Các Phương Thức Rửa Tiền Chủ Yếu


chống rửa tiền-chưa ban hành. Trong khi đó, Luật Phòng, chống rửa tiền là văn bản pháp lý cao nhất chi phối mạnh mẽ công tác phòng chống rửa tiền của các ngân hàng hiện nay. Do đó việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác phòng chống rửa tiền cũng như các giải pháp tác giả đưa ra không còn sát so với thực tế đang diễn ra.

Luận văn cao học của tác giả Võ Thị Thúy Kiều (2013) “Phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam” cũng nêu được khái quát các vấn đề về rửa tiền và phòng chống rửa tiền, thực trạng công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu thực trạng công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng qua phương pháp phân tích, diễn giải các quy định của các ngân hàng đang áp dụng mà chưa thực hiện phân tích thực trạng về nhận thức trong công tác phòng chống rửa tiền của các ngân hàng. Một trong các yếu tố quyết định đến việc thực hiện tốt công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng hiện nay.

Do đó, trong luận văn tác giả không chỉ thực hiện thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu, cập nhật văn bản pháp lý liên quan mà còn kết hợp điều tra khảo sát nhân viên ngân hàng để nắm được tình hình thực tiễn công tác phòng chống rửa tiền đang diễn ra tại các ngân hàng. Từ đó tác giả có thể đánh giá và đưa ra các giải pháp một cách sát sao hơn nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1.1 Tổng quan về rửa tiền

1.1.1 Khái niệm về rửa tiền

Định nghĩa có tính pháp lý đầu tiên về rửa tiền được nhắc đến trong Công ước của Liên hiệp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần (Công ước Viên năm 1988). Theo đó, rửa tiền là "Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ buôn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội với mục đích che giấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người thực hiện các hành vi trên trốn tránh trách nhiệm pháp lý các hành vi của mình; Hành vi che dấu hoặc ngụy trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến tài sản mà biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có; Hành vi mua, tàng trữ hoặc sử dụng tài sản khi biết rõ tài sản do phạm tội mà có".

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), một tổ chức hoạt động với mục đích bảo vệ sự trong sạch và lành mạnh của hệ thống tài chính thế giới thông qua việc ban hành và đảm bảo việc thực thi các chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố định nghĩa ngắn gọn: "Rửa tiền là việc xử lý thu nhập có được do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Dựa trên những văn bản pháp lý chung trên thế giới mỗi quốc gia lại đưa ra một khái niệm về rửa tiền riêng. Tại Việt Nam thuật ngữ rửa tiền lần đầu tiên được chính thức đưa vào văn bản pháp lý khoản 1 điều 3 Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 06/05/2005 của Chính phủ về phòng chống rửa tiền như sau:

"Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 3


- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

- Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

- Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có."

Đến năm 2012 nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền. Theo khoản 1, điều 4:

" Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp thức hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

-Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;


-Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

-Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm:


-Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đế tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;

-Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt đông khác;


-Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền , tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

-Thực hiện một trong các hành vi quy định các điểm a, b và c nêu trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Nhìn chung có rất nhiều khái niệm về phòng chống rửa tiền được đưa ra và có thể khái quát chung như sau: Rửa tiền là hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức thông qua quá trình xử lý nhằm che dấu đi nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản thu nhập.

1.1.2 Quy trình rửa tiền

Các thủ đoạn rửa tiền ngày càng tinh vi và đa dạng hơn nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Việc rửa tiền rất phức tạp, thông qua nhiều bước khác nhau và liên quan tới nhiều thành phần khác nhau để dần hợp pháp hóa nguồn tiền và tài sản phi pháp. Tuy nhiên, quy trình của hoạt động rửa tiền cơ bản chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất (sắp xếp): trong giai đoạn này kẻ rửa tiền cố tìm cách xử lý số tiền mặt cồng kềnh bằng cách đưa chúng vào hệ thống tài chính, vận chuyển tiền mặt sang một quốc gia khác nơi mà không có hoặc có các biện pháp kiểm soát tiền tệ yếu kém, mua tài sản có giá trị lớn bằng tiền mặt, chuyển đổi tiền tệ sang các công cụ tiền tệ khác...Giai đoạn sắp xếp là điểm yếu nhất của kẻ rửa tiền.

- Giai đoạn thứ hai (phân tán): trong giai đoạn này tội phạm rửa tiền tiếp tục phân chia các khoản tiền có nguồn gốc phi pháp của chúng. Việc phân tán này được thực hiện bằng cách tiến hành một loạt các giao dịch tài chính mà về tần suất, khối lượng hoặc mức độ phức tạp đều giống như các giao dịch tài chính hợp pháp.

- Giai đoạn thứ ba (quy tụ): giai đoạn này kẻ rửa tiền quy tụ số tiền phi pháp của chúng vào nền kinh tế, đến đây thu nhập có nguồn gốc phi pháp của chúng đã


có hình thức như thu nhập từ nguồn hợp pháp. Đây là bước cuối cùng bọn tội phạm có thể đầu tư công khai tiền của chúng vào một doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh hợp pháp khác.

1.1.3 Các phương thức rửa tiền chủ yếu

-Phương thức 1: Rửa tiền bằng việc chia nhỏ số tiền lớn để gửi vào các định chế tài chính và được gọi là cơ cấu giao dịch. Số tiền lớn được chia thành nhiều phần nhỏ dưới mức phải báo cáo và gửi dần vào các định chế tài chính khác nhau.

-Phương thức 2: Rửa tiền thông qua việc vận chuyển tiền mặt qua biên giới nhằm mục đích nhằm tránh các quy định của pháp luật hoặc đơn vị điều tra về chống rửa tiền, chuyển đến các nước có cơ chế chống rửa tiền yếu kém hơn nhằm thâm nhập vào thị trường tài chính mà không bị phát hiện.

-Phương thức 3: Rửa tiền thông qua hoạt động thương mại, bọn tội phạm khai tăng hoặc giảm so với giá trị thật hoặc mô tả sai hàng hóa và dịch vụ hoặc sử dụng hóa đơn giả để chuyển tiền.

-Phương thức 4: Rửa tiền thông qua việc sử dụng sòng bạc, xổ số, cá cược, kẻ rửa tiền dùng tiền mặt mua một số lượng lớn thẻ đánh bạc tại sòng bạc nhưng không đánh. Sau đó hắn ta trả lại thẻ để lấy lại tờ séc và tuyên bố đó là tiền thu được từ việc đánh bạc. Ngoài ra việc hợp thức hóa tiền phi pháp còn được thực hiện thông qua việc mua lại những giải thưởng xổ số có giá trị lớn hơn giá trị thực mà người trúng thưởng được hưởng...

-Phương thức 5: Rửa tiền thông qua việc dùng tiền mặt để mua những tài sản có giá trị lớn như vàng, kim cương, đá quý... Ưu điểm của những tài sản này là có giá trị lớn, gọn nhẹ, dễ cất giữ và có thể mua đi bán lại dễ dàng nhưng ít gây sự chú ý.

-Phương thức 6: Rửa tiền thông qua việc sử dụng hệ thống ngân hàng ngầm. Kẻ rửa tiền gửi tiền vào một ngân hàng ngầm và nhận được một tờ biên lai, sau đó


hắn có thể mang tờ biên lai đó đên một ngân hàng ngầm ở nước khác để nhận lại tiền và trả một khoản phí. Trong hệ thống này số tiền thực sự không hề rời khỏi nước ban đầu.

-Phương thức 7: Rửa tiền thông qua các công ty bảo hiểm. Bọn tội phạm dùng số có nguồn gốc bất hợp pháp mua bảo hiểm nhân thọ. Khoản tiền này được nằm trong tài khoản của công ty bảo hiểm một thời gian nhất định. Tiền có nguồn gốc bất hợp pháp không được sử dụng trong một thời gian dài cũng đã tạo ra cho nó một điều kiện an toàn nhất định. Sau đó bọn tội phạm sẽ viện một lý do nào đó để yêu cầu rút tiền trước hạn hoặc dùng giá trị của hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo chi trả cho một nhu cầu giao dịch nào đó như mua bất động sản hay đảm bảo nghĩa vụ vay tại ngân hàng.

-Phương thức 8: Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng. Đây là một trong những phương thức mà bọn tội phạm ưu thích sử dụng. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là việc lợi dụng những kẻ hở trong các quy định giao dịch, cho vay của ngân hàng để thực hiện che đậy nguồn gốc tiền bất hợp pháp. Ưu điểm của phương thức này là nếu thực hiện trót lọt, dấu vết của tiền bẩn gần như được xóa bỏ và được bổ sung vào dòng chảy vốn của nền kinh tế một cách tự nhiên.

1.1.4 Tác động của rửa tiền

Rửa tiền có ảnh hưởng rất lớn với nền kinh tế xã hội tất cả các quốc gia đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, những quốc gia có hệ thống tài chính yếu kém.

1.1.4.1 Rửa tiền gây ra sự mất ổn định về kinh tế

Bọn tội phạm rửa tiền không quan tâm đến lợi ích kinh tế của việc đầu tư từ nguồn lợi nhuận bất hợp pháp họ kiếm được. Chính vì vậy chúng cũng không quan tâm tới lợi ích quốc gia mà chúng đầu tư cũng như hậu quả của việc đầu tư đó. Mục đích của hoạt động đầu tư chỉ nhằm hợp thức hóa các khoản tiền bất hợp pháp. Chính vì vậy nó gây ra sự mất ổn định về kinh tế, ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn


lực giữa các khu vực dẫn đến hiệu quả kinh tế kém tại các khu vực yếu, sai lệch về danh mục đầu tư, tạo sự phát triển không cân xứng giữa ngành nghề và quy mô cũng như nhu cầu kinh tế.

Rửa tiền còn bóp méo hoạt động ngoại thương bởi nó có liên hệ mật thiết tới việc làm biến tướng các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Trong lĩnh vực này, bọn tội phạm thường sử dụng các khoản tiền bất hợp pháp đã được tẩy rửa để nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, không hề sinh lợi cho nền kinh tế hay tạo ra công ăn việc làm cho người dân thậm chí trong một số trường hợp còn tạo ra cơn sụt giá giả tạo, điều đó dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất trong nước bị giảm sút.

Hoạt động rửa tiền thường đi kèm với hành vi trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước, đồng thời Chính phủ phải tốn một khoản chi phí không hề nhỏ để khắc phục hậu quả từ những hoạt động bất hợp phát như ma túy, mại dâm...gây ra. Chính vì vậy rửa tiền gây tổn hại rất lớn tới ngân sách quốc gia, làm giảm khả năng thực thi các chính sách kinh tế vì không đủ nguồn lực.

1.1.4.2 Giảm uy tín và đầu tư nước ngoài

Một quốc gia tai tiếng liên quan nơi ẩn nấu an toàn cho rửa tiền và tài trợ khủng bố có thể gây ra những hậu quả bất lợi đáng kể cho sự phát triển của quốc gia đó. Các định chế tài chính nước ngoài có thể quyết định hạn chế, ngừng hoặc kiểm soát gắt gao của mình với những các giao dịch của mình với các định chế tài chính của các quốc gia mà tại đó hoạt động rửa tiền phổ biến. Các quốc gia nổi tiếng về sự tuân thủ lỏng lẻo các tiêu chuẩn về phòng chống rửa tiền sẽ gặp hạn chế trong vấn đề tiếp nhận hỗ trợ của chính phủ nước ngoài. Các doanh nghiệp của các quốc gia đó cũng sẽ bị giảm khả năng tiếp cận với thị trướng thế giới hoặc phải tiếp cận với chi phí cao hơn.


1.1.4.3 Làm suy yếu các định chế tài chính

Rửa tiền có thể gây hại cho sự lành mạnh của khu vực tài chính của một đất nước cũng như cho sự ổn định của từng định chế tài chính theo nhiều cách khác nhau. Định chế tài chính liên quan đến rửa tiền phải chịu nhiều rủi ro và mỗi rủi ro đều gây ra các chi phí tiêu cực. Cụ thể:

Mất đi hoạt động kinh doanh sinh lời,

Rủi ro thanh khoản,

Thu giữ tài sản,

Tổn thất cho vay,

Các chi phí điều tra và tiền phạt,

Lớn nhất trong đó có thể kể tới những vụ án phạt liên quan đến rửa tiền tại các định chế tài chính. Ví dụ như ngày 19/05/2015, Cơ quan giám sát Tài chính Thụy Điển đã phạt 2 ngân hàng lớn nhất ở nước này do tắc trách trong nhiệm vụ ngăn chặn hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Theo đó, Cơ quan giám sát Tài chính Thụy Điển đã phạt Ngân hàng Norda 5,4 triệu Euro và Ngân hàng Hendelsbankel 3,75 triệu Euro. Cáo buộc cho thấy rằng 2 ngân hàng trên đã không tuân thủ quy định chống rửa tiền. Các ngân hàng này không lường trước được rủi ro liên quan đến những nhóm khách hàng khác nhau và trong một số trường hợp không hề có sự cảnh giác rằng họ có những khách hàng gây rủi ro cao.

1.1.4.4 Làm tổn thương khu vực tư nhân

Bằng việc sử dụng công ty bình phong bọn tội phạm trộn lẫn số tiền hợp pháp với những khoản tiền phi pháp, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với giá thấp hơn thị trường. Điều này làm cho hàng hóa những công ty khác không thể cạnh tranh nổi và có thể dẫn đến phá sản.

Với việc sử dụng phương thức trên bọn rửa tiền có thể kiểm soát ngành hoặc khu vực kinh tế nhất định. Điều này làm tăng sự bất ổn tiềm năng về tiền tệ và kinh tế do phân bổ sai các nguồn lực từ tình trạng méo mó giả tạo của giá trị hàng hóa và tài sản.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí