Cơ Cấu Dư Nợ Cho Vay Phân Theo Thành Phần Kinh Tế


2.3.1.4. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

Bảng số 2.7: Dư nợ cho vay phân loại theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Tổng dư nợ

23.846

27.320

35.721

48.041

58.288

Doanh nghiệp nhà nước

4.531

3.278

4.644

5.764

6.412

Tỷ trọng

19%

12%

13%

12%

11%

Cty TNHH, CP, DNTN

6.677

10.018

14.646

23.060

29.144

Tỷ trọng

28%

37%

41%

48%

50%

DN có vốn nước ngoài

4.054

4089

5358

8.167

8.743

Tỷ trọng

17%

15%

15%

17%

15%

Thành phần kinh tế khác

8.584

9.835

11.074

11.049

13.989

Tỷ trọng

36%

36%

31%

23%

24%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 8

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai

Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay công ty TNHH, công ty cổ phẩn và DNTN chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm, từ 28% năm 2007 đã lần lượt gia, tăng tỷ trọng lên 37% năm 2008; 41 % năm 2009; 48%năm 2010 và lên đến 50 % năm 2011. Diều này được lý giải bởi số lượng và quy mô DNTN, công ty TNHH tăng do tăng vốn và đăng ký mới. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn hiện đang tăng cường cho vay các doanh nghiệp tư nhân, vì hoạt động có hiệu quả cao của các doanh nghiệp này. Trong khi đó tỷ trọng được cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cũng đã giảm đi một cách tương ứng từ 19% năm 2007, chỉ còn 11% năm 2011

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng dư nợ không thay đổi lớn, khoảng trên dưới 16 %. Các thành phần kinh tế khác, có tỷ trọng dư nợ giảm dần từ 36 % giảm xuống còn 24 % năm 2011


Dư nợ cho vay thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm dần do bản chất hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Hiện nay, các Ngân hàng đã tự chủ hơn trong việc cho vay đối với thành phần kinh tế này, tỷ trọng dư nợ đối với thành phần kinh tế nhà nước giảm còn do một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả đã chuyển đổi hình thức sang dưới dạng công ty cổ phần.

2.3.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng

2.3.2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ

Hiện nay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đo lường và kiểm soát rủi ro chủ yếu thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ quá hạn ( nhóm 2 -5), nợ xấu nhóm (3 -5), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay, tăng, giảm so với năm trước để từ đó có các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, bảo đảm hoạt động kinh doanh ổn định

Bảng số 2.8: Dư nợ phân loại theo nhóm nợ giai đoạn 2007 -2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Tổng dư nợ

23.846

27.320

35.721

48.041

58.288

Nợ đủ tiêu chuẩn

( Nợ nhóm 1)

23.402

24.847

32.863

45.590

53.392

Tỷ trọng

98%

91%

92%

95%

91,6%

Nợ quá hạn

(Nợ nhóm 2-5)

444

2.473

2.858

2.451

4.896

Tỷ trọng

1,9%

9,1%

8,0%

5,1%

8,4%

Nợ xấu

(Nợ nhóm 3-5)

111

934

857

815

2.740

Tỷ trọng

0,5%

3,4%

2,4%

1,7%

4,70%

Nợ có k/năng mất vốn

(nhóm 5)

33

231

522

269

874

Tỷ trọng

0,14%

0,85%

1,46%

0,56%

1,5%


Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai

Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu trên, các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh sử dụng chấm điểm tín dụng cá nhân và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tiêu chí chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ do mỗi Ngân hàng tự đưa ra để thực hiện trong hệ thống Ngân hàng mình. Hiện chưa có một công ty độc lập cung cấp chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ khoa học và khách quan nên kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng nội bộ của các ngân hàng chưa có giá trị khoa học cao, còn hàm chứa nhiều yếu tố chủ quan khi thực hiện nên đôi khi vẫn dẫn tới việc từ chối cho vay khách hàng tốt, đồng ý cho vay khách hàng xấu.

Bắt đầu từ năm 2005, các ngân hàng thương mại thực hiện phân loại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 thay vì phân loại nợ theo quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000. Do đó, nợ quá hạn năm từ năm 2005 trở đi tăng cao so với trước. Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,9% trên tổng dư nợ nhưng sang năm 2008 tỷ lệ này tăng vọt lên 9,1 %, năm 2009 là 8,0 %, năm 2010 giảm xuống còn 5,1 % nhưng đến năm 2011 lại tăng lên 8,4 %

Năm 2007 nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, dư nợ tín dụng tăng trưởng cao, doanh số cho vay cao nhưng đến cuối năm 2007 nền kinh tế có những dấu hiệu suy thoái. Kết quả của chính sách tăng trưởng, nới lỏng tín dụng trong năm 2007 là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn năm 2008 tăng cao.

Năm 2008 là năm có tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng đột biến trong đó bốn Ngân hàng có nợ


Nguyên nhân của việc nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao là do chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát của Chính Phủ, các Ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng. Việc thu


tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến các Ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp. Một số tổ chức tín dụng cho vay chưa khảo sát kỹ khách hàng, phương án khả thi, cho vay vốn sai mục đích, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, có nguy cơ phá sản, Ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi được vốn và lãi vay. Một nguyên nhân khác dẫn đến nợ quá hạn cao do lãi suất vay cao, các doanh nghiệp trả nợ phải vay món mới với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất nợ quá hạn và phí phạt quá hạn, do đó đã dẫn đến tâm lý trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ đến hạn để hưởng lãi suất thấp.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây nợ quá hạn cao trong năm 2008 là cho vay qua trung gian, ăn phần trăm với dịch vụ cho vay đáo hạn giải chấp, không thẩm định phương án vay vốn, cho vay nhận tài sản thế chấp là qua hợp đồng ủy quyền về tài sản.

Năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên vẫn còn khó khăn, nợ quá hạn và nợ xấu giảm kể cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối so với năm 2008 do các Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong đó có Ngân hàng Công Thương chi nhánh Long Thành áp dụng tích cực các biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn tăng do việc chuyển nhóm nợ từ nhóm nợ thấp sang nhóm nợ cao hơn. Kết quả năm 2009 tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm 1,46% tăng 125% so với năm 2008.

Năm 2010 nợ quá hạn và nợ xấu giảm mạnh do đặc điểm các chính sách kinh tế của Nhà nước có những độ trễ nhất định, hàng loạt các biện pháp kích thích để ổn định tăng trưởng kinh tế của năm 2009 chỉ thể hiện hiệu quả của nó phần nhỏ ở năm 2009. Hiệu quả của các biện pháp kích thích nền kinh tế tăng trưởng thể hiện rò nét nhất ở 10 tháng đầu năm 2010, cụ thể, nợ quá hạn năm 2010 chiếm 5,1% trên tổng dư nợ; nợ xấu chiếm1,7% trên tổng dư nợ; nợ có khả năng mất vốn chiếm 0,56% trên tổng dư nợ. Bên cạnh các chính sách vĩ mô của nhà nước thì nợ quá hạn năm 2010 giảm là do các khoản nợ, quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đã được xử lý rủi ro và đưa ra ngoại bảng, nền kinh tế đất nước phục hồi, là cơ sở để các doanh


nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có nguồn thu để thanh tóan các khoản nợ và phát triển.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai tăng cường thanh tra, giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đưa các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vào diện kiểm soát đặc biệt nếu các ngân hàng thương mại có nợ xấu trên 10% trong ba tháng liên tiếp. Chính việc tăng tần suất thanh tra và áp dụng linh hoạt các biên pháp kiểm tra, giám sát là cơ sở để tăng chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.

Năm 2011 nợ quá hạn đã tăng lên một cách đáng kể, từ 5,1 % năm 2010 đã lên đến 8,4 % vào cuối năm 2011, trong đó nợ xấu chiếm 4,7 %, tăng gần 3 nần so với năm 2010. Đây là con số đáng lo ngại cho ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Nợ xấu trên 3 % tức là có vấn đề, chưa kể số liệu thông tin báo cáo chưa hoàn toàn phản ánh tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Nợ xấu lớn chủ yếu tập trung cho khu vưc kinh tế ngoài quốc doanh cho thấy công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong khu vực kinh tế này cần phải chú ý nhiều hơn

2.3.2.2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng số 2.9: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng nợ quá hạn

444

2.473

2.858

2.451

4.896

Doanh nghiệp nhà nước

98

148

120

86

166

Tỷ trọng

22%

6,0%

4,2%

3,5%

3,4 %

Cty TNHH, CP, DNTN

115

1.187

1.425

1.384

2.835

Tỷ trọng

26%

48%

50%

57%

57,9%

DN có vốn ĐT nước ngoài

71

396

401

294

548

Tỷ trọng

16%

16%

14%

12%

11,2 %

Thành phần kinh tế khác

160

742

912

687

1.297

Tỷ trọng

36%

30%

32%

28%

26,5 %

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai


Nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tập trung chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Từ năm 2007 đến năm 2011 tỷ trọng nợ quá hạn đối với loại hình doanh nghiệp này lần lượt là 26%; 48%; 50%; 57%; và 57,9%. Trong khi đó nợ quá hạn đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2007 rất cao là 22%, nhưng các năm tiếp theo chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần qua 3 năm trở lại. Đến cuối năm 2011 nợ quá hạn của DNNN chỉ chiếm tỷ trọng 3,4% tổng nợ quá hạn của toàn ngành

Các thành phần kinh tế khác cũng có tỷ trọng dư nợ quá hạn khá cao trong toàn bộ nợ quá hạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 36 % năm 2007; 30% năm 2008; 32 % năm 2009; 28 % năm 2010 và giảm xuống còn 26,5 % năm 2011

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có nợ quá hạn, nhưng chiếm tỷ trọng không lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác

Tỷ trọng nợ quá hạn của các thành phần kinh tế ( Bảng số 2.9 ) tuy có sự khác biệt lớn giữa các thành phần kinh tế nhưng nếu đem so sánh với tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế này trong tổng dư nợ ( Bảng số 2.7), ta nhận thấy tỷ trọng nợ quá hạn của các thành phần kinh tế phản ánh khá trung thực tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế đó. Điều này cho phép khẳng định tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của mỗi thành phần kinh tế là tương đương nhau. Nói cách khác, nợ quá hạn phản ánh tình hình chung của nền kinh tế, chứ không riêng gì thành phần kinh tế nào


2.3.2.3 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Bảng số 2.10: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng nợ quá hạn

444

2.473

2.858

2.451

4.896

Nông lâm ngư nghiệp

49

47

84

191

422

Tỷ trọng

11%

2,0 %

2,9%

7,8%

8,6%

Công nghiệp và xây dựng

177

1.116

1.126

1.007

2.203

Tỷ trọng

40%

45%

39 %

41%

45%

Thương mại và dịch vụ

111

941

1.197

958

1.630

Tỷ trọng

25%

38%

42%

39%

33,3

Ngành khác

107

369

451

295

641

Tỷ trọng

24%

15%

16%

12%

13,1

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai

Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn chủ yếu tập trung dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây dựng, đến cuối năm 2011 tỷ trọng này là 45 %. Điều này hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng phát triển của ngành kinh tế này, đặc biệt trong ngành xây dựng, đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh với sự xuống dốc của thị trường bất động sản. Ngành thương mại và dịch vụ cũng có tỷ trọng nợ quá hạn khá cao, đến cuối năm 2011 nợ quá hạn có tỷ trọng 33,3 %. Điều cần chú ý là trong khi các ngành có tỷ lệ nợ quá hạn lớn, thì cho vay ngành nông nghiệp có tỷ trọng nợ quá hạn chưa đến 10 % là một sự cố gắng lớn của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là bài học quan trọng trong quản lý cho vay thu nợ của các ngân hàng thương mại có dư nợ cho vay ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

2.3.2.4 Tình hình trích dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

Phần lớn các ngân hàng thương mịa trên địa bàn đều đã thực hiên phân loại nợ, tuy không theo điều 7 theo quy định của NHNN, nhưng cũng đã thực hiện phân nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định. Đồng thời cũng đã sử dụng dự


phòng để xử lý nợ nhóm 5 theo số liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn

Bảng số 2.11 Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2007- 2011 Đơn vị tỷ VND


Chỉ tiêu


Năm 2007


Năm 2008


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

Số dư đầu

kỳ

35,556

51,425

148,286

455,387

564,054

Trích lập

trong kỳ

62,345

385,216

698,378

420, 923

1.196,575

Sử dụng

trong kỳ

46,566

288,335

401,277

312,256

569,332

Số dư cuối

kỳ

51,425

148,286

455,387

564,054

1.191.307


2.4 Thực trạng QLRRTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.4.1 Đánh giá thực trạng QLRRTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh ĐN Phần lớn NHTM trên địa bàn tỉnh hiện này đều cũng áp dụng đúng như các mô hình lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng để nhận diện và phân loại các loại rủi ro tín dụng, về việc xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng phù hợp cũng như việc kiểm tra giám sát tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, do đặc trưng cũng như đặc điểm và mục tiêu mà các ngân hàng theo đuổi khác nhau nên việc

kiểm soát rủi ro tín dụng cũng khác nhau. Như một số NHTM CP có vốn nhà nước Vietinbank, Vietcombank nên việc cho vay của các ngân hàng này thường cho vay theo chỉ định cho các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn hoặc cho vay theo các chương trình hỗ trợ của chính phủ nên việc thu hồi nợ đôi khi cũng rất khó khăn và các khoản nợ có thể được cơ cấu lại hoặc đôi khi sẽ được xóa nợ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022