Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Tỉnh Đồng Nai Đến Năm 2020 Và Dự Báo Hoạt Động Ngân Hàng Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI


3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng giá trị khối lượng ngành dịch vụ thương mại và công nghiệp xây dựng, trong đó lấy nông nghiệp làm mũi nhọn đồng thời làm hậu thuẫn để phát triển các ngành kinh tế khác.

Gắn chặt giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh quốc phòng, giữa phát triển với trật tự an toàn xã hội, bảo đảm môi trường sinh thái trong khu vực.

Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, đặc biệt ưu tiên các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Gắn chặt giữa đầu tư phát triển với các hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nhanh giá trị sản phẩm hàng hoá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảo đảm thực hiện các mục tiêu chủ yếu sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ nay đến năm 2015 đạt 14,5% - 15%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,5% - 14%. GDP bình quân đầu người (tính theo giá hiện hành) vào năm 2012 đạt 1.890 USD, năm 2015 đạt 3.270 USD và đến năm 2020 đạt 6.480 USD. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2013 đạt khoảng 101.000 tỷ đồng, giai đoạn 2014 - 2015 đạt khoảng 210.000 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng

386.000 tỷ đồng. Quy mô dân số: năm 2012 khoảng 2,5 triệu người, năm 2015 khoảng 2,7 triệu người và năm 2020 khoảng 2,8 - 2,9 triệu người.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 11

3.1.1.1 Phát triển ngành công nghiệp

Công nghiệp chủ yếu tập trung vào công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng tận dụng các điều kiện của địa phương, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp, kết hợp Nông-Lâm-Công nghiệp.

Đồng Nai sẽ trở thành Trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn, hiện đại của khu vực phía Nam; phấn đấu đến năm 2012 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện


đại, năm 2015 trở thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa và năm 2020 thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế: công nghiệp 51%, dịch vụ 46%, nông nghiệp 3%.

Công nghiệp của Đồng Nai sẽ phát triển theo hướng mở rộng quy mô, ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp mũi nhọn như sản phẩm vật liệu xây dựng, gốm sứ, quần áo may sẵn, máy móc thiết bị nông nghiệp...Đến năm 2015, xây dựng và phát triển 34 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 12.779 ha. Đến năm 2020 xây dựng và phát triển 45-47 khu công nghiệp và chuyển dần các cụm công nghiệp có đủ điều kiện thành các khu công nghiệp. Đến năm 2015 và 2020, sản phẩm công nghệ cao và tiên tiến chiếm trên 75% và trên 85% giá trị sản xuất.

Để phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa, Đồng Nai sẽ tập trung xây dựng mới cầu Đồng Nai, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây trước năm 2015. Tiến hành quy hoạch lại cảng Thị Vải, khu cảng trên sông Đồng Nai để đáp ứng với nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa đồng thời xây dựng sân bay quốc tế Long Thành với năng lực thiết kế 100 triệu khách/năm.

Thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị của Đồng Nai, đồng thời là trung tâm công nghiệp và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vào năm 2020, xây dựng thành phố Nhơn Nhạch thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ đô thị loại II; khu đô thị Long Thành, Long Khánh sẽ trở thành khu đô thị loại III.

3.1.1.2. Phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp

Tập trung thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai, địa hình và xu thế chung của thị trường. Chuyển dần diện tích vườn tạp, các loại cây có giá trị thấp sang các loại cây có giá trị kinh tế cao, hình thành vùng sản xuất chuyên canh. Kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi để giải quyết lao động nâng cao thu nhập. Đặc biệt xây dựng và áp dụng một số mô hình: Trồng dâu nuôi tằm, mô hình nông lâm kết hợp, nuôi bò lai, mô hình trồng cam ghép.... Đầu tư xây dựng và nâng cấp toàn bộ hệ thống kênh mương thủy lợi cho các ấp, nhằm ổn định diện tích lúa.


Thực hiện việc giao đất, giao rừng để bảo đảm phủ xanh đất trống; đồi trọc. Tăng cường giáo dục nhận thức bảo vệ rừng cho nhân dân thông qua nâng cao đời sống để người dân không quá phụ thuộc vào rừng.

3.1.1.3. Phát triển ngành thương mại dịch vụ và du lịch

Tận dụng và khai thác ưu thế của vùng du lịch sinh thái tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ cho du khách, nâng cấp các tuyến đường giao thông nhất là quanh khu vực bến phà, giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường. Phối hợp tổ chức và khai thác tốt khu Trung tâm dã ngoại Thanh-Thiếu niên, tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ du khách.

3.1.2 Dự báo hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh

3.1.2.1 Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn

Tiếp tục và phát huy vai trò của chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại

Trong báo cáo khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, có trên 27 % phiếu khảo sát cho rằng lý do xuất phát từ yếu kém trong quản lý giám sát của NHNN với mức độ 50%, và khoảng 27 % hoàn toàn đồng ý lý do xuất phát từ yếu kém trong quản lý của NHNN trên địa bàn. Như vậy, nếu dựa vào kết quả thăm dó này, có thể nói rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn cũng có một phần trách nhiệm thuộc NHNN tỉnh. Chính vì vậy hoạt động quản lý của NHNN tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới cần được chú trọng khâu kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM. Bên cạnh đó cần phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để kiểm soát chặt chẽ việc cạnh tranh, mở rộng mạng lưới giao dịch của các NHTM trên địa bàn.

3.1.2.2 Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn, bám sát mục tiêu và chỉ đạo chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong từng giai đoạn cụ thể

+ Hoạt động huy động vốn:

- Giữ vững sự ổn định về nguồn vốn huy động trên địa bàn, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 26 % năm


- Tăng tỷ trọng huy động vốn có kỳ hạn dài ( 9 tháng, 12 tháng ) trong nguồn vốn huy động tạo sự ổn định hơn trong phân bổ sử dụng cho vay

+ Hoạt động tín dụng:

- Cố gắng duy trì tỷ lệ tăng trưởng dư nợ trong phạm vi giới hạn mà NHNN đã công bố trong từng thời kỳ

- Cố gắng giữ vững tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh

- Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm cán bộ ngân hàng sa sút về đạo đức kinh doanh, tiêu cực trong hoạt động tín dụng

- Toàn ngành tập trung khoanh vùng và xử lý nợ xấu một cách tích cực, cố gắng đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn 4,2 % năm 2012; 3,6 % năm 2013; 3 % năm 2014 và đến năm 2015 tỷ lệ nợ xấu dưới 3 %

+ Hoạt động kinh doanh khác: Phát triển và mở rộng hoạt động dịch vụ để hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn và tín dụng

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

3.2.1. Nhóm giải pháp chung để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

3.2.1.1 Nhận dạng cho được rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro tín dụng là cơ sở quan trọng để đưa ra được các giải pháp phù hợp trong việc quản lý và xử lý rủi ro tín dụng. Việc nhận dạng rủi ro tín dụng được thể hiện thông qua các dấu hiệu về rủi ro tín dụng. Có hai nhóm dấu hiệu để nhận dạng rủi ro tín dụng đó là:

+ Nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng

Nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng bao gồm: các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng và dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như: Khách hàng cố tình né tránh khi cán bộ tín dụng đề cập tới vấn đề kinh doanh; hiệu quả của việc sử dụng tiền vay; trì hoãn hay gây khó khăn trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ; mức độ vay gia tăng thường xuyên; nhu cầu giải ngân bằng tiền mặt lớn; sử dụng


nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho hoạt động đầu tư dài hạn; tìm kiếm các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng khác; chậm thanh toán các khoản nợ lãi, nợ gốc khi đến hạn; những thay đổi về các chỉ số tài chính của khách hàng

+ Nhóm dấu hiệu xuất phát từ phía ngân hàng

Nhóm dấu hiệu từ xuất phát từ phía ngân hàng bao gồm các dấu hiệu trước, trong và sau khi cho vay; dấu hiệu từ tài sản bảo đảm và dấu hiệu từ đạo đức của cán bộ ngân hàng.

Trong đó, dấu hiệu trước khi cho vay như: tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn; thẩm định hồ sơ khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, khả năng trả nợ.

Dấu hiệu trong khi cho vay bao gồm như: cho vay không đúng đối tượng mục đích; soạn thảo hợp đồng tín dụng; nhập thông tin của món vay vào hệ thống máy tính nội bộ; xác định giới hạn tín dụng thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ; phê duyệt và giải ngân; giao nhận và lưu trữ chứng từ.

Dấu hiệu sau khi cho vay như: điều chỉnh, bổ sung hồ sơ vay hay các dấu hiệu trong quá trình kiểm tra, kiểm soát món vay; quá trình thu nợ gốc, lãi và xử lý các phát sinh trong giao dịch tín dụng.

Dấu hiệu về tài sản bảo đảm như: tiếp nhận hồ sơ bảo đảm tiền vay; định giá; công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm; phát mại tài sản bảo đảm; quản lý tài sản; bảo hiểm tài sản và thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm.

Như vậy, để quản trị rủi ro tín dụng tốt thì các ngân hàng thương mại phải nhận dạng dược các dấu hiệu phát sinh rủi ro tín dụng và phải phân tích được dấu hiệu đó phát sinh từ đâu để từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

3.2.1.2 Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng hợp lý theo từng thời kỳ.

Xây dựng một chính sách tín dụng là cơ sở đầu tiên để tiến tới hiệu quả của việc cấp tín dụng. Tùy vào từng thời kỳ mà các ngân hàng thương mại có thể xây dựng một chính tín dụng phù hợp với nguồn lực hiện có của mình. Chính sách tín dụng còn là cơ sở để nhân viên tín dụng căn cứ vào đó để thực hiện nhiệm vụ, tuân thủ các thủ tục cấp tín dụng. Chính sách tín dụng hợp lý cho phép ngân hàng xác


định được lĩnh vực, ngành nghề quan trọng trong từng giai đoạn, tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tỷ trọng cho vay của từng khách hàng và của nhóm khách hàng. Do đó, chính sách tín dụng hợp lý trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế thị trường là cơ sở để các ngân hàng thương mại phát triển đúng hướng, giảm thiểu được rủi ro tín dụng‌

3.2.1.3 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay, phát triển sản phẩm dịch vụ

Rủi ro tín dụng là rủi ro mang tính khách quan nhiều và là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận thì một trong những nguyên tắc cơ bản nhất là “không nên bỏ nhiều trứng vào một rổ” tức là đa dạng hóa tín dụng và phân tán rủi ro, được thể hiện như sau:

Đa dạng hoá phương thức cho vay: Đa dạng hóa cho vay như phương thức cho từng lần, cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ…

Đa dạng hoá khách hàng: Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế.

Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư: Hiện nay thu nhập từ lĩnh vực tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hoạt động ngân hàng, đó chính là rủi ro nếu các ngân hàng thương mại không đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư tránh tập trung nhiều vào lĩnh vực tín dụng. Đa dạng hóa đầu tư giúp cho ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng, nguồn vốn của ngân hàng được đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác: Bên cạnh sản phẩm tín dụng truyền thống, các ngân hàng thương mại cần phát triển các mảng sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ kiều hối

3.2.1.4 Nâng cao chất lượng kiểm tra tín dụng ( kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay)

Để hạn chế rủi ro tín dụng, công tác thẩm định trước khi cho vay là quan trọng nhất. Cán bộ tín dụng cần thẩm định kỹ lưỡng phương án vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính pháp lý và khả năng thanh khoản của tài sản bảo


đảm… để từ đó có quyết định cho vay. Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi và trả lời được câu hỏi “liệu có đem tiền riêng của mình ra cho vay không ?”. Trả lời được câu hỏi trên cán bộ tín dụng đã hạn chế được phần lớn rủi ro tín dụng

Trên thực tế, kiểm tra trước (thẩm định) vẫn chưa được chú ý một cách đúng mức, vẫn hời hợt bề ngoài và còn mang tính hình thức. Hồ sơ giải ngân xong ít được xem lại trừ khi có chỉ định kiểm tra của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Kiểm tra sau khi cho vay rất qua loa chủ yếu làm cho đầy đủ hồ sơ thậm chí biên bản kiểm tra sau đã được ký khống ngay khi giải ngân vài bản, đến khi cần thiết cán bộ tín dụng chỉ điền ngày tháng và nội dung sơ sài là xong. Chính vì thế nên thực chất công tác kiểm tra sau khi cho vay chưa phát huy được những mặt tích cực của nó. Nhiều hồ sơ vay vốn có tới năm sáu biên bản kiểm tra sau kết luận khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định nhưng khi phát sinh nợ quá hạn mới vỡ ra là cán bộ tín dụng chưa đến lại nhà khách hàng kể từ ngày đi thẩm định nên quên luôn nhà khách hàng

Do đó, kiểm tra sau khi cho vay là một trong những trách nhiệm quan trọng của cán bộ tín dụng trong việc theo dòi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn, hay những cơ hội kinh doanh mới để giảm thiểu được rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán.

3.2.1.5 Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ

Công tác soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm tra kiểm soát.


+ Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát.

+ Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm tra kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra kiểm soát.

+ Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, tăng tần suất, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra kiểm soát. Tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra mà áp dụng các phương pháp kiểm tra kiểm soát phù hợp.

3.2.1.6 Hoàn thiện quy trình cho vay

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng là quy trình được ban hành với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất và khoa học nhằm hạn chế rủi ro, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó, hoàn thiện quy trình cho vay phải xác định được người thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ liên quan trong quy trình, cụ thể hóa các bước cho vay trong hoạt động cấp tín dụng. Quy trình cho vay cần được xem xét thường xuyên để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế từng thời kỳ bảo đảm mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

3.2.1.7 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng

Xây dựng công nghệ Ngân hàng hiện đại, bảo đảm các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu phát triển các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng , quản lý rủi ro thanh khoản, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang triển khai dự án hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng và hệ thống thanh toán. Qua hệ thống trên, các ngân hàng thương mại, các chi nhánh trong cùng hệ thống có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng cùng quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh nhất. Các ngân hàng có thể phối hợp để cho vay và quản lý khoản vay đối với một khách hàng, tránh việc nhiều ngân hàng cùng cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022