Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học kinh tế quốc dân
TRịNH THị XUÂN DUNG
GIảI PHáP PHáT TRIểN THị TRƯờNG BảO HIểM PHI NHÂN THọ ở VIệT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC (KINH TẾ BẢO HIỂM) Mã số: 62.31.02.01
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 2
- Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 3
- Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. PHạM THị ĐịNH
2. TS. VƯƠNG HOàNG LONG
Hà Nội - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình khoa học này.
Tác giả Luận án
TRỊNH THỊ XUÂN DUNG
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 6
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 6
1.1.1 Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ 6
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ 10
1.1.3 Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ 12
1.2 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 17
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 17
1.2.2 Phân loại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 21
1.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường 22
1.2.4 Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ 31
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 34
1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 41
1.3 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 53
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2006 -2010) 54
2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 54
2.1.1 Giai đoạn 1964-1974 54
2.1.2 Giai đoạn 1975-1993 55
2.1.3 Giai đoạn 1994- 2005 58
2.1.4 Giai đoạn 2006-2010 60
2.2 TRỰC TRẠNG THỊ TRẠNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2006-2010) 60
2.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam 60
2.2.2 Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 115
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 116
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 116
3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2011-2020 116
3.1.2 Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2011-2020 121
3.2 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 123
3.2.1 Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước 123
3.2.2 Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ổn định và bền vững 124
3.2.3 Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp 125
3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 127
3.3.1 Hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm 127
3.3.2 Xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020; xây dựng các chính sách, các đề án, các chương trình bảo hiểm vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia 137
3.3.3 Nâng cao năng lực quản lý và giám sát bảo hiểm của Nhà nước 140
3.3.4 Nâng cao năng lực bảo hiểm của các DNBH 144
3.3.5 Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm 154
3.3.6 Nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm 156
3.3.7 Giải pháp khác 158
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 160
KẾT LUẬN 161
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ASXH An sinh xã hội
2. BHTM Bảo hiểm thương mại
3. BHCN Bảo hiểm con người
4. BHTS Bảo hiểm tài sản
5. BHTNDS Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
6. BHPNT Bảo hiểm phi nhân thọ
7. BHXH Bảo hiểm xã hội
8. DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
9. DNBHPNT Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
10. DNBHNT Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
11. DNMGBH Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
12. ĐLBH Đại lý bảo hiểm
13. GTBH Giá trị bảo hiểm
14. HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
15. MGBH Môi giới bảo hiểm
16. XNK Xuất nhập khẩu
17. STBH Số tiền bảo hiểm
18. TBH Tái bảo hiểm
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP (2006-2010) 61
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP theo ngành (giai đoạn 2006-2010 ) 61
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp (2006-2010) 62
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động (2006-2010) 63
Bảng 2.5: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam (2006-2010) 64
Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển của Việt Nam (2006-2010) 65
Bảng 2.7: Dân số và tăng trưởng dân số Việt Nam (2006-2010) 66
Bảng 2.8: Thu nhập bình quân đầu người một tháng một số năm 67
Bảng 2.9: Số lượng các DNBH trên thị trường BHPNT (2006-2010) 77
Bảng 2.10: Số lượng các DNMGBH ở Việt Nam 78
Bảng 2.11: Số lượng sản phẩm bảo hiểm trên thị trường BHPNT 79
Bảng 2.12: Quy mô vốn chủ sở hữu của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 80
Bảng 2.13: Doanh thu phí bảo hiểm thị trường BHPNT (2006-2010) 81
Bảng 2.14: Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2010 84
Bảng 2.15: Cơ cấu theo doanh thu phí bảo hiểm gốc của các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2010 85
Bảng 2.16: Đóng góp của thị trường BHPNT vào GDP 86
Bảng 2.17: Lao động làm việc trong ngành bảo hiểm (2006-2010) 86
Bảng 2.18: Lao động làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ năm 2010 87
Bảng 2.19: Tình hình bồi thường bảo hiểm gốc toàn thị trường (2006-2010) 87
Bảng 2.20: Tỷ lệ bồi thường theo nghiệp vụ bảo hiểm gốc và chung toàn thị trường năm 2010 89
Bảng 2.21: Tình hình nhượng TBH của thị trường BHPNT (2006-2010) 90
Bảng 2.22: Tình hình nhận TBH của thị trường BHPNT (2006-2010) 91
Bảng 2.23: Giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của thị trường BHPNT (2007-2010)..92 Bảng 2.24: Lợi nhuận kinh doanh của Bảo Việt, PVI và Bảo Minh (2008-2010)... 93 Bảng 2.25: Hiệu quả theo lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Bảo
Việt, PVI và Bảo Minh năm 2010 94
Bảng 2.26: Tỷ trọng khai thác một số sản phẩm bảo hiểm so với tiềm năng năm 2010 99
Bảng 2.27: Chi bồi thường, chi bán hàng và quản lý tại Bảo Việt, PVI, Bảo Minh năm 2010 101
Bảng 2.28: Cơ cấu danh mục đầu tư của thị trường BHPNT năm 2010 113
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu dự báo phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 123
Bảng 3.2: Nhu cầu BHNN của các hộ điều tra tại một số xã ở Bình phước 157
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mặc dù ngành bảo hiểm thương mại ở Việt Nam được bắt đầu hình thành từ năm 1965 với sự ra đời của Công ty bảo hiểm Việt Nam (Nay là Tập đoàn tài chính- bảo hiểm Bảo Việt), nhưng Việt Nam chỉ thực sự có thị trường bảo hiểm từ năm 1994 sau khi Nghị định 100/CP của Chính phủ được ban hành tháng 12 năm 1993. Với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trở nên sôi động hơn, từng bước đáp ứng được các nhu cầu về bảo hiểm của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm hàng năm của thị trường trong những năm qua đều đạt từ 20% đến 30%. Tuy nhiên, mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng vẫn còn "bỏ ngỏ" lớn. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cũng bộc lộ nhiều tồn tại như: cạnh tranh không lành mạnh diễn ra tràn lan, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước; chất lượng của dịch vụ bảo hiểm không cao và chưa được chú trọng; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước yếu kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, là người trực tiếp công tác trong ngành bảo hiểm, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam” để nghiên cứu trong luận án của mình.
Ngoài ra, cho đến nay ở Việt Nam, tuy đã có một số nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt, các chủ đề riêng biệt của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, nhưng chưa có nghiên cứu nào về toàn bộ thị trường này. Vì vậy, đề tài nghiên cứu là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn; là tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực bảo hiểm và những cá nhân khác có quan tâm.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ, thị trường bảo hiểm và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường bảo hiểm, luận án phân tích thực trạng hoạt động và phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ gắn liền với thực tiễn Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đối với hoạt động bảo hiểm gốc, chỉ nghiên cứu hoạt động tái bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính trên giác độ hỗ trợ hoạt động bảo hiểm gốc.
- Nghiên cứu toàn bộ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, trong đó có nghiên cứu điển hình ở một số doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.
- Thời gian nghiên cứu tập trung giai đoạn 2006-2010 và một số năm trước đó để so sánh, phân tích.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng tài liệu, số liệu đã được công bố từ các nguồn: Niên giám thống kê, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, một số doanh nghiệp bảo hiểm như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo hiểm dầu khí (PVI), các bào báo, bài viết, công trình nghiên cứu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích trong nghiên cứu tổng quan tài liệu, từ đó rút ra những kết luận, những bài học đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Đây là những cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn để luận án đề xuất các giải pháp phát triển thị trường.