Kết Quả Khảo Sát Năng Suất Thịt Của Dê Định Hóa


Một số kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới về ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng của dê cũng có kết quả tương tự. Mahgoub và cs. (1996) cho biết, sinh trưởng tuyệt đối của dê đực Batina giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi luôn cao hơn dê cái; ở dê đực là 118 g/con/ngày trong khi ở dê cái là 87 g/con/ngày (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010) trên đàn dê Cỏ nuôi tại Ninh Bình cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của giống dê có sự khác nhau giữa dê đực và dê cái sinh trưởng tuyệt đối từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi của dê đực là 50,17 g/con/ngày; của dê cái là 40,70 g/con/ngày.

3.1.3. Sinh trưởng tương đối của dê Định Hóa

Kết quả tính toán và phân tích về sinh trưởng tương đối của dê Định Hóa được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của dê Định Hóa (%)


Giai đoạn

(Tháng tuổi)

Tính chung

(n=60)

Theo tính biệt

Mean

SE

Con đực

(n=30)

Con cái

(n=30)

SEM

P

SS - 1

17,48

0,35

17,66a

17,29a

1,905

0,600

1 - 2

8,93

0,27

8,87

9,00

1,471

0,809

2 - 3

6,28

0,21

6,19a

6,37a

1,161

0,690

3 - 4

4,87

0,21

4,66

5,07

1,147

0,302

4 - 5

4,21

0,16

3,98

4,44

0,888

0,158

5 - 6

3,25

0,13

3,57a

2,92b

0,668

0,010

6 - 7

3,01

0,13

3,30a

2,71b

0,700

0,025

7 - 8

2,56

0,12

2,47

2,64

0,640

0,464

8 - 9

2,49

0,09

2,40a

2,57a

0,522

0,377

9 - 10*

2,15

0,10

2,05

2,26

0,590

0,331

10 - 11*

1,91

0,11

2,04

1,79

0,572

0,249

11 - 12*

2,13

0,13

2,72a

1,54b

0,599

0, 000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 10

a,b Theo hàng ngang, tại cột theo tính biệt các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

*n=52 với tính chung; n=26 với con đực, cái


Số liệu bảng 3.3 cho thấy, sinh trưởng tương đối của dê Định Hóa tuân theo quy luật chung, nghĩa là giảm dần từ lúc sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Giai đoạn sơ sinh đến 1 tháng tuổi sinh trưởng tương đối là 17,48%, các giai đoạn sau đó giảm dần và ở giai đoạn 11 - 12 tháng tuổi là 2,13%.

Giữa dê đực và dê cái sinh trưởng tương đối cũng diễn biến tương tự, trong đó, mức giảm của sinh trưởng tương đối ở dê đực chậm hơn dê cái. Giai đoạn sơ sinh đến 1 tháng tuổi của dê đực là 17,66%, của dê cái là 17,29%. Giai đoạn 5 đến 6 tháng tuổi của dê đực là 3,57%; dê cái là 2,92% (P<0,05). Đến giai đoạn 11 - 12 tháng tuổi, của dê đực là 2,72% và 1,54% (P<0,001). Điều này một lần nữa cho thấy, tốc độ sinh trưởng của dê đực cao hơn dê cái.

3.1.4. Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê, người ta không chỉ sử dụng các chỉ tiêu về khối lượng mà còn tiến hành đo kích thước các chiều. Nếu chỉ dựa vào khối lượng để đánh giá thì chưa đủ, bởi dê có thể ăn ít nhưng vẫn giữ nguyên khối lượng hoặc bị giảm đi nhưng kích thước một số chiều đo như chiều cao, chiều dài, chiều ngang của cơ thể vẫn có thể tăng lên. Chính vì vậy, để xác định được khả năng sinh trưởng của dê chính xác nhất thì cần kết hợp cả 2 phương pháp cân và đo. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường tiến hành kết hợp cân và đo kích thước các chiều. Tuy nhiên, việc đo kích thước các chiều chỉ tiến hành vào một số thời điểm như 1, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi, vì sự thay đổi về kích thước các chiều đo theo từng tháng tuổi chưa nhiều. Số liệu đo được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa (cm)


Tháng tuổi

Cao vây

(Mean ± SE)

Vòng ngực

(Mean ± SE)

Dài thân chéo

(Mean ± SE)

Vòng ống

(Mean ± SE)

1

32,99 ± 0,19

34,99 ± 0,20

33,71 ± 0,22

5,08 ± 0,02

3

38,93 ± 0,20

42,33 ± 0,37

40,27 ± 0,31

5,31 ± 0,03

6

44,31 ± 0,21

51,06 ± 0,44

45,79 ± 0,36

5,95 ± 0,04

9

48,91 ± 0,25

58,49 ± 0,48

51,36 ± 0,45

6,42 ± 0,06

12

52,67 ± 0,29

64,73 ± 0,60

57,58 ± 0,54

6,70 ± 0,07

n=60 ở các giai đoạn 1, 3, 6, 9 tháng tuổi; n=52 ở giai đoạn 12 tháng tuổi


Số liệu bảng 3.4 cho thấy, kích thước một số chiều đo như cao vây, vòng ngực, dài thân chéo và vòng ống của dê Định Hóa tăng dần theo lứa tuổi. Chiều cao vây của dê lúc 1 tháng tuổi đạt 32,99 cm, 6 tháng tuổi đạt 44,31 cm và 12 tháng tuổi đạt 52,67 cm; chu vi vòng ngực theo thứ tự các tháng tuổi kể trên lần lượt đạt từ 34,99 - 51,06 - 64,73 cm; dài thân chéo đạt lần lượt từ 33,71 - 45,97 - 57,58 cm và chu vi vòng ống đạt lần lượt từ 5,08 - 5,95 và 6,70 cm. Kết quả này cho thấy, dê Định Hóa có tầm vóc nhỏ. Nagamine và cs. (2013) nghiên cứu về kích thước một số chiều đo của dê lai giữa dê Saanen và dê Nubian ở các giai đoạn từ 3 đến 12 tháng tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước một số chiều đo của dê lai khá cao. Chiều cao vây của dê thí nghiệm ở các giai đoạn 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 51,70; 62,50; 69,70 và 76,10 cm. Chiều dài thân của dê lần lượt là 51,0; 61,40; 71,90 và 80,30 cm. Chu vi vòng ngực của dê lần lượt là 50,6; 64,6; 74,3 và 83,9 cm.

Qua quá trình đo kích thước các chiều trên dê đực và dê cái ở các giai đoạn 1, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi, chúng tôi thấy có sự khác nhau giữa dê đực và dê cái. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa theo tính biệt (cm)

Tháng tuổi

Cao vây

(Mean ± SE)

Vòng ngực

(Mean ± SE)

Dài thân chéo

(Mean ± SE)

Vòng ống

(Mean ± SE)

Đực

Cái

Đực

Cái

Đực

Cái

Đực

Cái

1

34,06a

± 0,21

31,93b

± 0,19

36,01a

± 0,22

33,98b

± 0,21

35,00a

± 0,21

32,43b

± 0,20

5,11a

± 0,03

5,05a

± 0,02

3

40,05a

± 0,23

37,81b

± 0,21

44,47a

± 0,42

40,19b

± 0,22

42,00a

± 0,32

38,54b

± 0,27

5,38a

± 0,04

5,30a

± 0,05

6

44,97a

± 0,28

43,64b

± 0,24

52,98a

± 0,64

49,15b

± 0,34

47,32a

± 0,45

44,27b

± 0,42

6,01a

± 0,05

5,89a

± 0,07

9

49,80a

± 0,35

48,04b

± 0,27

60,26a

± 0,69

56,74b

± 0,49

52,68a

± 0,59

50,04b

± 0,60

6,49a

± 0,07

6,34a

± 0,10

12

53,69a

± 0,43

51,64b

± 0,31

67,46a

± 0,75

62,00b

± 0,63

59,08a

± 0,74

56,45b

± 0,71

6,73a

± 0,08

6,66a

± 0,13

a,b Trên hàng ngang, trong cùng một chỉ tiêu, các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

n=60 ở các giai đoạn 1, 3, 6, 9 tháng tuổi; n=52 ở giai đoạn 12 tháng tuổi


Số liệu bảng 3.5 cho thấy, kích thước các chiều đo chính trừ chỉ số vòng ống của dê đực đều lớn hơn dê cái qua các tháng tuổi, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kích thước các chiều đo đã có sự khác nhau giữa dê đực và dê cái ở ngay giai đoạn 1 tháng tuổi. Với chỉ số cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của dê đực lần lượt là 34,06; 36,01 và 35,0 cm trong khi của dê cái lần lượt là 31,93; 33,98 và 32,43 cm.

Giai đoạn 6 đến 9 tháng tuổi là giai đoạn dê cái bắt đầu có biểu hiện động dục và chuẩn bị cho phối giống lần đầu, khi đó chúng sẽ dành ít thời gian để tìm thức ăn, dẫn đến không tăng khối lượng, đôi khi còn bị giảm, kéo theo kích thước các chiều ở dê cái tăng chậm hơn so dê đực. Kích thước các chiều cao vây, vòng ngực, dài thân chéo ở giai đoạn 6 tháng tuổi của dê cái lần lượt là 37,81; 40,19 và 38,54 cm, trong khi dê đực cao hơn đạt 40,05; 44,47 và 42,00 cm. Tương tự như vậy, ở thời điểm 9 tháng tuổi của dê cái là 48,04; 56,74; 50,04 cm, của dê đực đạt 49,80; 60,26 và 52,68 cm (P<0,05).

Đến thời điểm 12 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng của dê cao hơn, ngoài việc tăng khối lượng, kích thước các chiều đo cũng tăng hơn so với giai đoạn trước. Kết quả thu được về chiều cao vây, vòng ngực và dài thân chéo ở thời điểm này ở dê đực là 53,69; 67,46 và 59,08 cm; của dê cái là 51,64; 62,00 và 56,45 cm (P<0,05).

Kết quả phân tích trên cho thấy, sự phát triển về kích thước các chiều đo chính ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi trên dê Định Hóa tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và cho thấy tầm vóc của dê tương đối nhỏ, để bảo tồn theo hướng phát triển đàn dê cần lưu ý về việc cải tạo, nâng cao tầm vóc của dê.

3.1.5. Kết quả khảo sát năng suất thịt của dê Định Hóa

Dê Định Hóa được chăn nuôi với mục đích lấy thịt là chính. Đây là nguồn thực phẩm có giá trị cho người tiêu dùng không những ở địa phương


mà còn cho các vùng phụ cận. Việc khảo sát năng suất thịt của dê được tiến hành tại hai thời điểm, lúc 9 tháng tuổi (thời điểm dê thành thục về tính) và thời điểm 12 tháng tuổi. Kết quả khảo sát năng suất thịt của dê tại hai thời điểm này được trình bày tại bảng 3.6 và 3.7.

Bảng 3.6. Năng suất thịt của dê Định Hóa ở thời điểm 9 tháng tuổi


T T


Tính chung (n=8)

Theo tính biệt

Chỉ tiêu


Mean


SE

Cv

(%)

Dê đực (n=4)

Dê cái

(n=4)


SEM


P


1


Khối lượng giết mổ (kg)


15,05


0,32


6,08


15,85a


14,25b


0,351


0,001


2


Khối lượng móc hàm (kg)


8,08


0,24


8,26


8,65a


7,50b


0,280


0,001


3


Tỷ lệ móc hàm (%)


53,60


0,45


2,35


54,56a


52,63b


0,786


0,013


4


Khối lượng thịt xẻ (kg)


6,49


0,28


11,99


7,20a


5,78b


0,170


0,000


5


Tỷ lệ thịt xẻ (%)


42,98


0,94


6,16


45,42a


40,53b


0,433


0,000


6


Khối lượng thịt tinh (kg)


4,81


0,20


11,48


5,31a


4,30b


0,117


0,000


7


Tỷ lệ thịt tinh (%)


31,85


0,64


5,66


33,52a


30,18b


0,284


0,000


8


Khối lượng xương (kg)


1,61


0,08


13,23


1,80a


1,43b


0,079


0,001


9


Tỷ lệ xương (%)


10,67


0,28


7,30


11,36a


10,00b


0,312


0,001

a,b Trên hàng ngang, cùng một chỉ tiêu, các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,001 - P<0,05.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, khi khảo sát năng suất thịt của dê ở giai đoạn 9 tháng tuổi, kết quả thu được như sau: Khối lượng giết mổ, khối lượng móc hàm, khối lượng thịt xẻ, khối lượng xương của dê đạt lần lượt theo thứ tự là


15,05; 8,08; 6,49; 1,61 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh là 42,98; 31,85%. Kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh trên giống dê Cỏ được nuôi tại các tỉnh khác nhau cũng cho kết quả tương đương. Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) nghiên cứu trên dê Cỏ nuôi tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy tỷ lệ thịt xẻ đạt 42,33% và tỷ lệ thịt tinh đạt 31,72%.

Nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ thịt xẻ của dê địa phương các nước ở thời điểm 9 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của dê địa phương các nước này tương đương. Tesfaye và cs. (2008) cho biết, tỷ lệ thịt xẻ của dê Arsi - Bale được nuôi ở phía đông của Ethiopia ở thời điểm này là 42,44%. Katongole và cs. (2009) nghiên cứu trên dê địa phương nuôi tại Uganda cho thấy tỷ lệ này là 42,6%. Của dê Sidama tỷ lệ này là 35,6% (Asmamaw và Ajebu, 2012), dê Kiko từ 42,0% (Desnatie và cs., 2020).

Kết quả khảo sát về khối lượng xương và tỷ lệ xương của dê Định Hóa lúc 9 tháng tuổi đạt 1,61 kg và 10,67%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) cho biết tỷ lệ xương của dê Cỏ nuôi tại Bắc Kạn là 10,82%.

Nếu xét về tính biệt, khối lượng giết mổ của dê đực và dê cái có sự sai khác nhau. Khối lượng khi giết mổ của dê đực là 15,85 kg/con, của dê cái là 14,25 kg/con, khối lượng móc hàm lần lượt là 8,65 và 7,50 kg, khối lượng thịt xẻ lần lượt là 7,20 kg/con và 5,78 kg/con. Kết quả khảo sát, phân tích về tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của dê đực là 45,42 và 33,52%, trong khi của dê cái chỉ đạt 40,53; 30,18%. Sự sai khác về tỷ lệ này giữa dê đực và dê cái có ý nghĩa thống kê với (P<0,001). Đã có nhiều kết quả cho thấy, tính biệt có ảnh hưởng đến năng suất thịt của dê. Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) cho biết tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ xương của dê Cỏ đực nuôi tại Bắc Kạn giai đoạn 9 tháng tuổi đạt 43,17; 32,49 và 11,80%, trong khi dê cái là 41,50; 30,95;


9,85%). Simela và cs. (2011) khi nghiên cứu trên dê địa phương nuôi tại Nam Phi cũng cho thấy dê đực có tỷ lệ thịt xẻ đạt 45,90% cao hơn dê cái chỉ đạt 41,00%. Qua đó cho thấy, các chỉ tiêu thu được về năng suất thịt của dê Định Hóa giai đoạn 9 tháng tuổi có kết quả tương đồng với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước khi cùng nghiên cứu về giống dê địa phương.

Kết quả mổ khảo sát để đánh giá năng suất thịt dê Định Hóa thời điểm 12 tháng tuổi được trình bày tại bảng 3.7.

TT

Chỉ tiêu

Tính chung (n=8)

Cv

Theo tính biệt

Đực

Cái

SEM

P

Bảng 3.7. Năng suất thịt của dê Định Hóa ở thời điểm 12 tháng tuổi



Mean

SE

(%)

(n=4)

(n=4)


1

KL giết mổ (kg)

19,33

0,59

8,58

20,85a

17,80b

0,324

0,000

2

KL móc hàm (kg)

10,68

0,42

11,13

11,75a

9,60b

0,324

0,000

3

Tỷ lệ móc hàm (%)

55,14

0,53

2,69

56,35a

53,92b

0,786

0,005

4

Khối lượng thịt xẻ (kg)

8,50

0,42

14,09

9,60a

7,40b

0,245

0,000

5

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

43,80

0,86

5,57

46,04a

41,57b

0,556

0,000

6

KL thịt tinh (kg)

6,33

0,32

14,12

7,14a

5,51b

0,223

0,000

7

Tỷ lệ thịt tinh (%)

32,59

0,65

5,63

34,23a

30,96b

0,613

0,000

8

KL xương (kg)

2,10

0,11

14,45

2,38a

1,82b

0,049

0,000

9

Tỷ lệ xương (%)

10,79

0,23

6,10

11,39a

10,20b

0,180

0,000


a,b Trên hàng ngang, cùng một chỉ tiêu, các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,001 - P<0,05.

Số liệu bảng 3.7 cho thấy, một số chỉ tiêu khảo sát thân thịt ở thời điểm 12 tháng tuổi như tỷ lệ thịt xẻ là 43,80%, tỷ lệ thịt tinh 32,59%, tỷ lệ xương 10,79%. Nếu so với thời điểm giết mổ lúc 9 tháng tuổi, các chỉ tiêu này ở thời điểm 12 tháng tuổi cao hơn.


Kết quả phân tích cũng cho thấy tính biệt có ảnh hưởng đến năng suất thịt của dê. Các chỉ tiêu thu được cho thấy ở dê đực luôn cao hơn so với dê cái. Tỷ lệ thịt xẻ của dê đực khi giết mổ tại thời điểm 12 tháng tuổi đạt 46,04%; của dê cái là 41,57%. Tương tự tỷ lệ thịt tinh của dê đực là 34,23%, dê cái 30,96%. Tỷ lệ xương của dê đực 11,39%, dê cái 10,20%. Sự sai khác của các chỉ tiêu này giữa dê đực và dê cái có ý nghĩa thống kê với (P<0,001).

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tuổi giết mổ đến năng suất thịt của dê Định Hóa



Chỉ tiêu

9 tháng tuổi (n=8)

12 tháng tuổi (n=8)


SEM


P


So sánh

(%)

KL giết mổ (kg)

15,05b

19,33a

1,399

0,000

128,44

KL móc hàm (kg)

8,08b

10,68a

0,963

0,000

132,18

Tỷ lệ móc hàm (%)

53,60b

55,14a

1,377

0,042

102,87

KL thịt xẻ (kg)

6,49b

8,50a

1,009

0,001

130,97

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

42,98a

43,80a

2,547

0,527

101,91

KL thịt tinh (kg)

4,81b

6,33a

0,742

0,001

131,60

Tỷ lệ thịt tinh (%)

31,85a

32,59a

1,818

0,425

102,32

KL xương (kg)

1,61b

2,10a

0,262

0,002

130,43

Tỷ lệ xương (%)

10,67a

10,79a

0,721

0,745

101,12

a,b Trên hàng ngang, cùng một chỉ tiêu, các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,001 - P<0,05.

Số liệu bảng 3.8 cho thấy, tuổi giết mổ có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu năng suất thịt của dê như khối lượng giết mổ, khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt tinh, với mức độ sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Cụ thể khối lượng giết mổ của dê lúc 12 tháng tuổi cao hơn 28,44% so với khối lượng dê lúc 9 tháng tuổi. Tương tự, khối lượng thịt xẻ cũng cao hơn 30,97%; khối lượng thịt tinh cao hơn 31,60%. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và tỷ lệ xương thì dê được giết mổ lúc 12 tháng tuổi với 9 tháng tuổi không có sự sai khác với (P>0,05).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2023