Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 8

Nhóm các ngân hàng TMCP:

Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đã có năng lực tài chính khá tốt so với quy mô hoạt động của họ. Hệ số an toàn vốn CAR đạt thông lệ quốc tế (8 – 10%). Một số ngân hàng như: Á Châu, Kỹ Thương, Quốc Tế, An Bình, Việt Nam Thịnh Vượng có sự tham gia góp vốn của ngân hàng nước ngoài vì thế công tác quản trị doanh nghiệp và sản phẩm được cải thiện đáng kể. Đây là những ngân hàng đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với SeABank cả về thị phần và danh tiếng.

Nhóm các ngân hàng nước ngoài:

Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được chuyển đổi mô hình và chức năng hoạt động tại Việt Nam, theo đó 5 ngân hàng nước ngoài gồm: ANZ, HSBC, Standard Chattered, Shinhan Việt Nam và Ngân hàng Hong Lehong hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước. Điều này sẽ làm thay đổi xu hướng cạnh tranh cũng như phân phối lại thị phần hoạt động sau khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước.

Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ban hành ngày 11/2/2010 cho phép các tổ chức tín dụng tham gia mua, bán, sáp nhập với nhau. Nghĩa là, các TCTD có thể tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để đàm phán sáp nhập, hoặc thâu tóm ngân hàng mục tiêu thông qua thị trường chứng khoán. Như vậy, cả 2 yếu tố là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể chuyển đổi loại hình hoạt động thành NHTM 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các TCTD sẽ là nền tảng tạo sự dịch chuyển cạnh tranh trong thời gian tới. Các ngân hàng này có sự tăng trưởng khá về vốn huy động và dư nợ tín dụng. Đặc biệt, chất lượng tín dụng của các ngân hàng đều tốt thể hiện ở nợ xấu thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong nước (3,15%). Thế mạnh của nhóm ngân hàng này là chất lượng dịch vụ cao, uy tín toàn cầu, công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế. trình độ quản lý vượt trội, chi phí hoạt động thấp; thị phần tuy nhỏ - chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần - nhưng hiệu quả và hứa hẹn ngày càng lớn dần.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chỉ có 1 ngân hàng nước ngoài là HSBC tại số 9 Hoàng Diệu, thành phố Vũng Tàu chiếm thị phần không đáng kể.

2.3.4.2. Cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng

Với công ty bảo hiểm:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 19 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Trong đó số đáng chú ý là các công ty bảo hiểm nhân thọ như: Công ty Bảo Việt, Prudential, AIA, Manulife, PVI, Groupama, Bảo Minh, AAA, …

Với hệ thống bưu điện:

Với một hệ thống bưu cục và điểm giao dịch trải rộng đến tận xã trên địa bàn tỉnh và với thủ tục đơn giản, thuận tiện trong giao dịch cũng như thời gian (phục vụ cả ngoài giờ và ngày nghỉ..), là một lợi thế đang thu hút ngày càng nhiều khách hàng với dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ về tiết kiệm bưu điện và các sản phẩm dịch vụ khác như: thanh toán qua điện thoại, thẻ thanh toán, dịch vụ thu/chi hộ, đại lý nhận uỷ thác phát hành trái phiếu và các dịch vụ đại lý tài chính khác…

Với các công ty tài chính:

Tính đến cuối năm 2012 có nhiều công ty tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với số vốn điều lệ bình quân 300 tỷ đồng, trong đó phải kể đến một số công ty tài chính lớn như: Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thuỷ, Công ty Tài chính Cao su (RFC), Công ty Tài chính Prudential Việt Nam (PruFC), Công ty Tài chính SG VietFinance (SGVF), đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Công ty Tài chính Dầu khí có vốn điều lệ khá lớn, đến 3.000 tỷ đồng. Các Công ty tài chính này được phép thực hiện hầu hết các giao dịch tương tự các định chế tài chính ngân hàng, trừ hạn chế ở một số lĩnh vực phải được sự cho phép của NHNN như hoạt động ngoại hối, hoạt động bao thanh toán và một số hoạt động khác.

Với Quỹ tín dụng nhân dân:

Đây là một dạng Tổ chức tín dụng hợp tác vừa hoạt động theo Luật các TCTD, vừa hoạt động theo Luật Hợp tác xã, đáp ứng nhu cầu vốn của các thành viên ở địa phương. Cuối năm 2012, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 7 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động với hơn 8.900 thành viên, gồm: Quỹ tín dụng nhân dân liên xã Xuyên Mộc, Quỹ tín dụng nhân dân liên phường Vũng Tàu, Quỹ tín dụng nhân dân Cơ sở Phước Hải, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Bình Châu, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hòa Bình, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Châu Đức và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Long Điền. Tổng vốn huy động của các Quỹ đạt 109 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 132,4 tỷ đồng chiếm 0,44% thị phần tín dụng trong tỉnh.

2.3.4.3. Khả năng cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu so với một số NHTM khác trên

địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bên cạnh việc phân tích và đánh giá về các đối thủ cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu theo ý kiến chủ quan sẽ được trình bày chi tiết và cụ thể trong phần sau, luận văn cũng đã thực hiện một cuộc điều tra khảo sát khách quan với một mẫu ngẫu nhiên gồm những khách hàng (khác nhau về nghề nghiệp, độ tuổi, vị trí địa lý, mức độ giao dịch,...) nhằm đo lường năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn tỉnh điển hình là: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank). Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của SeABank được ký hiệu thành: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L. Những yếu tố định tính được phân thành 8 nhóm và mỗi nhóm sẽ được tính điểm bình quân có nhân (x) trọng số. Trọng số dựa vào kết quả trả lời trong Bảng câu hỏi khảo sát: “Anh/Chị hãy đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố từ A đến L ảnh hưởng đến hoạt động của một ngân hàng”.


Các yếu tố cạnh tranh


Mức độ quan trọng của

yếu tố

SCB

SeABank

Techcombank

DongABank


Hạng


Điểm


Hạng


Điểm


Hạng


Điểm


Hạng


Điểm

A - Thị phần

0.08

2

0.16

2

0.16

3

0.24

2

0.16

B - Vốn

0.11

3

0.33

2

0.22

3

0.33

2

0.22

C - Giá cả

0.08

2

0.16

2

0.16

2

0.16

2

0.16

D - Mạng lưới phòng giao dịch

0.07

3

0.21

3

0.21

2

0.14

2

0.14

E - Đội ngũ nhân viên

0.13

3

0.39

2

0.26

3

0.39

2

0.26

F - Hoạt động Marketing

0.09

3

0.27

2

0.18

3

0.27

2

0.18

G - Đa dạng sản phẩm

0.14

3

0.42

3

0.42

4

0.56

3

0.42

H - Công nghệ thông tin

0.14

3

0.42

4

0.56

3

0.42

2

0.28

K - Thương hiệu

0.08

3

0.24

2

0.16

4

0.32

3

0.24

L - Tổn thất tín dụng

0.08

2

0.16

1

0.08

3

0.24

2

0.16

Tổng

1


2.76


2.41


3.07


2.22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 8

Bảng 2.5: Hình ảnh cạnh tranh của SeABank và một số ngân hàng TMCP khác tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2012

Ghi chú:

* Mức độ quan trọng của yếu tố: từ 0.00 (không quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số mức độ quan trọng của các yếu tố được ấn định bằng 1,00

* Hạng: từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít.

* Điểm = Mức độ quan trọng của yếu tố * Hạng

* Số điểm quan trọng: 4,00 là phản ứng rất tốt; 3 là trên mức trung bình; 2 là dưới trung bình; 1 là kém; trung bình là 2,5.

Nhận xét:

Với số điểm tổng cộng chỉ đạt ở mức 2.41, cho thấy năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu cao hơn Ngân hàng TMCP Đông Á (2,22 điểm), thấp hơn so với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2,76 điểm) và thấp hơn nhiều so với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (3,07 điểm). Với số điểm ở dưới mức trung bình, như vậy đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu hiện nay yếu và khó thực hiện mục tiêu là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên với những yếu tố lợi thế sẵn có hiện nay như: sự đa dạng của sản phẩm, nền công nghệ thông tin hiện đại, mạng lưới giao dịch trãi rộng tại những địa bàn trọng yếu của tỉnh, bên cạnh đó cộng với các chính sách giá cả đang được điều từ Hội sở và mô hình đào tạo nhân sự mới bắt đầu phát huy khai thác cùng với sự phát triển về kinh tế tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ mang lại cho SeABank Vũng Tàu cơ hội tăng trưởng lớn nhưng cũng không ít thách thức từ nội lực bên trong lẫn sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ bên ngoài. Do vậy, Chi nhánh Vũng Tàu cần phải có các biện pháp hữu hiệu cụ thể là tập chung khắc phục các yếu tố yếu kém, phát huy lợi thế sẵn có để nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu xuyên suốt của SeABank Hội sở đã vạch ra trong giai đoạn tới là trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam”.

Hạn chế của khảo sát:

Tuy khảo sát này đã đóng góp tích cực trong việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của SeABank so với nhóm các ngân hàng TMCP khác nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định sau:

- Phân loại nhóm ngân hàng: Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ngoài SeABank hiện có 01 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 08 chi nhánh NHTM Nhà nước, 24 chi nhánh NHTMCP, 01 chi

nhánh ngân hàng liên doanh, 01 chi nhánh Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí, 07 QTDND cơ sở và 146 điểm giao dịch ngân hàng dưới cấp chi nhánh mạng lưới được trải đều khắp địa bàn. Trong đó:

+ 08 chi nhánh NHTM Nhà nước: Hiện đang nắm giữ khoảng hơn 60% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), thể hiện thị trường Ngân hàng có độ tập trung cao vào các NHTM Nhà nước và có doanh số khách hàng vượt trội vượt xa các ngân hàng TMCP vì vậy tác giả không so sánh với nhóm các ngân hàng này.

+ 24 chi nhánh NHTMCP, 01 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 01 chi nhánh Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí: các ngân hàng thương mại cổ phần đã có năng lực tài chính khá tốt tuy nhiên xét về quy mô vốn, tài sản, số lượng khách hàng và doanh số vẫn có sự phân biệt các nhóm trong đó SeABank tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được khách hàng xếp vào nhóm cùng với các ngân hàng như: SaiGonBank, Techcombank và DongABank vì vậy tác giả đã lựa chọn 3 ngân hàng này để so sánh các yếu tố cạnh tranh.

+ Các QTDND cơ sở: hiện nay còn nhiều hạn chế về quy mô và quyền hạn nên khả năng cạnh tranh hạn chế rất nhiều so với các ngân hàng vì vậy tác giả không khảo sát.

- Do tác giả không có điều kiện phỏng vấn trực tiếp toàn bộ khách hàng, nên các bảng câu hỏi khảo sát chủ yếu thu thập được thông qua hình thức gửi email cho khách hàng và thông qua các Phòng Khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. Đa số câu hỏi nhờ các chuyên viên khách hàng cá nhân tại Chi nhánh phỏng vấn, do đó, dữ liệu từ các bảng câu hỏi thu thập được không bảo đảm chính xác hoàn toàn.

- Do không có điều kiện, tác giả chỉ gửi 190 bảng câu hỏi đến khách hàng và có 155 mẫu là hợp lệ với nội dung nghiên cứu. Dù số lượng mẫu thu thập được đủ đại diện cho mục tiêu khảo sát, tuy nhiên số lượng mẫu là 155 vẫn còn rất nhỏ so với số lượng khách hàng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2.3.5. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu

2.3.5.1. Năng lực tài chính

2.3.5.1.1. Vốn tự có

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 05 năm 2010 của NHNN thi tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì

tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

Vốn tự có

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ (CAR) =

Tổng tài sản “Có” rủi ro

Theo BCTC tính đến thời điểm 31/12/2012, Vốn tự có của SeABank là 5.582 tỷ đồng, tổng tài sản có rủi ro là 75.066 tỷ đồng tương đương với hệ số CAR là: 7,4%. Như vậy vốn này quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn tối thiểu là 9% của ngân hàng Nhà nước.

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2011

So sánh

1.Vốn điều lệ và vốn khác

5.334.711

5.334.711

0

2.Quỹ của TCTD

202.556

101.165

101.391

3.LNST chưa phân phối

44.832

100.893

-56.026

Vốn tự có

5.582.099

5.536.734

45.365

Bảng 2.6: Vốn tự có của SeABank năm 2011và năm 2012

Nhận xét:

Đến 31/12/2012, vốn tự có của SeABank là 5.582 tỷ đồng và vốn điều lệ là 5.335 tỷ đồng. Mặc dù vốn tự có tăng 45,4 tỷ đồng so với năm 2011, tuy nhiên vốn điều lệ vẫn không tăng so với năm 2011 nhưng góp phần tăng vốn tự có là do các quỹ của ngân hàng trích lập tăng lên 101,4 tỷ đồng, bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đã làm giảm vốn tự có đi đáng kể là 56,0 tỷ đồng.

Nhìn chung vốn tự có của ngân hàng tăng 45 tỷ đồng so với năm 2011 chủ yếu do các quỹ trích lập dự phỏng rủi ro tài chính tăng, điều đó cho thấy dấu hiệu không tốt từ các khoản nợ xấu buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tài chính cho các khoản nợ, lợi nhuận sau thuế để lại ít hơn so với năm 2011, chứng tỏ năm 2012 SeABank đang gặp phải nhiều khó khăn trong kế hoạch kinh doanh.

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

SeABank

SCB

DongABank

Techcombank

Vốn tự có

5.582.099

11.370.065

6.104.191

13.289.576

TS đã điều chỉnh

75.066.000

149.205.560

69.278.223

179.933.598

CAR

7,4%

7,6%

8,8%

7,38%

Bảng 2.7: Chỉ số CAR của SeABank và một số ngân hàng TMCP năm 2012

Nhận xét:

Qua Bảng so sánh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) năm 2012 của các NHTMCP khối bán lẻ có quy mô ngang nhau nêu trên ta thấy chỉ số CAR của SeABank chỉ ở mức trung bình là 7,4%, thấp hơn ngân hàng TMCP Sài Gòn là 7,6%, ngân hàng TMCP Đông Á là 8,8% và cao hơn Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN là 7,38%. Hệ số CAR của SeABank tuy nhỏ hơn 9% quy định của NHNN tại Thông tư số 13/2010/TT- NHNN tuy nhiên nếu so với trung bình ngành thì con số đó vẫn chưa ở mức báo động. Hệ số CAR khá ổn định nhưng nếu nhìn về vốn tự có và Tổng tài sản so với NHTMCP khác thì hiện SeABank cần bổ sung thêm vốn tự có của mình để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của SeABank so với những ngân hàng TMCP khác.

Đến 31/12/2012, vốn tự có của SeABank là 5.582 tỷ đồng trong đó vốn điều lệ là

5.335 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn điều lệ của một số NHTMCP dẫn đầu như: Eximbank là 12.355 tỷ đồng, Sacombank là 10.740 tỷ đồng, MB là 10.625 tỷ đồng, SCB là 10.584 tỷ đồng, ACB là 9.377 tỷ đồng, SHB là 8.866 tỷ đồng, Techcombank là 8.848 tỷ đồng, Maritimebank là 8.000 tỷ đồng, VPBank là 5.770 tỷ đồng. Xét về lĩnh vực này, khi so sánh với các NHTMCP trong nước, SeABank là ngân hàng có vốn điều lệ đứng thứ 12/35, như vậy SeABank chỉ đạt mức trung bình về vốn điều lệ.

Mặc dù hiện nay SeABank đã tăng vốn tự có lên 5.582 tỷ đồng nhưng đây vẫn là con số rất khiêm tốn so với các NHTM Nhà nước và một số NHTMCP khác. Đây chính là một trong những hạn chế rất lớn khi SeABank nói chung và SeABank Vũng Tàu nói riêng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Với mức vốn tự có thấp như hiện nay sẽ làm hạn chế khả năng hoạt động kinh doanh của ngân hàng như:

- Mức cho vay, bảo lãnh, đầu tư của ngân hàng: theo quy định tại Điều 8, Thông tư số: 13/2010/TT-NHNN ngày 20/ 05/ 2010 của NHNN thì tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng cho vay trong đó Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có những dự án lớn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thuộc các lĩnh vực như dầu khí, điện lực, viễn thông.... có nhu cầu vay vốn rất lớn, vượt quá tỷ lệ 25% này. Vì vậy, để nâng mức dư nợ cho vay và bảo lãnh, đầu tư cho một khách hàng thì ngân hàng phải tăng vốn tự có của mình.

- Mức đầu tư vào công nghệ ngân hàng: Ngân hàng chỉ có thể sử dụng vốn tự có của mình để đầu tư vào công nghệ ngân hàng hiện đại. Do vậy, để nhanh chóng đổi mới công nghệ cung cấp thêm các dịch vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi SeABank phải có vốn tự có lớn.

- Mở rộng hoạt động: hoạt động của ngân hàng bị khống chế bởi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có và tài sản có. Do vậy, để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì ngân hàn phải tăng vốn tự có tương ứng.

Nhận xét:

Vốn tự có của SeABank còn thấp, để phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện đại hoá ngân hàng và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thì việc cấp bách của SeABank là phải tăng vốn tự có.

2.3.5.1.2. Quy mô và khả năng huy động vốn của SeABank Vũng Tàu

Đến 31/12/2012, nguồn vốn huy động là 311,9 tỷ đồng, giảm 40,7% so với năm 2011, đạt 75,2% so với kế hoạch, trong đó tiền gởi các tổ chức kinh tế là 150,1 tỷ đồng, tiền gửi dân cư 161,8 tỷ đồng. Nguồn vốn giảm mạnh nguyên nhân do tình hình kinh tế chung trên địa bàn khó khăn bên cạnh đó trong tình hình cạnh tranh về nguồn vốn huy động giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

Mặt khác, sự hấp dẫn từ thị trường vàng, thị trường đô la cũng đã hút một lượng vốn từ ngân hàng về các thị trường này. Trong năm 2012, Chi nhánh thật sự quan tâm đến công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng lớn có nguồn tiền gửi dồi dào từ các năm trước như Tổng công ty Khí Việt Nam: Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam Bộ, Công ty Dịch vụ Khí, Công ty Dầu khí Sao Mai – Bến Đình, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Dầu khí Việt Nam (OSC Việt Nam) gồm: Công ty cổ phần Du lịch Tháng Mười, Khu Du lịch Biển Đông, hệ thống nhà hàng khách sạn như khách sạn Palace, Rex, Grand, nhà hàng Cây Bàng, nhà hàng Gành Hào, nhà hàng Đại Lợi, PVOil, PTSC M&C, PTSC Shipyard, PVD Offshore,… tuy nhiên lượng tiền huy động vẫn trong năm còn rất nhiều hạn chế do cơ chế chăm sóc vẫn chưa thực sự cạnh tranh so với một số ngân hàng TMCP khác. Hiện nay SeABank Vũng Tàu đang tiến hành trình Hội sở để xin cơ chế riêng cho nhóm khách hàng chiến lược này.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 10/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí