Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Về Giám Sát Thị Trường Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Của Các Nước Trên Thế Giới



- Giám sát từ xa

- Giám sát tại chỗ

1.2.6.1. Giám sát từ xa

Là việc phân tích, đánh giá hoạt động của DNBH dựa trên hệ thống thông tin thu thập được về doanh nghiệp từ các nguồn thông tin. Thông qua số liệu phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu cảnh báo sớm cơ quan giám sát kịp thời nhận dạng các rủi ro tiềm ẩn. Tùy theo từng phương thức giám sát tuân thủ hay phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro mà nguồn số liệu, phương pháp phân tích số liệu và việc sử dụng kết quả có được là khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các ảnh hưởng tới thị trường.

Cơ quan giám sát quy định loại thông tin yêu cầu, hình thức, người có trách nhiệm cung cấp và tần suất cung cấp thông tin tùy theo yêu cầu giám sát. Để việc giám sát từ xa đạt được hiệu quả cao đòi hỏi thông tin phải đảm bảo được các yêu cầu:

- Hệ thống báo cáo định kỳ mà các DNBH gửi cho cơ quan quản lý phải phù hợp với chế độ hạch toán hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thông tin nên bao gồm cả đặc điểm tình hình hiện tại và dự kiến trong tương lai gần. Để thiết lập các yêu cầu này, cơ quan giám sát thường tạo sự cân bằng giữa nhu cầu thông tin phục vụ mục tiêu giám sát và gánh nặng hành chính của DNBH.

- Hệ thống báo cáo phải được cung cấp định kỳ đúng thời gian qui định, số liệu đảm bảo chính xác phản ánh đúng tình hình hoạt động của DNBH. Để thực hiện tốt yêu cầu này cơ quan giám sát thường đưa ra các chế tài trong việc cung cấp thông tin.

- Các chỉ tiêu trên báo cáo phải rõ ràng minh bạch. Bao gồm các chỉ tiêu về tình hình hoạt động, tài sản, doanh thu, phí, hoa hồng, trích lập các quĩ dự phòng nghiệp vụ,... ý kiến của kiểm toán độc lập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

- Phải có hệ thống dữ liệu về hoạt động của các doanh nghiệp trong thị trường mang tính chất lịch sử và có khả năng chiết xuất thông tin theo yêu cầu quản lý;

- Có giải pháp xử lý kịp thời từ kết quả giám sát từ xa.

Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 7

Để phục vụ cho công tác giám sát cơ quan giám sát xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát. Hệ thống chỉ tiêu giám sát đưa ra các mức đánh giá đối với từng DNBH. Bên cạnh đó cơ quan giám sát còn sử dụng các chỉ tiêu cảnh báo sớm, bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu về vốn và tài sản của doanh nghiệp;



Nhóm chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu, chi phí);

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến hoạt động nghiệp vụ (tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nợ phí,…);

Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản;

Nhóm chỉ tiêu về tính tuân thủ,... trong hệ thống chỉ tiêu giám sát làm cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động của DNBH.

Ở từng nước khác nhau, các chỉ tiêu giám sát và cảnh báo sớm là khác nhau, biên

độ tham chiếu của các chỉ tiêu cũng khác nhau.

Trong quá trình giám sát luôn cần có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm phân tích dữ liệu. Đối với phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro còn có sự hỗ trợ của mô hình cảnh báo sớm, kiểm định rủi ro,...

- Đối với phương thức giám sát tuân thủ:

Thông tin được khai thác chủ yếu từ nguồn báo cáo định kỳ và theo yêu cầu quản lý nếu cán bộ giám sát thấy DNBH cần phải cung cấp. Căn cứ vào thông tin có được về DNBH, cán bộ giám sát thực hiện:

+ Đánh giá theo từng chỉ tiêu giám sát, chỉ tiêu cảnh báo sớm;

+ Đối chiếu những thông tin có được của DNBH với các qui định về mặt luật pháp trên các nội dung giám sát; đối chiếu kết quả từng chỉ tiêu với giới hạn cho phép;

+ Nếu có điểm khác biệt giữa kết quả thực tế của DNBH với qui định của pháp luật và các giới hạn cho phép thì có biện pháp xử lý.

- Đối với phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro:

Các cán bộ giám sát phải tiến hành thu thập và phân tích các thông tin ảnh hưởng tới hoạt động của DNBH từ:

+ Môi trường kinh tế được phân tích trên các giác độ như tình hình và xu hướng phát triển của nền kinh tế, tình hình xã hội, cơ cấu dân số, tình hình chính trị, thể chế, các qui định của pháp luật,...

+ Thông tin từ ngành công nghiệp bảo hiểm với các khía cạnh như hoạt động cạnh tranh, liên kết của các DNBH trên thị trường, nhu cầu và thị hiếu khách hàng, sự phát triển của kỹ thuật, sự ra đời của các sản phẩm mới và mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường của các sản phẩm,…

+ Thông tin của mỗi DNBH về mục tiêu chiến lược, cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin có được về DNBH từ nguồn báo cáo tài chính, báo



cáo của chuyên gia tính dự phòng, thông tin về hợp tác kinh doanh, đầu tư, hoa hồng, bồi thường, tái bảo hiểm, các báo cáo với người quản trị điều hành doanh nghiệp. Nhưng chủ yếu các thông tin từ DNBH sẽ được lấy từ các báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ do cơ quan quản lý yêu cầu.

Cán bộ giám sát sẽ chú trọng đến các thông tin có thể gây ra các rủi ro cho thị trường cũng như cho bản thân DNBH. Ngoài ra cần phải có dữ liệu thông tin về doanh nghiệp tối thiểu 5 năm.

Trên cơ sở thông tin có được, cán bộ giám sát tiến hành giám sát qua 5 bước:

(1) Xác định rủi ro

Qua các thông tin thu thập được, cơ quan giám sát xác định các loại rủi ro và những hoạt động của DNBH chứa đựng nhiều rủi ro để tập trung đánh giá và giám sát. Sau khi xác định được các hoạt động có nhiều rủi ro, cán bộ giám sát đánh giá mức độ rủi ro của từng hoạt động đó. Nguyên tắc chính khi đánh giá là phải hiểu được bản chất, đặc điểm của hoạt động của DNBH; xác định những yếu tố làm tăng hay giảm rủi ro, cân nhắc mức độ ảnh hưởng của môi trường xã hội, môi trường kinh tế, cũng như định hướng phát triển của DNBH đến từng hoạt động.

(2) Kiểm soát rủi ro

Sau khi xác định được các rủi ro và mức độ của các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động DNBH, cơ quan giám sát phải đánh giá tình hình quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Tình hình quản lý rủi ro của DNBH được thể hiện ở các kế hoạch, định hướng kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hay giảm thiểu những sai sót, những vi phạm luật định một cách kịp thời.

Mục tiêu của hoạt động kiểm soát rủi ro là đảm bảo các chính sách, quá trình được thực hiện, hệ thống kiểm soát được tuân thủ, nguồn lực được quản lý hiệu quả và thích hợp nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng trong mỗi hoạt động. Việc kiểm soát rủi ro được xem xét trên hoạt động của Ban giám đốc, hoạt động quản lý, tính tuân thủ, tài chính, kiểm toán nội bộ, chuyên gia tính toán,… Mức độ kiểm soát rủi ro thường được đánh giá một cách định tính dựa trên các hạng mục đánh giá cho trước.

(3) Xác định khả năng chịu đựng rủi ro

Khả năng chịu đựng rủi ro được thể hiện ở khả năng về vốn, biên khả năng thanh toán, doanh thu,... và là tiềm lực tài chính giúp DNBH đủ khả năng chịu đựng và duy



trì hoạt động nếu rủi ro xảy ra. Để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro, cơ quan giám sát tiến hành đánh giá trên các chỉ tiêu về tính hợp lý của vốn và tính sinh lời:

Tính hợp lý của vốn: Rủi ro thiệt hại xảy ra khi tỷ lệ biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp không đảm bảo (<100%) và doanh nghiệp không có đủ vốn tối thiểu để trang trải cho các khoản phát sinh hay tổn thất lớn không lường trước...do vậy cần phải xem xét đến vốn hiện có của doanh nghiệp và biên khả năng thanh toán.

Tính sinh lời: Rủi ro biến động cấu trúc lỗ lãi, khả năng duy trì, cải thiện tính sinh lời của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... được xác định trên các chỉ tiêu và doanh thu, chi phí, ROA, ROE.

(4) Đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp

Sau khi đánh giá các rủi ro, khả năng giảm thiểu rủi ro, khả năng chịu đựng rủi ro cả về mặt định lượng và định tính cơ quan giám sát đưa ra chỉ số đánh giá với từng doanh nghiệp (composite Risk Rating) trên cơ sở tổng hợp tất cả các đánh giá đối với từng hoạt động hay đó là Bảng đánh giá rủi ro tổng thể đối với từng DNBH. Việc đánh giá phải có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin, chạy mô hình toán kết hợp với các dữ liệu lịch sử để đưa ra mức xếp hạng cho từng DNBH cụ thể.

(5) Xếp hạng doanh nghiệp

Căn cứ vào mức độ rủi ro thuần của DNBH để đưa ra mức xếp hạng đánh giá cho từng DNBH, từ mức xếp hạng cơ quan giám sát sẽ đưa ra các quyết định cụ thể đối với từng doanh nghiệp. Đây là điểm đặc trưng của phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro, cơ quan giám sát sẽ tập trung nguồn lực vào giám sát các doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao.

Trong quá trình giám sát, thông tin từ doanh nghiệp hoặc thị trường bất cứ thời điểm nào đều có thể là một tín hiệu chỉ ra tình trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể dẫn đến yêu cầu thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ngay lập tức.

1.2.6.2. Giám sát tại chỗ

Để có thêm các thông tin về DNBH và nắm rõ các hoạt động đang diễn ra tại DNBH, hoặc cần xác minh rõ những thông tin chưa phản ánh cụ thể trong báo cáo tài chính của DNBH cơ quan giám sát lập kế hoạch giám sát tại chỗ. Hoạt động giám sát tại chỗ được thực hiện dưới hai hình thức là Kiểm tra và Thanh tra, được thực hiện ngay tại doanh nghiệp. Việc kiểm tra và thanh tra đều có thể thực hiện khi có kế hoạch



ngay từ đầu năm hoặc hoàn toàn đột xuất nếu hoạt động giám sát từ xa phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của DNBH gây ảnh hưởng xấu tới DNBH và thị trường. Việc kiểm tra thường được thực hiện theo từng chuyên đề nhỏ, triển khai trong thời gian ngắn, thậm chí kiểm tra được tiến hành ngay khi chỉ cần tìm thêm thông tin cụ thể nào đó để làm rõ các nhận định trong quá trình giám sát từ xa. Việc thanh tra được thực hiện toàn diện hoặc theo chuyên đề. Hoạt động thanh tra thông thường có kế hoạch trước, cũng có thể có lúc đột xuất khi có các dấu hiệu xấu ảnh hưởng tới tính ổn định của thị trường.

Hoạt động giám sát tại chỗ mang lại các hiệu quả:

- Thông qua giám sát tại chỗ, cơ quan giám sát có thể kiểm tra hoặc thu thập dữ liệu và thông tin đáng tin cậy để đánh giá và phân tích chính xác hơn về tình hình tài chính hiện tại cũng như trong tương lai của DNBH.

- Giám sát tại chỗ giúp cơ quan giám sát thu thập thông tin và tìm ra các vấn đề khó có thể phát hiện thông qua giám sát từ xa. Đặc biệt, giám sát tại chỗ cho phép cơ quan giám sát nhận dạng các vấn đề mà trên báo cáo tài chính không thể hiện được như: chất lượng tài sản, thực hành công tác tính phí và kế toán, kiểm soát nội bộ (bao gồm những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và nguồn lực thuê ngoài), chất lượng đánh giá rủi ro (bao gồm sự thận trọng trong đánh giá rủi ro và hiệu quả trong quá trình thực hiện), đánh giá dự phòng kỹ thuật, chiến lược và định hướng hoạt động, tái bảo hiểm và quản lý rủi ro.

- Giám sát tại chỗ giúp tăng cường năng lực của cơ quan giám sát trong việc đánh giá bộ máy quản trị của DNBH. Đây cũng là phương pháp hiệu quả để đánh giá quy trình ra quyết định của bộ máy quản trị và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Trên thực tế các buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo DNBH mang lại nhiều hiệu quả cho cán bộ giám sát.

- Giám sát tại chỗ là cơ hội để cơ quan quản lý phân tích tác động của các quy định, chính sách tới doanh nghiệp một cách cụ thể tổng quát hơn, đồng thời thu thập thông tin để chuẩn hoá, hoàn thiện chính sách nếu cần thiết.

Đối với cả hai phương thức giám sát tuân thủ và giám sát trên cơ sở rủi ro thì các bước thực hiện giám sát tại chỗ đều như nhau. Chỉ khác nhau về phạm vi do yêu cầu có được thông tin của kiểm tra và thanh tra. Việc thực hiện kiểm tra tại chỗ phải thực hiện theo các bước sau:


Bước 1: Lập kế hoạch giám sát

Bước lập kế hoạch giám sát tại chỗ bao gồm các nội dung:

+ Thu thập thông tin liên quan để lên kế hoạch giám sát (thông tin từ hoạt động giám sát từ xa, định hướng giám sát,...);

+ Xác định định hướng và mục tiêu của hoạt động giám sát tại chỗ;

+ Lựa chọn các DNBH được giám sát, thiết lập thời gian thực hiện;

+ Điều chỉnh và xác lập kế hoạch kiểm tra;

+ Xây dựng nội dung dự kiến kiểm tra, bố trí nhân lực.

Bước 2: Thực hiện giám sát

Quá trình thực hiện giám sát tại chỗ thường được thực hiện qua 3 bước: giai đoạn đầu, giai đoạn chính; giai đoạn kết thúc

- Giai đoạn đầu: Là giai đoạn khảo sát tại DNBH, tiến hành thu thập thông tin dựa trên kế hoạch giám sát; sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp; so sánh giữa số liệu trên sổ sách với thực tế; lựa chọn các khoản mục kiểm tra; đánh giá hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ; phân tích đặc thù hoạt động của DNBH; đánh giá qui trình quản lý nghiệp vụ của doanh nghiệp như qui trình khai thác, qui trình bồi thường, qui trình đầu tư,… hoặc đánh giá tổ chức và quản lý của doanh nghiệp, các hợp đồng thương mại, tái bảo hiểm và dự phòng của doanh nghiệp; phân tích mối quan hệ với các tổ chức khác như nguồn lực bên ngoài hoặc các doanh nghiệp khác trong cùng tập đoàn; đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, chú ý đến các nội dung cần lưu ý từ giai đoạn giám sát từ xa; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;

- Giai đoạn chính: Kiểm tra số liệu, đối chiếu số liệu, đối chiếu thông tin có được với qui định của pháp luật, phát hiện các nguy cơ rủi ro;

- Giai đoạn cuối: Trao đổi với người quản lý để xác nhận tính chính xác của số liệu.

Bước 3: Tổng hợp kết quả và chuẩn bị báo cáo giám sát

- Tổng hợp kết quả giám sát tại chỗ;

- Đối chiếu kết quả giám sát với các chỉ tiêu đánh giá;

- Họp thống nhất giữa đoàn kiểm tra, thanh tra với doanh nghiệp;

- Trình báo cáo kết quả giám sát.

Bước 4: Xử lý kết quả

- Báo cáo kết quả giám sát tới các cấp có thẩm quyền;

- Thực hiện xử lý theo qui định của pháp luật: khuyến cáo với doanh nghiệp những điểm yếu cần điều chỉnh; yêu cầu thiết lập lại các điểm có rủi ro cao; hoặc các



biện pháp tác động trực tiếp như: dừng bán sản phẩm bảo hiểm mới; từ chối chấp thuận cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động khác; yêu cầu doanh nghiệp dừng bán các sản phẩm không tốt hoặc không an toàn; thu hồi giấy phép kinh doanh; bãi nhiệm ban giám đốc và bộ phận quản trị; cấm các cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm; yêu cầu tăng vốn; hạn chế hoạt động kinh doanh hoặc hơn nữa là hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp,...;

- Giám sát việc thực hiện kết quả giám sát.

Quá trình giám sát tại chỗ được thực hiện tại DNBH nhằm cung cấp thêm thông tin về DNBH mà cơ quan giám sát chưa có được từ hoạt động giám sát từ xa. Để việc giám sát đạt hiệu quả cao đòi hỏi công tác giám sát tại chỗ phải được thực hiện một cách bài bản, theo đúng quy trình và có kế hoạch cụ thể. Tập trung vào đúng mục tiêu của từng cuộc kiểm tra, tránh dàn trải.

1.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên thế giới đã có lịch sử phát triển lâu đời, từ năm 1347 với bản hợp đồng cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy được ký kết tại cảng Gênes, Italia. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ các nước gắn liền với sự phát triển kinh tế của nước đó, phù hợp với sự hình thành cung - cầu của thị trường bảo hiểm. Cùng với sự phát triển kinh tế của các nước Châu Âu, Bắc Mỹ thị trường bảo hiểm của các khu vực đó đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm. Đối với các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng có sự phát triển vượt bậc trong những thập niên gần đây. Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt các nước đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á cũng có nhiều kết quả đáng kể. Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án đã chọn một số thị trường bảo hiểm điển hình như: Trung Quốc - một nước tương đồng về chính trị với Việt Nam; các nước ASEAN có mức độ tương đồng về mức độ phát triển; Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước có thị trường phát triển mạnh trong những năm gần đây để tham khảo. Tùy theo điều kiện, môi trường của từng nước mà hoạt động giám sát có mức độ và đặc điểm khác nhau về thể chế, về cơ quan giám sát, phương thức, qui trình giám sát. Nhưng hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của các nước đang theo xu hướng hồi qui chung theo nguyên tắc, chuẩn mực giám sát bảo



hiểm của quốc tế (Phụ lục 3: Kinh nghiệm của các nước về hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ).

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm, luận án rút ra một số kinh nghiệm chung về hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

Thứ nhất: Xây dựng thể chế giám sát

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ muốn tồn tại và phát triển cần được xác lập trong khuôn khổ hành lang pháp lý. Các qui định pháp luật đặt ra nhằm tạo hành lang pháp lý cho thị trường phát triển an toàn và ổn định, bảo vệ khách hàng và các công ty bảo hiểm. Hành lang pháp lý đó hướng tới:

- Phù hợp mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường bảo hiểm. Mức độ tham gia trực tiếp và can thiệp của Nhà nước vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nhằm điều tiết mức độ tác động và phù hợp của thị trường đến nền kinh tế và sự phát triển của quốc gia đó. Mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường quyết định đến cách thức quản lý thị trường, được thể hiện qua các qui định của hệ thống pháp luật.

- Hiện nay, Hiệp hội quốc tế các cơ quan giám sát bảo hiểm đã đưa ra các nguyên tắc, chuẩn mực và các hướng dẫn chung đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất trong quản lý giám sát thị trường bảo hiểm toàn cầu. Các chuẩn mực là cơ sở và mang tính hướng dẫn cho các quốc gia đưa ra các qui định riêng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và mức độ phát triển thị trường bảo hiểm của từng nước. Trong xu hướng hội nhập, các qui định pháp luật của các nước cũng có xu hướng hồi qui, có nhiều điểm chung trong quản lý giám sát thị trường bảo hiểm. Hệ thống thể chế được xây dựng vừa phải phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước, trình độ của thị trường trong nước vừa phải phù hợp với các cam kết chung như WTO, TPP,… nhưng vẫn phải đạt được mục tiêu bảo vệ thị trường ổn định và phát triển bền vững.

- Với những diễn biến trên thị trường quốc tế, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm đang đặt ra những yêu cầu và thách thức cho các nhà quản lý, giám sát thị trường trong nước. Hiện nay, ranh giới giữa các thị trường trong khu vực tài chính đang mờ dần, các định chế ngày càng trở nên đa năng, đa quốc gia với qui mô của các tập đoàn lớn. Việc quản lý rủi ro không chỉ trong phạm vi từng DNBH, hay từng quốc gia mà mở rộng ra trong khu vực và thế giới với những thảm họa, rủi ro mang tính toàn cầu. Đòi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023