Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 2



5. Những đóng góp của luận án

- Hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm thương mại, bảo hiểm phi nhân thọthị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

- Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các nước về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cho Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2006-2010.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến năm 2020.

6. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (giai đoạn 2006-2010)

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - 2

7. Tổng quan nghiên cứu

Liên quan đến thị trường BHPNT và phát triển thị trường BHPNT, đã có các công trình nghiên cứu được công bố sau:

1) Luận án "Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước ở Việt Nam" , năm 2004, Phạm Thị Định

Luận án tập trung nghiên cứu:

- Những vấn đề lý luận chung về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm

- Kinh nghiệm của các nước về quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm

- Phân tích thực trạng hoạt động hoạt động đầu tư của các DNBH Nhà nước ở Việt nam bao gồm Bảo Việt, Bảo Minh và PVI



- Đưa ra hệ thống các giải pháp phát triển hoạt động đầu tư của các DNBH nhà nước ở Việt Nam.

Như vậy, đề tài chỉ nghiên cứu một mảng trong hoạt động kinh doanh của 3 DNBH là hoạt động đầu tư tài chính mà chưa nghiên cứu đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luận án cũng giới hạn ở 3 DNBH lớn trên thị trường, không nghiên cứu cho toàn bộ thị trường và ở thời điểm cách đây 7 năm.

2) Luận án "Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập", 2007, Đoàn Minh Phụng.

Luận án tập trung nghiên cứu:

- Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh BHPNT của các DNBH Nhà nước ở Việt Nam bao gồm Bảo Việt, Bảo Minh và PVI

- Đưa ra hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả của các DNBH nhà nước ở Việt Nam.

Như vậy, đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của ba DNBH nhà nước, không nghiên cứu cho toàn bộ thị trường và thời điểm cách đây 4 năm. Các vấn đề tổng quan của thị trường bảo hiểm, thị trường BHPNT (như các chủ thể trên thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường...) không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.

3) Đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam", 2011, PGS.TS Hoàng Trần Hậu và TS Hoàng Mạnh Cừ.

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường bảo hiểm; công tác quản lý, giám sát Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm.



- Phân tích thực tế hoạt động quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam.

Đề tài có những đóng góp mới quan trọng là nghiên cứu về rủi ro và đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm; nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề của công tác quản lý, giám sát Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm như: nguyên tắc, mô hình và nội dung quản lý, giám sát. Tuy nhiên, những vấn đề khác của thị trường, đặc biệt là về thị trường BHPNT, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Như vậy, mặc dù đã có một số nghiên cứu có liên quan như trình bày trên, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về thị trường BHPNT và giải pháp phát triển thị trường BHPNT ở Việt Nam. Do đó, tác giả đã chọn đề tài "Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam".


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

1.1.1 Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ


1.1.1.1 Bảo hiểm phi nhân thọ trong ngành bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại (BHTM) là loại hình bảo hiểm hiện nay được triển khai rộng rãi ở khắp các nước trên thế giới. Sự ra đời và phát triển của BHTM gắn liền với cuộc đấu tranh để sinh tồn của con người trước những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây thiệt hại không những về của cải vật chất mà còn đến cả tính mạng, sức khoẻ con ngưòi. Có thể lấy ví dụ: Rủi ro do tự nhiên gây ra như các hiện tượng bão lụt, động đất, núi lửa; rủi ro do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật như tai nạn phương tiện giao thông vận tải, tai nạn lao động; hay rủi ro do môi trường xã hội như hiện tượng trộm cắp. Để đối phó với các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại cho con người, đã có nhiều biện pháp được sử dụng. Trên quan điểm quản lý rủi ro [13],[15],[21],[22], [34],[35] các biện pháp này thành hai nhóm:

- Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro: Bao gồm các biện pháp tránh né rủi ro, ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất. Trong đó:

Tránh né rủi ro bao gồm các biện pháp nhằm loại trừ hoặc không cho rủi ro có cơ hội xảy ra. Chẳng hạn, để tránh né tai nạn giao thông xảy ra, có thể chọn giải pháp không đi lại ra ngoài đường nữa. Nhưng rõ ràng trong cuộc sống con người không thể chọn phương án tránh né cho mọi rủi ro vì con người còn phải làm việc để duy trì cuộc sống.

Ngăn ngừa rủi ro bao gồm các biện pháp nhằm làm giảm mức độ tổn thất do rủi ro gây nên. Chẳng hạn, để đề phòng hoả hoạn xảy ra người ra thực tốt việc phòng cháy, hay thực hiện tốt an toàn lao động để giảm tai nạn lao động.



Giảm thiểu tổn thất bao gồm các biện pháp nhằm giảm giá trị thiệt hại khi rủi ro đã xảy ra. Chẳng hạn, để tránh tai nạn giao thông xảy ra gây tổn thương đến não người điều khiển xe cần đội mũ bảo hiểm, hay cần có đủ phương tiện chữa cháy khi có hoả hoạn xảy ra.

- Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro: Mặc dù đã thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, nhưng rủi ro là bất ngờ và không lường trước được nên vẫn có thể cứ xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con người. Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro là bao gồm những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn về mặt tài chính do rủi ro bất ngờ gây ra, như đi vay, tích luỹ để dành, tương trợ nhau và bảo hiểm. Trong thực tế, các biện pháp này tồn tại song song nhau, trong đó bảo hiểm được coi là biện pháp hữu hiệu nhất.

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu khoa học về bảo hiểm đã đưa ra các quan niệm về BHTM. Dưới góc độ chuyển giao rủi ro, “bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm” [13]. Dưới góc độ kỹ thuật bảo hiểm, BHTM được hiểu là “biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người khi gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cùng có khả năng gặp rủi ro đó thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm”[13]. Dưới góc độ pháp lý, BHTM là “một thoả thuận qua đó người tham gia bảo hiểm cam kết trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho mình hoặc cho người thức ba. Ngược lại công ty bảo hiểm cũng dựa vào đó cam kết trả một khoản tiền bồi thường khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất”[13]. Các quan niệm trên dù định nghĩa BHTM theo những cách thức khác nhau nhưng đều thể hiện bản chất của bảo hiểm nói chung đó là sự san sẻ rủi ro của số đông các cá nhân và tổ chức trong xã hội thông qua hoạt động của các công ty bảo hiểm.

Kể từ khi hợp đồng bảo hiểm quốc tế đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử ngành bảo hiểm vào ngày 23/10/1347 tại Genoa, Italia, ngành BHTM thế giới đã có



những bước phát triển mạnh mẽ. Từ loại hình bảo hiểm truyền thống ban đầu là bảo hiểm hàng hải, ngành bảo hiểm đã phát triển thêm nhiều loại hình bảo hiểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu “an toàn” của con người như bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng không... Hiện nay trên thị trường BHTM đã có tới hàng trăm loại hình bảo hiểm và được phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ theo mục đích và ý nghĩa nghiên cứu. Ví dụ [13]:

- Căn cứ vào tính pháp lý, BHTM được chia thành:

Bảo hiểm bắt buộc. Bảo hiểm bắt buộc được pháp luật áp dụng khi đối tượng cần được mua bảo hiểm không chỉ cần thiết cho số ít người mà là yêu cầu của toàn xã hội như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe gắn máy.

Bảo hiểm tự nguyện. Hình thức bảo hiểm tự nguyện được áp dụng đối với tất cả các đối tượng bảo hiểm không thuộc loại bắt buộc. Hình thức bảo hiểm tự nguyện dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, được cụ thể hóa bằng Hợp đồng bảo hiểm..

- Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, BHTM được chia thành:

Bảo hiểm tài sản: Bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản, vật chất. Ví dụ như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm vật chất xe cơ giới...

Bảo hiểm con người: Bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tính mạng, tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của con người. Ví dụ như bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm tai nạn hành khách... Trong bảo hiểm con người lại được chia thành: Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con người phi nhân thọ.

Bảo hiểm trách nhiêm dân sự: Bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là phần nghĩa vụ hay trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, chủ xe, trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động…



- Trong thực tế, các công ty bảo hiểm có thể phân loại BHTM để quản lý trên cơ sở lịch sử ra đời của các nghiệp vụ bảo hiểm. Ví dụ: Bảo hiểm hàng hải được coi là ra đời sớm nhất và là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống của các công ty bảo hiểm. Vì vậy, thời kỳ đầu, các công ty bảo hiểm thường phân chia BHTM thành bảo hiểm hàng hải (bao gồm: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và Hội bảo hiểm P/I) và bảo hiểm phi hàng hải (bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại). Sau này, với sự phát triển của ngành BHTM, nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới được ra đời như bảo hiểm cháy, bảo hiểm con người, bảo hiểm xây dựng lắp đặt… Và đặc biệt với sự ra đời của bảo hiểm nhân thọ vào cuối thế kỷ XIX với kỹ thuật bảo hiểm riêng, BHTM được chia thành hai nhóm lớn, đó là: Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Trong đó Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là loại hình bảo hiểm con người, bảo hiểm cho những rủi ro liên quan đến tuổi thọ của con người bao gồm hai sự kiện sống và chết. Do BHNT có thời hạn bảo hiểm dài, vừa mang tính rủi ro, vừa mang tính tiết kiệm, kỹ thuật nghiệp vụ được áp dụng trong BHNT là kỹ thuật tồn tích. Còn BHPNT do chỉ mang tính rủi ro nên được áp dụng kỹ thuật phân chia. Hiện nay có những công ty chuyên kinh doanh về bảo hiểm nhân thọ, hoặc chuyên kinh doanh về bảo hiểm phi nhân thọ, hoặc nếu kinh doanh cả hai loại hình thì phải tổ chức hạch toán riêng biệt.

1.1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ

Nhìn chung, bảo hiểm phi nhân thọ có những đặc điểm cơ bản sau:

- Bảo hiểm phi nhân thọ chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro mang tính chất thiệt hại mà không có tính chất tiết kiệm như trong BHNT. Có nghĩa là trong bảo hiểm phi nhân thọ, chỉ khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm thì mới được bảo hiểm bồi thường. Khoản phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm đã đóng sẽ không được trả lại nếu không có rủi ro xảy ra, và không được coi như một khoản tiền tiết kiệm.

- Bảo hiểm phi nhân thọ có thời hạn bảo hiểm thường là ngắn từ 1 năm trở xuống. Thậm chí có những nghiệp vụ bảo hiểm thời hạn bảo hiểm chỉ trong vòng vài tháng, vài ngày hay vài giờ như bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm du



lịch hay bảo hiểm tai nạn hành khách. Khác với BHNT thời hạn bảo hiểm có thể là 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí là suốt đời.

- Bảo hiểm con người phi nhân thọ áp dụng kỹ thuật phân chia trong việc quản lý quỹ tài chính bảo hiểm, khác với BHNT áp dụng kỹ thuật tồn tích. Điều này xuất phát từ đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ là chỉ bảo hiểm cho rủi ro mang tính chất thiệt hại và thời hạn bảo hiểm ngắn. Sự khác nhau giữa kỹ thuật phân chia và kỹ thuật tồn tích được thể hiện trong việc lập dự phòng nghiệp vụ của bảo hiểm phi nhân thọ khác với BHNT. Cụ thể trong bảo hiểm phi nhân thọ là lập dự phòng phí và trong BHNT là lập dự phòng toán học.

- Theo cách phân loại BHTM theo đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm con người bao gồm: Bảo hiểm tài sản, BH trách nhiệm dân sự và BH con người phi nhân thọ.

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ


Là một công cụ nhằm đối phó với những khó khăn tài chính do rủi ro gây ra cho con người, BHTM nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng có vai trò to lớn không chỉ đối với các cá nhân tổ chức mà với toàn xã hội nói chung [13], [34] [35]:

- Bảo hiểm phi nhân thọ góp phần ổn định đời sống kinh tế, từ đó ổn định về mặt tinh thần, cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội khi không may gặp phải rủi ro. Điều đó được dựa trên cơ sở bảo hiểm bù đắp những thiệt hại tài chính do rủi ro gây ra. Đặc biệt, khi tổn thất xảy ra có mức độ và quy mô lớn, ý nghĩa của bảo hiểm lại càng được nhân lên gấp nhiều lần.

- Bảo hiểm phi nhân thọ góp phần làm giảm “tổng rủi ro” của xã hội, đảm bảo cho xã hội có một quỹ tài chính đủ lớn và chủ động đối phó với rủi ro. Rủi ro là ngẫu nhiên và bất ngờ. Với mỗi cá nhân hay tổ chức thật khó có thể xác định được rủi ro có xảy ra với họ hay không và mức độ thiệt hại là như thế nào. Do đó họ khó có thể chủ động có kế hoạch tài chính để đối phó đầy đủ với thiệt hại do rủi ro gây ra. Tuy nhiên với số đông người tham gia bảo hiểm, xác suất rủi ro có thể tính được tương đối chính xác trên cơ sở quy luật số lớn. Từ đó một kế hoạch tài chính thông qua thu phí bảo hiểm để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra là có thể thực hiện được, bảo đảm cho xã hội chủ động đối phó với những hậu quả của rủi ro.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí