Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 2

2.3.3.2 Nhận thức của các ngân hàng về công tác phòng chống rửa tiền chưa cao 56

2.3.3.3 Công nghệ thông tin chưa được chú trọng 57

2.3.3.4 Hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền chưa toàn diện 57

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 59

3.1 Định hướng, mục tiêu phòng chống rửa tiền của Việt Nam 59

3.2 Giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước 60

3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng chống rửa tiền 60

3.2.2 Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt 61

3.2.3 Tăng cường công tác phòng, chống các loại tội phạm nguồn, đặc biệt là tội phạm tham nhũng 62

3.3 Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước 64

3.3.1 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nước và quốc tế về phòng chống rửa tiền 64

3.3.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tăng cường công tác đào tạo về phòng chống rửa tiền 65

3.3.3 Thực hiện thanh tra, kiểm tra và thường xuyên giám sát các ngân hàng thương mại 66

3.3.4 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác phòng chống rửa tiền 66

3.4 Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại 67

3.4.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức phòng chống rửa tiền 67

3.4.2 Xây dựng chính sách nhận biết khách hàng 67

3.4.3 Đào tạo nâng cao hiểu biết cho cán bộ về công tác phòng chống rửa tiền 70

3.4.4 Hiện đại hóa công nghệ tin học trong ngân hàng 71

3.4.5 Phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng, chống rửa tiền 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................a PHỤ LỤC .................................................................................................................. d

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



Liberty Reserve

LR

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống

rửa tiền

FATF

Ngân hàng Nhà nước

NHNN

Ngân hàng thương mại

NHTM

Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về

chống rửa tiền

APG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU


Bảng 1.1: Phân loại khách hàng trong phòng chống rửa tiền Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán Biểu đồ 2.2: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua các năm

Bảng 2.1: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ nhận được của Cục Phòng, chống rửa tiền

Bảng 2.2: Kết quả xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ


LỜI MỞ BÀI

1. Đặt vấn đề


Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những thủ đoạn rửa tiền phổ biến là thông qua hệ thống ngân hàng, điều đó có nghĩa là những quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng sơ khai, lỏng lẻo luôn là điểm đến tiềm năng của bọn tội phạm rửa tiền. Tác hại của việc rửa tiền không chỉ làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế, mà còn làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân, lũng đoạn hệ thống tài chính, bóp méo hoạt động ngoại thương, ngăn cản hội nhập quốc tế…. Chính tác hại to lớn của việc rửa tiền như trên, rất nhiều các tổ chức chính phủ và phi chính phủ được phân công thực hiện công tác phòng chống rửa tiền như: Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ủy Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel, Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính… Ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Nga, Úc, Pháp, … thì Luật Phòng, chống rửa tiền đã được triển khai một cách hiệu quả. Do đó, tội phạm rửa tiền lại có thêm động cơ để chuyển hoạt động rửa tiền sang các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, vấn đề phòng chống rửa tiền là một trong những vấn đề tương đối mới mẻ. Tuy đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 cũng như một số thông tư nghị định hướng dẫn như Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013, Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 nhưng hiệu quả của việc ngăn chặn rửa tiền nói chung và rửa tiền qua hệ thống ngân hàng nói riêng còn rất hạn chế. Trong thời gian tới nếu chúng ta không có những giải pháp đúng đắn, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến của tội phạm rửa tiền, mà ngân hàng được xem như là công cụ để thực hiện hành vi đó. Vì vậy, vấn đề phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đang được đặt ra như một đòi hỏi bức xúc trong công tác quản lý hiện nay. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu của đề tài


2.1 Mục tiêu tổng quát


Trên cơ sở thực trạng hoạt động rửa tiền tại Việt Nam cũng như thực trạng công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng, luận văn tập trung đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.

2.2 Mục tiêu cụ thể


-Khái quát tổng quan về lý thuyết liên quan đến rửa tiền,

-Thực trạng hoạt động rửa tiền tại Việt Nam,

-Thực trạng công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng,

-Đánh giá mặt được và chưa được của thực trạng phòng chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng,

-Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

3. Câu hỏi nghiên cứu

-Rửa tiền là gì? Các phương thức rửa tiền chủ yếu là gì? Tác động của hoạt động rửa tiền đến nền kinh tế? Kinh nghiệm phòng chống rửa tiền của quốc tế và bài học cho Việt Nam trong quá trình thực hiện công tác phòng chống rửa tiền là gì?

-Công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam như thế nào? Công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng như thế nào?

-Những mặt đạt được và chưa được trong công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng?

-Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: rửa tiền và công tác phòng chống rửa tiền.

Phạm vi nghiên cứu: hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Thời gian nghiên cứu, tác giả giới hạn từ năm 2005-2015 (Kể từ thời điểm Việt Nam ban hành Nghị


định số 74/2005/NĐ-CP ngày 06/05/2005, đây là văn bản có giá trị pháp lý đầu tiên về phòng chống rửa tiền ở nước ta). Tuy nhiên, riêng số liệu về tiếp nhận và xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ từ Cục Phòng chống rửa tiền được giới hạn từ 2010- 2014.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính qua phân tích, tổng hợp lý thuyết từ các văn bản, tài liệu, thống kê, đối chiếu, so sánh số liệu có liên quan đến hoạt động phòng chống rửa tiền trên các lĩnh vực nói chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát tình hình thực hiện công tác phòng chống rửa tiền tại các NHTM. Tác giả đã chọn mẫu nghiên cứu là 100 cán bộ ngân hàng đang công tác tại các bộ phận giao dịch với khách hàng như giao dịch viên, ngân quỹ, nhân viên tín dụng, nhân viên phát triển kinh doanh và kiểm soát viên giao dịch từ nhiều ngân hàng khác nhau. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.

6. Đóng góp của đề tài

Luận văn thực hiện thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu, cập nhật văn bản pháp lý liên quan đến phòng chống rửa tiền. Bên cạnh đó, luận văn còn kết hợp điều tra khảo sát nhân viên ngân hàng để nắm được tình hình thực tiễn công tác phòng chống rửa tiền đang diễn ra tại các ngân hàng. Từ đó tác giả có thể đánh giá và đưa ra các giải pháp một cách sát sao hơn nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Đây là một điểm mới so với các bài nghiên cứu trước đó về công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam.

7. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu bao gồm ba nội dung chính sau:

-Tổng quan về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng,

-Thực trạng phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam,

-Các giải pháp hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.


TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về phòng chống rửa tiền. Trong số đó phải kể đến công trình nghiên cứu "Preventing Money Laundering and Terrorost Financing" của nhóm tác giả Pierre-Laurent Chatain, John McDowell, Cédric Mousset, Paul Allan Schott, Emile van der Does de Willebois. Nghiên cứu đã khái quát tổng thể về công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Trong đó nghiên cứu đã chỉ ra tiêu chuẩn quốc tế về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, mục tiêu của chế độ giám sát, các loại rủi ro liên quan đến ngân hàng, các phương pháp thực hiện và giám sát, chế tài xử phạt...Theo nhóm tác giả thì để đảm bảo hệ thống tài chính quốc gia vững mạnh thì các quốc gia phải có một chế độ phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố hiệu quả đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên không có một mô hình chung nào cho tất cả các quốc gia, mỗi quốc gia có cần có một mô hình giám sát phù hợp với điều kiện nước đó. Ngoài ra còn có nghiên cứu "Money Laundering Prevention Measures among Commercial Banks in Malaysia" của nhóm tác giả Jamaliah Said, Erlane K. Ghani, Normah Omar, Sharifah Norzehan Syed Yusuf. Nghiên cứu này đánh giá tình trạng hiện tại của các biện pháp tuân thủ thông qua các ngân hàng tại Malaysia. Nghiên cứu này cũng xem xét các yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thành công các biện pháp chống rửa tiền và các biện pháp chống khủng bố tại Malaysia.

Tại Việt Nam, nhìn chung các tài liệu chính trong việc nghiên cứu phòng chống rửa tiền là các bài báo hoặc tạp chí được trình bày dưới dạng nêu vấn đề và sự việc. Tuy nhiên, cũng có một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu về phòng chống rửa tiền ở Việt Nam, nổi bật:

Đề tài nghiên cứu khoa học do tác giả Phạm Huy Hùng chủ nhiệm (2010) “Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam” đã đưa ra được những vấn đề khái quát về rửa tiền và phòng chống rửa tiền, thực trạng phòng chống rửa tiền tại các NHTM. Ngoài ra đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác phòng chống rửa tiền tại các NHTM. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian khi hàng lang pháp lý chính thức-Luật Phòng,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí