So Sánh Cơ Sở Lưu Trú Giai Đoạn 2006-2010 Và 2011- 2015


khách trẻ tuổi muốn tham gia vào loại hình du lịch thể thao mạo hiểm như: leo núi, lướt ván, mô tô nước...Điều này phù hợp với xu hướng phát triển ngày càng năng động của giới trẻ hiện đại, trong tương lai nhu cầu về loại hình du lịch này chắc chắn sẽ còn tăng cao.

Phần lớn du khách khi được hỏi về nét độc đáo của biển Sầm Sơn so với các bãi biển khác nêu ý kiến riêng của mình: bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử - văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa duyên hải miền Trung, tuy nhiên về thái độ phục vụ và hệ thống cơ sở lưu trú thì chỉ có 65% nhận xét là ở mức độ khá, 25% là mức độ trung bình, còn lại 10% chưa hài lòng.

Như vậy, thông qua thực tế nghiên cứu của các ngành khoa học địa lý, du lịch và qua điều tra nhận xét của khách du lịch, điều có thể khẳng định chắc chắn là bãi biển Sầm Sơn có sức hấp dẫn tự nhiên rất lớn, nếu khắc phục được hạn chế về môi trường và thái độ phục vụ thì sẽ trở nên ngày càng hoàn thiện hơn.

* Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch

- Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Nhờ có các chiến lược cho phát triển du lịch và các chính sách khuyến khích đầu tư,Sầm Sơn đã có 1 quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp - sân golf đạt tiêu chuẩn 5 sao; 397 cơ sở lưu trú và 612 cơ sở phục vụ ăn uống, xếp thứ 8 cả nước về lượng cơ sở lưu trú. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịchbao gồm khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng, làng du lịch...phát triển tương đối nhanh.

Bảng 3.4. So sánh cơ sở lưu trú giai đoạn 2006-2010 và 2011- 2015


Giai đoạn

Số cơ sở lưu trú

Số phòng

Số phòng đạt chuẩn

quốc tế

2006 - 2010

320

7.400

975

2011 - 2015

397

10.950

2.050

Tăng (%)

24%

47,5%

110,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nguổn: Tổng hợp trên cơ sở tư liệu của Chi cục Thống kê thị xã Sầm Sơn


Trong giai đoạn 2011 - 2015, số lượng cơ sở lưu trú tăng so với giai đoạn từ 2006 - 2010 là 24%, số phòng tăng 47,5%. Trong đó đặc biệt là số phòng đạt chuẩn quốc tế đã tăng hơn giai đoạn trước tới 110,4%. Nếu như giai đoạn 2006 - 2011, số phòng đạt chuẩn quốc tế chỉ khoảng 13,2% số phòng lưu trú, thì đến giai đoạn 2011

- 2015, số phòng đạt chuẩn quốc tế đã vươn lên chiếm tới 18,7% số phòng lưu trú của thị xã. Sở dĩ có sự gia tăng số phòng đạt chuẩn quốc tế này là do năm 2015 tập đoàn FLC đã khai trương khách sạn 7 tầng và khu nhà bungaloư 5 sao hiện đại và tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Bảng 3.4 tính đến năm 2015, Sầm Sơn có 397 cơ sở lưu trú với 10.950 phòng (khoảng 25.338 giường khách). Số cơ sở lưu trú bằng 58% số cơ sở lưu trú toàn tỉnh Thanh Hóa, số phòng khách của Sầm Sơn chiếm tới 69% số phòng khách cả tỉnh Thanh Hóa. Qua đó có thể thấy, Sầm Sơn chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Thanh Hóa với số lượng cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng nhiều và chất lượng nhất.

- Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống - nhà hàng, khu vui chơi, giải trí

Trong thời gian qua, hệ thống cơ sở ăn uống - nhà hàng ở Sầm Sơn phát triển tương đối nhanh, năm 2011 mới có 448 cơ sở, đến năm 2015 đã có 612 cơ sở.

Những năm gần đây, Sầm Sơn bắt đầu xây dựng và phát triển các khu thể thao, vui chơi, giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, làm phong phú thêm dịch vụ hỗ trợ kéo dài thời gian lưu trú của khách như: Khu vui chơi giải trí huyền thoại Độc Cước, khu Vạn Chài Resort, vũ trường, quán bar - karaoke, sân GOLF, khu nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp của tập đoàn FLC với tổng số vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng, chiếm 79% tổng số vốn đầu tư trong toàn tỉnh.

* Nguồn nhân lực ngành du lịch

Nhờ những chính sách hỗ trợ và khuyến khích đào tạo lao động, nguồn nhân lực kinh doanh du lịch của Sầm Sơn thời gian qua có sự phát triển nhanh về số lượng. Tính đến năm 2015, toàn ngành hiện có trên 48 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Bảng 3.5 cho thấy nếu như năm 2011 có 18.900 lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 4.517 lao động được đào tạo (chiếm 23,9% tổng số lao động du lịch toàn thị xã) đến năm 2015 số lao động làm việc trực tiếp trong


ngành du lịch là 48.000 lao động, trong đó có 17.136 lao động đã qua đào tạo (chiếm 35,7% tổng số lao động du lịch toàn thị xã).

Bảng 3.5. Lao động du lịch trực tiếp giai đoạn 2011-2015


Năm

Đơn vị

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số lao động

18.900

24.500

29.500

35.000

48.000

Đã qua đào tạo

4.517

7.374

10.089

12.215

17.136

Chiếm tỷ lệ (%)

23,9

30,1

34,2

34,9

35,7

Chưa qua đào tạo

14.383

17.126

19.411

22.785

30.864

Chiếm tỷ lệ (%)

76,1

69,9

65,8

65,1

64,3

(Nguồn: UBND thị xã Sầm Sơn)

3.3.1.2. Đối với tiêu chí bền vững về xã hội

- Đóng góp vào việc làm của du lịch:Du lịch Sầm Sơn đã tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm cho người dân địa phương. Du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn

48.000 lao động trong các lĩnh vực vận chuyển, nhiếp ảnh, dịch vụ ăn uống, bán hàng và quan trọng là du lịch đã nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thu nhập của người dân cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của thị xã Sầm Sơn đạt 2.560 USD, gấp 2,5 lần so với năm 2010, gấp 1,76 lần mức thu nhập bình quân đầu người tỉnh Thanh Hóa. Với mức thu nhập này, đời sống người dân thị xã Sầm Sơn đã được đảm bảo, ngày càng cải thiện và nâng cao.

- Du lịch phát triển có tác động lan tỏa kéo theo sự phát triển hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống với quy mô vừa và nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 7,4%. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 12%/năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch như dịch vụ như vận chuyển, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí đều có sự tăng trưởng.


- Du lịch góp phần giao lưu văn hóa: Có thể thấy rằng, sự phát triển của du lịch đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại trên địa bàn thị xã được khôi phục và phát triển. Hàng năm, vào dịp khai trương "Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn", thị xã thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa gắn với chủ đề "Sầm Sơn - nơi hội tụ những sắc màu văn hóa" thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân trong tỉnh cũng như nhân dân các tỉnh lân cận. Qua đó, người dân địa phương đã có cơ hội để học hỏi, tìm hiểu về những nét văn hóa tốt đẹp, hoàn thiện thái độ ứng xử, giao tiếp với khác du lịch. Đồng thời, chính sự giao lưu văn hóa đã góp phần truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương đến du khách. Lối sống truyền thống của cộng đồng dân cư địa phương vẫn được giữ gìn, các sinh hoạt văn hoá truyền thống như các lễ hội, phong tục, tập quán vẫn được giữ vững và không bị thương mại hoá.

- Du lịch tác động đến các vấn đề xã hội: tình hình an ninh giai đoạn 2010 - 2015 tiếp tục có chuyển biến tích cực, đảm bảo cho du khách du lịch tại Sầm Sơn. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma tuý, tội phạm...không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của các cấp chính quyền địa phương. Nạn ăn xin, chèo kéo khách, cò mồi... giảm đáng kể trong thời gian gần đây.

- Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch: Nhìn chung, các hoạt động du lịch ở Sầm Sơn nhận được sự tham gia tích cực của người dân địa phương. Điển hình có thể nhận thấy gần 50% dân số Sầm Sơn tham gia vào các hoạt động du lịch với nhiều ngành nghề khác nhau như: hướng dẫn khách du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, vận chuyển khách du lịch,…Ngoài ra, người dân địa phương còn tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho ngành du lịch như cung cấp lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du khách; các sản phẩm du lịch như các lễ hội được người dân tích cực tham gia, các phong tục tập quán đều được người dân duy trì và bảo tồn. Có được sự phát triển du lịch ở Sầm Sơn là nhờ sự đóng góp rất quan trọng của người dân, điều này cũng mang lại ảnh hưởng tích cực tới đời sống của người dân ở thị xã Sầm Sơn, thu nhập của người dân cũng có sự tăng trưởng qua các năm, đời


sống không ngừng được nâng cao. Vì vậy, phần lớn người dân ở đây khá hài lòng với các hoạt động du lịch diễn ra tại địa phương.

3.3.1.3. Tiêu chí bền vững về môi trường

- Công tác quy hoạch các khu, điểm du lịch: là một trong những địa phương sớm có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, trong những năm qua thị xã đã chỉ đạo các phòng, ban ngành, UBND các phường, xã, các nhà đầu tư du lịch thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các phòng, ban ngành, chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, bảo vệ tài nguyên du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường ở các khu điểm du lịch trên địa bàn thị xã. Dựa trên quy hoạch tổng thể, một số quy hoạch chi tiết khu du lịch cũng đã được thiết lập và thực thi nghiêm túc, thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch.

- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo và bảo tồn

Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của du khách, thời gian qua thị xã Sầm Sơn luôn quan tâm tới công tác tôn tạo và bảo tồn các điểm, khu du lịch.

+ Đối với các di tích lịch sử: Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động du lịch đã có tác động không nhỏ đến các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Không thể phủ nhận những giá trị nhân văn cũng như giá trị kinh tế mà các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã đem lại cho sự phát triển du lịch của thị xã. Chính vì vậy, việc đầu tư tôn tạo, nâng cấp và trùng tu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được UBND thị xã quan tâm, chú trọng. Thị xã Sầm Sơn hiện có tới 34 di tích lịch sử được xếp hạng là di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia. Từ năm 2012 đến nay, Thị xã Sầm Sơn đã tổ chức trùng tu, tôn tạo 6 di tích với tổng số vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2014, thị xã Sầm Sơn đã có quy hoạch tổng thể các cụm di tích trên địa bàn thị xã phục vụ cho công tác phát triển du lịch, nhờ đó, nhiều cụm di tích đã phát huy được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách. Bước vào mùa du lịch năm 2016, bên cạnh việc trùng tu, chỉnh trang lại di tích, Ban quản lý các di tích đều đã chủ động triển khai phương án nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng lưu niệm, giải khát, dịch vụ thuyết minh nhằm tạo thuận lợi cho du khách.


+ Đối với các làng nghề truyền thống: Cùng với sự phát triển của các hoạt động phục vụ du lịch, việc phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương cũng đã được quan tâm đầu tư. Thị xã đã có các chủ trương khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống ở địa phương, khuyến khích phát triển các làng nghề mới gắn kết với nhau tạo thành quần thể “Làng nghề du lịch”. Đến nay, các Làng nghề dệt Săm súc ở xã Quảng Cư, chế biến hải sản ở Quảng Tiến,… đã được khôi phục; tiếp tục du nhập, nhân rộng và phát triển các nghề mới như: sản xuất mây, tre đan, mỹ thuật từ dừa, thêu tranh nghệ thuật, sản xuất đồ mỹ nghệ từ vỏ ốc, vỏ sò và sinh vật biển tận thu… phục vụ phát triển du lịch và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhằm thu hút sự tham gia của đông đảo du khách, thị xã đã duy trì tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội Cầu phúc (tháng Giêng), Lễ hội Cầu Ngư Bơi chải, Lễ hội Bánh Chưng Bánh Giày...

3.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế

3.3.2.1. Những hạn chế

*Về mặtkinh tế

- Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế còn chậm, trong đó lượng khách du lịch nội địa tuy tăng cao nhưng thời lượng khách lưu lại và mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp.

+ Lượng khách du lịch quốc tế

Đơn vị tính: lượt khách


Hình 3 1 Số lượt khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn giai đoạn 2011 2015 1

Hình 3.1. Số lượt khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - UBND thị xã Sầm Sơn)


Khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng số lượng khách vẫn còn hạn chế. Năm 2011, Sầm Sơn đón được 3.000 lượt khách quốc tế, năm 2015 đón được 4.500 lượt khách quốc tế, tăng 1,5 lần so với năm 2010. Tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Sầm Sơn còn thấp so với tiềm năng du lịch và với các nước trong khu vực, phần lớn do cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu kém, chất lượng dịch vụ thấp, môi trường nhân văn và sinh thái chưa tốt. Thương hiệu, hình ảnh du lịch Sầm Sơn trên thị trường du lịch quốc tế chưa được định vị một cách rõ ràng và nổi bật.

+ Ngày cư trú của khách

Bảng 3.6: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở Sầm Sơn

Đơn vị tính : ngày


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Số ngày

1,82

1,77

1,93

2,1

2,4

Nguồn : Phòng Tổng hợp – UBND thị xã Sầm Sơn

Thời gian lưu trú của khách đến Sầm Sơn ngày càng dài hơn, tuy nhiên vẫn còn tương đối ngắn, thời gian lưu trú trung bình của du khách trong giai đoạn 2011

– 2015 là khoảng 2 ngày.

Do tập quán du lịch và tác động của khí hậu nên khách chủ yếu đến Sầm Sơn vào mùa hè, tập trung ở các tháng 5,6,7 và 8 (chiếm 85% tổng lượng khách đến trong năm). Đặc biệt trong hai tháng 6 và 7, vào những ngày nắng nóng cao điểm, lượng khách thường bị quá tải gây nên hiện tượng “quá tải tức thời”. Lưu lượng khách đến du lịch trong tuần chủ yếu là những ngày cuối tuần, thường tập trung vào thứ 7 và chủ nhật, vì vậy, các ngày cuối tuần ở Sầm Sơn thường có tình trạng “quá tải”.

Hình 3 2 Lưu lượng khách du lịch đến trong tuần Nguồn Phòng Tổng hợp – 2

Hình 3.2. Lưu lượng khách du lịch đến trong tuần

Nguồn : Phòng Tổng hợp – UBND thị xã Sầm Sơn


+ Khả năng chi tiêu của khách

Trung bình một khách nội địa chi tiêu khoảng 500 - 550 ngàn đồng/ngày, trong đó 60% cho lưu trú và ăn uống, 40% cho vận chuyển, giải trí, mua hàng lưu niệm và các dịch vụ khác.Trung bình một khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng 150- 200 USD/ngày, trong đó Sầm Sơn đạt khoảng 150 USD/ngày. Cơ cấu chi tiêu là 60% cho lưu trú và ăn uống, 17% cho vận chuyển, 23% cho vui chơi giải trí, hàng lưu niệm và các dịch vụ khác. Như vậy, mức chi tiêu trung bình của dukhách ở đây là khá thấp, chủ yếu dành cho lưu trú và ăn uống.

- Cơ sở vui chơi giải trí của Sầm Sơn còn ít về số lượng, thấp về chất lượng, hàng lưu niệm còn đơn điệu. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Sầm Sơn khá phong phú, đa dạng về loại hình và quy mô, phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, tuy nhiên các khách sạn có quy mô lớn (trên 100 phòng) vẫn còn ít, dịch vụ trong các khách sạn còn hạn chế, chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống. Mặt khác, khoảng 60% là khách sạn, nhà nghỉ tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ quản lý còn yếu dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, công tác đầu tư nâng cấp chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những vấn đề hết sức nan giải trong quá trình phát triển và hội nhập của du lịch Sầm Sơn. Theo bảng 3.6, số cơ sở được xếp tiêu chuẩn sao ở Sầm Sơn mới đạt khoảng 12% trong với tổng số cơ sở lưu trú, tỷ lệ này là khá thấp để có thu hút khách quốc tế cũng như khách trong nước ở phân khúc thu nhập cao.

Bảng 3.7. Các cơ sở lưu trú phân theo chất lượng dịch vụ năm 2015


TT

Chất lượng

Tổng số

cơ sở

Tổng số

phòng

1

Cơ sở được xếp tiêu chuẩn sao

47

2.050

2

Đạt tiêu chuẩn tối thiểu

256

7.700

3

Chưa đạt tiêu chuẩn (chưa phân loại)

94

1.200


Tổng

397

10.950

Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Sầm Sơn

- Chất lượng lao động ở Sầm Sơn thời gian qua đã được cải thiện, trình của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành du lịch

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí