử lý các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật, quy định của ngân hàng về phòng chống rửa tiền.

- Bộ phận phòng chống rửa tiền: một số ngân hàng thành lập một bộ phận chuyên trách chỉ đảm nhận chức năng phòng chống rửa tiền; một số khác thành lập bán chuyên trách kiêm nhiệm với một số chức năng khác. Tuy nhiên, trách nhiệm chung của bộ phận này vẫn là đầu mối triển khai các hướng dẫn, chỉ đạo, cảnh báo của NHNN Việt Nam, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; đầu mối tiếp nhận, trao đổi thông tin, báo cáo từ các đơn vị thành viên cũng như giữa ngân hàng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thực hiện quản lý, giám sát hệ thống phòng chống rửa tiền của ngân hàng; thực hiện các công tác liên quan đến đào tạo nội bộ trong ngân hàng…

Tại các đơn vị thành viên thường thành lập một bộ phận đầu mối về phòng chống rửa tiền. Bộ phận này chịu trách nhiệm về:


- Triển khai các quy định của cơ quan Nhà nước vó thẩm quyền, Hội sở chính đến các phòng ban và cá nhân trong đơn vị;


- Thực hiện lập, gửi số liệu, báo cáo liên quan đến công tác phòng chống rửa

tiền;


- Kiểm tra việc chấp hành các quy định phòng chống rửa tiền trong đơn vị;


- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về phòng chống rửa tiền.


2.2.2.2 Nhận thức của ngân hàng về phòng chống rửa tiền

Sau một thời gian triển khai công tác phòng chống rửa tiền, ý thức của các ngân hàng trong công tác này đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Các ngân hàng đã ban hành các quy định riêng liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền và tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ nhằm nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ trong công tác này. Tuy nhiên, nhiều nhà băng chưa nhận thức được những rủi ro do hoạt động rửa tiền gây ra nên chưa thực sự chú trọng đến công tác phòng chống rửa tiền. Việc ban hành các quy định nội bộ, đào tạo, thành lập bộ phận chuyên trách chỉ nhằm đáp ứng các quy định Nhà nước chứ chưa thực sự chủ động thực hiện.

Ngoài ra, cán bộ nhân viên ngân hàng trực tiếp giao dịch và tiếp xúc với khách hàng cũng chưa nhận thức hết tầm quan trọng cũng như những rủi ro do rửa tiền từ những nghiệp vụ họ thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 83% nhân viên ngân hàng mà trực tiếp giao dịch và tiếp xúc với khách hàng không quan tâm tới vấn đề này, nhân viên chỉ quan tâm tới nghiệp vụ chuyên môn như thực hiện các giao dịch tiền gửi, thanh toán, thu chi tiền mặt… mà không quan tâm tới mục đích thực sự của giao dịch và có tới 70% không nắm được quy trình phòng chống rửa tiền của ngân hàng. Nhiều quan điểm cho rằng nếu làm gắt gao với khách hàng để thực hiện đúng các quy định về phòng chống rửa tiền sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá khách hàng thường không được thực hiện đầy đủ, chủ yếu dựa vào cảm tính. Đa số họ cho rằng bộ phận chịu trách nhiệm chính công tác phòng chống rửa tiền là bộ phận chuyên trách thuộc Hội sở chính hoặc bộ phận


đầu mối tại chi nhánh. Trong khi đó, chính cán bộ trực tiếp giao dịch và tiếp xúc với khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong công tác nhận biết khách hàng vì họ là người trực tiếp tiếp xúc, tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 68% cho rằng bộ phận chịu trách nhiệm chính công tác phòng chống rửa tiền là bộ phận chuyên trách thuộc Hội sở chính hoặc bộ phận đầu mối tại chi nhánh, chỉ có 32% cho rằng cần phải phối hợp giữa nhiều bộ phận trong ngân hàng từ Hội sở chính đến chi nhánh hay phòng giao dịch.

2.2.2.3 Công tác đào tạo

Hầu hết các nhân viên ngân hàng trước khi tiếp nhận công việc đều được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nhưng đào tạo về phòng chống rửa tiền thì vẫn chưa thực sự quan tâm. Trước khi Thông tư số 31/2014/TT-NHNN được ban hành thì chỉ có một số ngân hàng lớn thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ phòng chống rửa tiền nhưng số lượng tham gia còn ít.

Thông tư số 31/2014/TT-NHNN được ban hành ngày 11/11/2014 yêu cầu định kỳ hàng năm, ngân hàng phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách phòng chống rửa tiền và cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng về nghiệp vụ phòng chống rửa tiền; trong khi yêu cầu phải đào tạo nhân viên mới tuyển dụng dự kiến đảm trách nhiệm vụ phòng chống rửa tiền và các nhiệm vụ khác liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng kiến thức, nghiệp vụ phòng chống rửa tiền trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày được tuyển dụng. Do đó, đa số ngân hàng đều tổ chức các lớp đào tạo thông qua hình thức đào tạo tập trung hoặc đào tạo trực tuyến, tuy nhiên việc đào tạo của nhiều ngân hàng còn mang tính chất đối phó. Ví dụ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo tập trung về phòng chống rửa tiền nhưng đối tượng tham gia rất hạn chế, một chi nhánh chỉ từ một đến hai người tham gia. Bên cạnh đó, hàng năm ngân hàng đều tổ chức các lớp đào tạo cán bộ mới có lồng ghép nội dung phòng chống rửa tiền nhưng nhiều chi nhánh không cử cán bộ tham gia đào tạo mà chưa có chế


tài bắt buộc hay xử lý những trường hợp vi phạm. Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mặc dù Hội đồng quản trị đã quy định trách nhiệm các bộ phận, nội dung và thời gian đào tạo cho cán bộ về phòng chống rửa tiền theo quy định số 1935-2014-QÐi-HÐQT ngày 31/12/2014 về việc thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền trong hệ thống VPBank nhưng hình thức đào tạo phần lớn thông qua việc đưa nội dung lên mạng nội bộ VPBank để tuyên truyền đến cán bộ. Tuy nhiên nếu VPBank không có cơ chế giám sát, chế tài bắt buộc cán bộ tại các chi nhánh nghiên cứu, học tập thì chất lượng công tác đào tạo thông qua hình thức này không cao.

Theo kết quả khảo sát chỉ có 30% số nhân viên có thâm niên dưới một năm được đào tạo về phòng chống rửa tiền trong vòng 6 tháng kể từ khi tuyển dụng, 53% số nhân viên có thâm niên từ một năm được đào tạo định kỳ về phòng chống rửa tiền. Kết quả đã chỉ ra rằng nhiều ngân hàng chưa thực sự tuân thủ, chấp hành các quy định về công tác đào tạo trong hoạt động phòng chống rửa tiền. Mặt khác, kết quả khảo sát cũng chỉ rằng chất lượng các lớp đào tạo chưa cao khi có tới 35% số nhân viên được tham gia đào tạo không hài lòng. Một số nội dung đào tạo mà cán bộ tham gia không hài lòng đó là rủi ro rửa tiền liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ mà cán bộ, nhân viên được giao thực hiện cũng như những kỹ năng cần thiết để nhận diện khách hàng…

Trong khi đó đa số đội ngũ nhân viên ngân hàng khi còn ngồi trên ghế giảng đường vẫn chưa được đào tạo hay tìm hiểu về vấn đề rửa tiền. Chính vì vậy hiểu biết của đội ngủ nhân viên còn hạn chế, chưa nắm được tầm quan trọng của công tác phòng chống rửa tiền, cách thức nhận biết khách hàng cũng như những dấu hiệu đáng ngờ trong quá trình tác nghiệp.

2.2.2.4 Kiểm soát, quản lý công tác phòng chống rửa tiền

Kể từ khi Thông tư 31/2014/TT-NHNN được ban hành thì các ngân hàng mới chú trọng thành lập bộ phận chuyên trách (hoặc bán chuyên trách) về công tác phòng chống rửa tiền với nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo của các chi nhánh, phòng


giao dịch, từ đó phân tích, đánh giá tổng hợp gửi Cục Phòng, chống rửa tiền cũng như đầu mối trong công tác đào tạo tại các đơn vị, đầu mối xây dựng các quy trình, quy định phù hợp với văn bản pháp luật. Tuy nhiên hoạt động của bộ phận này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc thành lập bộ phận này ở nhiều ngân hàng chỉ nhằm mục đích thực hiện đúng quy định của NHNN chứ chưa mang tính chủ động. Hội sở chính nhiều ngân hàng chưa tiến hành kiểm tra, kiểm soát công tác phòng chống rửa tiền tại các chi nhánh.

Ngoài ra, bộ phận đầu mối đảm nhiệm phòng chống rửa tiền tại các chi nhánh/phòng giao dịch của các ngân hàng cũng ít khi tiến hành giám sát, kiểm tra cán bộ, nhân viên trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy định của ngân hàng về phòng chống rửa tiền. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 12% số lượng cán bộ nhận thấy tại nơi mình công tác có tiến hành kiểm tra liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền, còn lại 88% không phát sinh bất kỳ cuộc kiểm tra nào.

2.2.2.5 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống rửa tiền


Việc nâng cao năng lực công nghệ trong hoạt động phòng chống rửa tiền sẽ góp phần giúp Việt Nam giảm lượng tội phạm, đồng thời củng cố chỗ đứng của các định chế tài chính và mở rộng cơ hội thiết lập các mối quan hệ giao dịch cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền tại hội thảo “Phòng chống rửa tiền - thách thức và hướng tiếp cận giải pháp phòng chống rửa tiền tại Việt Nam” được Hiệp hội Ngân hàng phối hợp với công ty cổ phần Komtex và Tập đoàn TIS (Nhật Bản) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/06/2013 thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng hiện nay còn yếu.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm soát và lập các báo cáo các giao dịch đáng ngờ. Theo kết quả khảo sát chỉ mới 58% cán bộ được khảo sát nhận thấy tại đơn vị mình đang công tác có ứng dụng phần mềm nào hỗ trợ trong công tác phòng chống rửa tiền. Ngoài ra, một số ngân


hàng đã triển khai áp dụng nhưng nhân viên công nghệ thông tin chưa hiểu rõ về phòng chống rửa tiền nên còn lúng túng trong việc lựa chọn phần mềm để sử dụng trong ngân hàng.

Song song với đó thì một số ngân hàng đã chủ động ký kết hợp tác hoặc mua phần mềm ứng dụng của các công ty chuyên nghiên cứu, cung cấp các ứng dụng phục vụ trong lĩnh vực tài chính để phục vụ công tác phòng chống rửa tiền như:

- NHTM cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển giải pháp Phòng chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố cùng Công ty Cổ phần Komtek và FircoSoft triển khai chính thức vào tháng 11/2014, theo đó hệ thống công nghệ thông tin của Viet Capital Bank được đồng bộ hóa và nâng cấp theo hướng đáp ứng đúng quy định của pháp luật, lọc danh sách khách hàng theo dõi, lọc tất cả các giao dịch đến và đi, nhận biết khách hàng và giám sát giao dịch. báo cáo, lưu trữ thông tin….

- Ngày 07/09/2015, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và đối tác Liên doanh ETC - Blitz chính thức khởi động Dự án Mua sắm phần mềm lọc và rà soát thông tin khách hàng theo danh sách cấm vận và nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng. VietinBank đã chọn lựa được bộ giải pháp Siron KYC và Siron Embargo của Tonbeller - thương hiệu toàn cầu về các giải pháp công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản trị, rủi ro và tuân thủ. Dự án sẽ giúp tăng cường khả năng tuân thủ pháp luật, cho phép VietinBank nắm bắt thế chủ động trong việc kiểm soát và ngăn chặn những rủi ro về rửa tiền và gian lận tài chính có thể gây tổn thất cho ngân hàng; tối thiểu hóa các ảnh hưởng với chất lượng và tốc độ xử lý giao dịch nhờ việc tự động hóa hệ thống.

- NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua ứng dụng AMLock thuộc bộ giải pháp ngân hàng Kastle™ - giải pháp phòng chống rửa tiền tự động hỗ trợ cho các tổ chức trong việc tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa riền từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Phần mềm CMC. Hệ thống cung cấp nhiều


mô hình khác nhau, một phương tiện để phát hiện và điều tra các giao dịch đáng ngờ, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực nhận biết khách hàng và một loạt các điều tra có giá trị và công cụ phân tích để hỗ trợ nhân viên trong việc thực hiện công việc của họ hiệu quả và dễ dàng.



hàng

2.3 Đánh giá kết quả công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân


2.3.1 Những kết quả đạt được

Với nổ lực to lớn của NHNN, công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống

ngân hàng Việt Nam đã đạt được một số kết quả, cụ thể:


- Hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện. Chính phủ ban hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. Hành vi “rửa tiền” đã được hình sự hóa theo Điều 251 Bộ luật hình sự, trên cơ sở đó cho phép các cơ quan chức năng điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.Tiếp đến là Quốc hội đã phê duyệt ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013, đáp ứng yêu cầu theo các quy ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó NHNN còn ban hành một số thông tư để hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền.

-Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên thứ 33 của APG và đã được tổ chức này đánh giá đa phương vào năm 2009.

-Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Việt Nam nói chung cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng nhận được sự hổ trợ kỹ thuật và trợ giúp năng lực phòng chống rửa tiền từ nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt như Ngân hàng thế giới, Tổ chức tiền tệ thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á…

- Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền (nay là Cục Phòng, chống rửa tiền) đã được thành lập vào ngày 08/07/2005 thuộc NHNN với vai trò là trung tâm


quốc gia trong việc tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin, báo cáo về phòng chống rửa tiền.

- Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống rửa tiền để đáp ứng yêu cầu thực tế trong nước đòi hỏi phải có sự phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành.

-Phần lớn các ngân hàng đã xây dựng quy trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ đảm bảo cho việc phòng chống rửa tiền có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở quy trình nội bộ này, các ngân hàng đã triển khai thực hiện việc phòng chống rửa tiền tại đơn vị mình, đảm bảo phát hiện kịp thời những giao dịch đáng ngờ. Để thực hiện các biện pháp phòng ngừa các ngân hàng đã thực hiện việc bố trí cán bộ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp phòng chống rửa tiền. Đồng thời, các ngân hàng xây dựng quy trình tìm hiểu, cập nhật thông tin và các thủ tục nhận biết khách hàng, lưu giữ báo cáo giao dịch đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm rửa tiền.

- Một số ngân hàng đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng chống rửa tiền thông qua việc chủ động ký kết hợp tác hoặc mua phần mềm ứng dụng của các công ty chuyên nghiên cứu, cung cấp các ứng dụng phục vụ trong lĩnh vực tài chính.

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế



cập

2.3.2.1 Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều bất


Mặc dù hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động rửa tiền của Việt Nam đã

được xây dựng và dần hoàn thiện nhưng thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, tại Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 còn một vài điểm rất khó hoặc không thể triển khai. Đơn cử như, thu thập thông tin về cá nhân nắm giữ từ 10% vốn điều lệ trở lên trong pháp nhân và cá nhân nắm giữ từ 20% vốn điều lệ trở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2022