Phương Thức Nhờ Thu (Collection Of Payment) Định Nghĩa


(5) NH trả tiền báo nợ tài khoản NH chuyển tiền.


(6) NH trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi.


Nếu NH chuyển tiền và NH trả tiền không có quan hệ đại lý với nhau, KH phải cung cấp thêm thông tin về một NH trung gian có quan hệ đại lý với NH trả tiền. Tất cả các ước vẫn sẽ được l m như trên đối với trường hợp này.

Phân loại


Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu sau:

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T) là hình thức trong đó lệnh thanh toán của NH chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà NH này gửi cho NH trả tiền qua fax, telex, hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT. SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên NH toàn cầu cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các cơ quan chuyên bán buôn tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của NH chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà NH này gửi cho NH thanh toán qua ưu điện.

Trường hợp áp dụng

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank, giai đoạn 2007 – 2010 - 3


Phương thức chuyển tiền thường là kết thúc của phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, ghi sổ, bảo lãnh NH, tín dụng chứng từ, tín dụng dự phòng, thư ủy thác mua Tuy nhiên, phương thức n y c ng được áp dụng một cách độc lập trong thanh toán phi thương mại như: chuyển kiều hối, chuyển tiền viện trợ tài chính không hoàn lại…


2.3.2. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) Định nghĩa

Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, NH tiếp nhận các chứng từ tài chính (bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dung để thu tiền) và/hoặc chứng từ thương mại (bao gồm: hóa đơn, chứng từ vận tải, chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất kỳ một loại chứng từ tương tự nào khác miễn không phải là chứng từ t i chính) đ nhận được để:

Thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán (D/P), hoặc;

Giao chứng từ để được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán (D/A), hoặc;

Giao chứng từ theo các điều kiện khác đặt ra (D/TC).


Phân loại và trình tự tiến hành nghiệp vụ


Phương thức nhờ thu trơn


L phương thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hóa đơn, ảo hiểm…) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua NH.

Trình tự tiến hành nghiệp vụ:


Chú thích


(1) Người XK hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi trực tiếp chứng từ giao h ng cho người NK.

(2) Người XK hoặc người cung ứng dịch vụ kí phát một hối phiếu, hoặc hóa đơn đòi tiền người NK và viết lệnh nhờ thu ủy thác NH nước mình thu tiền từ người NK.


Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu trơn


(6)


Ngân hàng thu tiền


Ngân hàng chuyển tiền

(3)


(7) (2)

(4)

(5)



Người hưởng lợi


Người trả tiền

(1)



(Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế, Đinh Xuân Trình (chủ biên) (2006), NXB Lao động – Xã hội)


(3) NH chuyển ủy thác cho NH đại lý của mình ở nước NK bằng thư nhờ thu và kèm với hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu NH này thu tiền từ người NK.

(4) NH đại lý xuất trình hối phiếu, hoặc hóa đơn yêu cầu người NK trả tiền, nếu là hối phiếu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền nếu là hối phiếu trả chậm.

(5) NH đại lý chuyển tiền thu được cho người hưởng lợi, nếu nhờ thu hối phiếu trả chậm thì NH sẽ chuyển trả hối phiếu đ được nhà NK ký chấp nhận thanh toán.

(6) NH đại lý báo có tài khoản của NH chuyển.


(7) NH chuyển báo có tài khoản của người hưởng lợi.


NH chỉ đóng vai trò l trung gian thu hộ tiền cho KH mà không có bất cứ trách nhiệm gì với việc thu đủ v đúng hạn Do đó, phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro đối với người hưởng lợi, chỉ nên áp dụng khi hai bên tin cậy lẫn nhau.


Phương thức nhờ thu kèm chứng từ


L phương thức thanh toán trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính, hoặc chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng. NH thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người NK sau khi người n y đáp ứng yêu cầu của lệnh nhờ thu.

Trình tự tiến hành nghiệp vụ:


Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ



Ngân hàng chuyển tiền


Ngân hàng thu tiền

(3)


(6)


(7) (2)

(4)

(5)



Người hưởng lợi


Người trả tiền

(1)



(Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế, Đinh Xuân Trình (chủ biên) (2006), NXB Lao động – Xã hội)

Chú thích:


(1) Người XK hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ nhưng không gửi chứng từ giao hàng cho người NK.

(2) Người XK hoặc người cung ứng dịch vụ lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu


(3) NH chuyển ủy thác cho NH đại lý của mình ở nước nhập khẩu thu hộ tiền bằng thư nhờ thu kèm chứng từ thương mại.


(4) NH đại lý xuất trình hối phiếu đòi tiền và yêu cầu người nhập khẩu thực hiện các điều kiện nhờ thu như: D/P, D/A, D/TC

(5) Người trả tiền thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán.


(6) NH thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán.


(7) NH chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán.


So với phương thức nhờ thu trơn, NH trong phương thức này có thêm trách nhiệm khống chế chứng từ thương mại vì quyền lợi của người nhập khẩu, tuy nhiên, vẫn không có trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay không.

Phương thức thư tín dụng chứng từ (Documentary Credit)


Định nghĩa


Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của KH (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.

Phân loại


Các loại thư tín dụng thương mại thường thấy trong TTQT gồm có:


Thư tín dụng xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, được một NH khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của NH phát hành L/C.

Thư tín dụng miễn truy đòi: L loại thư tín dụng m sau khi người hưởng lợi đ được trả tiền thì NH phát hành L/C không có quyền đòi lại tiền người hưởng lợi L/C trong bất kỳ trường hợp nào.


Thư tín dụng chuyển nhượng: L thư tín dụng trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu NH phát hành L/C, hoặc là NH chỉ định, chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác.

Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị như c , v cứ như vậy nó cứ tuần ho n cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.

Ngoài ra còn một số loại thư tín dụng khác như : L/C điều khoản đỏ, L/C thanh toán dần dần về sau, L/C giáp lưng, L/C đối ứng…

Trình tự tiến hành nghiệp vụ


Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng chứng từ


(5)

(8)


Ngân hàng thông báo


Ngân hàng phát hành


(8) (5)

(2)


(1) (6) (7)



(3)


Người yêu cầu


Người hưởng lợi

(1)


(4)


(Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế, Đinh Xuân Trình (chủ biên) (2006), NXB Lao động – Xã hội)


Chú thích:


(1) Người nhập khẩu gửi đơn yêu cầu phát h nh thư tín dụng và tiến hành ký quỹ.


(2) Phát hành L/C qua NH đại lý cho Người XK hưởng lợi.


(3) NH thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc cho người hưởng lợi.


(4) Giao hàng.


(5) Xuất trình chứng từ đòi tiền NH phát hành L/C.


(6) NH phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho Người yêu cầu.


(7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán.


(8) NH phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ.


Trường hợp áp dụng


Đây l phương thức thanh toán phổ biến và thông dụng nhất hiện nay v được coi l phương thức thanh toán sử dụng trong hầu hết các hợp đồng thương mại quốc tế với những đặc tính thuận lợi và hiệu quả của nó Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phức tạp nhất trong các phương thức TTQT nhưng nó đảm bảo một cách chắc chắn quyền lợi v nghĩa vụ không chỉ của người án, người mua và cả NH thông qua các đặc tính ưu việt và chặt chẽ của nó.

3. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại


3.1. Khái niệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM


Hoạt động TTQT giữ một vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế quốc dân mà với bản thân NHTM và doanh nghiệp tham gia v o đầu tư v kinh doanh quốc tế. Chính vì vậy việc tìm hiểu sâu về phát triển hoạt động TTQT tại NHTM là một vấn đề quan trọng và cần thiết được ưu tiên


Theo chủ nghĩa Mác-Lê nin th : “Phát triển l khuynh hướng vận động đ xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ” Do đó, đối với định nghĩa phát triển hoạt động TTQT, có thể hiểu đơn giản:

Phát triển hoạt động TTQT tại NHTM là một chuỗi các hoạt động có định hướng, có kế hoạch nhằm đẩy mạnh hoạt động TTQT tại NHTM sao cho hoạt động này trở nên nhanh chóng, thuận tiện mang lại nhiều lợi nhuận cho NHTM, nhiều lợi ích cho khách hàng và nền kinh tế.

Như vậy thì phát triển hoạt động TTQT bao gồm: phát triển hoạt động TTQT theo chiều rộng và phát triển hoạt động TTQT theo chiều sâu.

Phát triển hoạt động TTQT theo chiều rộng: là phát triển hoạt động TTQT dựa trên sự mở rộng của quy mô hoạt động TTQT (tăng nhờ số lượng) như: mở rộng thêm chi nhánh và phòng giao dịch đảm nhiệm chức năng tiếp nhận giao dịch TTQT của khách h ng, gia tăng các phương thức TTQT được áp dụng trong toàn bộ hệ thống NH, mở rộng mối quan hệ tới các NH nước ngo i, tăng số lượng các NH đại lý,…

Phát triển hoạt động TTQT theo chiều sâu: là phát triển hoạt động TTQT dựa trên sự nâng cao chất lượng của hoạt động TTQT (tăng nhờ chất lượng) như: nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT cung ứng cho khách hàng, áp dụng những phương thức TTQT mới tiên tiến trên thế giới, phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động TTQT,…

3.2. Các tiêu chí đánh giá việc phát triển hoạt động TTQT tại NHTM


Khâu đánh giá việc phát triển hoạt động TTQT tại NHTM c ng hết sức quan trọng. Việc đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT tại NHTM là khâu tiền đề có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp cho hoạt động TTQT phát triển. Dựa theo cách phân chia phát triển hoạt động TTQT th nh hai hướng song hành theo chiều rộng và theo chiều sâu giúp cho việc đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động TTQT tại NHTM được đơn giản hơn

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí