Các Phương Pháp Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt


trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm.

- Phí sản phẩm: Phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ô tô, không trả lại được.

Trên thực tế, các phí sản phẩm tài trợ một phần cho các biện pháp chính sách được vạch ra để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của các sản phẩm bị thu phí. Sự thiếu tác động kích thích của chúng nói lên rằng, những chi phí này, nói chung không đóng góp vào việc chuyển dịch từ các chính sách cứu chữa sang các chính sách phòng ngừa [1, 4].

e. Các phương pháp xử lý RTSH

Cuộc sống của con người ngày một được cải thiện, kèm theo đó là những nhu cầu về tiện ích xã hội… Và để đáp ứng được những nhu cầu đó việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất công nghiệp… là điều cần thiết. Tuy nhiên nó sẽ làm phát sinh lượng rác thải khổng lồ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe con người. Do đó, hiện nay việc xử lý RTSH đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế và công nghiệp phát triển. Hiện nay, có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý RTSH, tùy vào trình độ phát triển của từng quốc gia mà có những biện pháp khác nhau. Và mỗi công nghệ lại có khả năng ứng dụng tốt nhất trong những phạm vi nhất định.

* Phân loại và xử lý cơ học:

Là khâu ban đầu, không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công nghệ dùng trong phân loại và xử lý chất thải như cắt, nghiền, sàng, tuyển từ, tuyển khí nén…Gồm các giai đoạn chính sau:

- Tách lấy kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo ra khỏi chất thải.

- Làm khô bùn bể phốt (sơ chế).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


- Đốt chất thải không có thu hồi nhiệt.

Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì - 4

- Lọc, tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng [1, 19].

* Xử lý RTSH bằng phương pháp ép kiện:

Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung vào nhà máy. Rác được thu gom bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, thuỷ tinh, nilon, giấy, plastic... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống bằng thuỷ lực với mục đích giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén cao.

* Xử lý RTSH bằng phương pháp đốt:

Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là giảm tới mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng phương pháp tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Phương pháp đốt xử lý được toàn bộ chất thải sinh hoạt mà không cần tiêu tốn nhiều diện tích cho việc chôn lấp. Quá trình đốt cũng xử lý triệt để các chỉ tiêu chất thải ô nhiễm có trong RTSH. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí tiêu hao năng lượng cao và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí [1].

* Xử lý RTSH bằng phương pháp chôn lấp:

Chôn lấp là phương pháp xử lý lâu đời, cổ điển nhất, đơn giản nhất. Rác được thu gom lại rồi chôn xuống đất. Phương pháp này đòi hỏi nhiều diện tích đất và thời gian xử lý lâu, có mùi hôi thối do sinh ra các khí độc như CH4, H2S, NH3 làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và không khí [23].

* Xử lý RTSH bằng phương pháp ủ sinh học:

Do RTSH có chứa các thành phần hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn (44- 50% trọng lượng) nên có thể tận dụng để sản xuất phân hữu cơ, cung cấp cho khu vực ngoại thành để cải tạo đất nông nghiệp, và như vậy việc áp dụng phương pháp ủ sinh học đối với thành phần hữu cơ sẽ phù hợp. Sau một quá trình ủ, lên men chất hữu cơ có trong RTSH chuyển thành các chất vô cơ NO3-, PO43-


thích hợp cho cây trồng. Trong quá trình ủ lên tới 600C đủ để làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh, virus và trứng giun sán nếu như nhiệt độ này duy trì trong 1 ngày. Các phương pháp ủ sinh học như:

- Ủ hiếu khí: Công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, Trung Quốc. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành dioxitcacbon CO2, thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khoảng 450C. Nhiệt độ này đạt được với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2-4 tuần là rác được phân hủy hoàn toàn, các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhệt độ ủ dâng cao. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình ủ hiếu khí. Độ ẩm phải được duy trì ở 40-55%, ngoài khoảng nhiệt độ này quá trình phân hủy sẽ bị chậm lại.

- Ủ yếm khí: Công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ. Quá trình ủ này chủ yếu nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu không tốn kém, nhưng thời gian phân hủy lâu thường từ 4-12 tháng, các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy vì nhiệt độ thấp, các khí sinh ra từ quá trình này là khí metan và sunphuahydro gây ra mùi khó chịu. Đây là một phương pháp xử lý rác thải rẻ tiền nhất, sản phẩm phân hủy có thể kết hợp rất tốt với phân gia súc cho ta phân hữu cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao tạo độ xốp cho đất [1, 3, 23].


Giấy, kim loại, nhựa dẻo…

Vải vụn, cao su, giả da, giẻ rách

Rác thải sinh hoạt

Sành sứ, chất trơ…

Chất hữu cơ dễ phân hủy…

Tái chế

Thiêu đốt

Chôn lấp

Chôn, đốt Hoặc chế biến phân

Hình 1.4: Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

f. Mô hình quản lý RTSH

* Mô hình phân loại rác tại nguồn:

Sự khác biệt của mô hình này so với các mô hình khác là phương pháp thực hiện tránh phân loại nhầm lẫn, nơi đổ rác hay thu gom rác tại khu dân cư và tính từng bước. Rác thải hiện nay đang là vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phân loại RTSH tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường.

- Phân biệt 2 loại rác: rác vô cơ và rác hữu cơ.

- Thùng rác hộ gia đình: mỗi gia đình cần trang bị thùng rác hai ngăn, hoặc hai thùng rác riêng biệt để phân loại hai loại rác trên.

- Xe thu gom rác cũng nên có hai ngăn tách biệt để chứa hai loại rác vô cơ và hữu cơ.

- Nhà máy chế biến rác: rác thải sau khi được thu gom vận chuyển tới nhà máy chế biến rác.


* Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng:

Là mô hình trực tiếp tác động và có ảnh hưởng đến môi trường của chính mình, những hoạt động do cộng đồng thực hiện có thể làm cho môi trường trở lên trong lành, tạo điều kiện cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nhưng cũng có thể làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Trước tiên cần thực hiện một số chương trình tuyên truyền, phổ biến các mô hình bảo vệ môi trường, mô hình hợp tác xã quản lý môi trường, dựa vào cộng đồng với những gợi ý, quy định về áp dụng khuôn mẫu chung cho việc xây dựng mô hình hợp tác dựa vào cộng đồng. Sau đó, tiến hành xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho cán bộ, xã viên hợp tác xã, kết hợp với chương trình thực tiễn xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người để có thể phát huy được quyền tự chủ của mình khi tham gia bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên [1,23].

1.1.2.2. Cơ sở lý luận về chất lượng quản lý RTSH

a. Khái niệm chất lượng quản lý RTSH

- Khái niệm về chất lượng:

Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật, phân biệt nó với sự vật khác.

Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ). Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định (theo Giáo sư Crosby). Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất (theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa).


Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa“Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có” [30].

Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.

- Khái niệm về quản lý chất lượng:

Chất lượng không phải tự nhiên sinh ra, chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà nó là kết quả của sự tác động hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng, do vậy phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.

Quản lý chất lượng là một khái niệm được phát triển và hoàn thiện liên tục, thể hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp phức tạp của vấn đề chất lượng và phản ánh sự thích ứng với điều kiện môi trường kinh doanh mới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, tuỳ thuộc vào đặc trưng của nền kinh tế mà người ta đưa ra nhiều khái niệm về quản lý chất lượng. Sau đây là một số khái niệm cơ bản đặc trưng cho các giai đoạn phát triển khác nhau cũng như nền kinh tế khác nhau:


Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên Xô: “Quản lý chất lượng là việc xây dựng, đảm bảo và duy trì mức tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng” - Quản lý chất lượng đồng bộ, JonhS Oakland [30].

Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản (JIS – Japan Industrial Standards): “Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp tạo điều kiện sản xuất những hàng hoá có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng” [30].

Theo ISO 9000: 2000: “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức về chất lượng” [30].

- Khái niệm chất lượng quản lý RTSH: là việc chỉ đạo hoặc kiểm soát một tổ chức về chất lượng liên quan đến công tác phân loại, thu gom, xử lý RTSH, thường bao gồm thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng liên quan đến RTSH.

- Khái niệm nâng cao chất lượng quản lý RTSH: là việc cải tiến chất lượng quản lý RTSH, tập trung vào việc nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của quá trình để tạo thêm lợi ích cho tổ chức và các bên có liên quan.

b. Hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý RTSH

Thu gom và xử lý RTSH dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng phải đạt được hiệu quả. Để có cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý RTSH chúng ta phải có những tiêu chí đánh giá. Theo tác giả Phan Văn Ninh, 2009, về cơ bản các tiêu chí đánh giá có thể được xem xét trên các khía cạnh sau:

- Tiêu chí kỹ thuật: Được xác định trên cơ sở khối lượng rác thải được thu gom chiếm tỷ lệ bao nhiêu % so với khối lượng chất thải phát sinh hàng ngày, tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn, mức độ thu gom chất thải độc hại và khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật của quy trình thu gom rác thải trên địa bàn


quản lý. Phải thu gom và vận chuyển hết rác thải là yêu cầu đầu tiên cơ bản của việc xử lý rác thải nhưng hiện nay còn là vấn đề khó khăn cần phải khắc phục. Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất mà lại thu được kết quả cao nhất. Đưa được các máy móc công nghệ, kỹ thuật và các trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến vào ứng dụng ở trong nước.

- Tiêu chí về môi trường: Phải đảm bảo được yêu cầu hạn chế tối đa lượng chất thải tồn đọng, nghĩa là phải thu gom, vận chuyển tối đa nhất lượng rác thải phát sinh đi xử lý kịp thời, có như vậy mới giảm và ngăn chặn tình trạng bốc mùi gây ô nhiễm không khí và nguồn nước, hạn chế tối đa khả năng lây lan truyền bệnh qua nguồn rác thải, đảm bảo cảnh quan đô thị. Đảm bảo tính toán được hiện tượng phát tác rác thải ra môi trường, hiện tượng xử lý gây ô nhiễm lần hai.

- Tiêu chí về xã hội: Một trong những tiêu chí được xã hội quan tâm hàng đầu là được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trên địa bàn tổ chức thu gom và xử lý rác thải. Làm sao thu hút được càng đông lực lượng đủ mọi tầng lớp xã hội đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ vào công tác thu gom và xử lý rác thải. Nâng cao ý thức của các doanh nghiệp tham gia vào công tác vệ sinh môi trường, trong đó giáo dục ý thức cho các doanh nghiệp phải phân loại chất thải công nghiệp ngay từ nguồn phát sinh bảo quản trong quá trình lưu giữ chờ xử lý theo đúng công nghệ theo Bộ kế hoạch đầu tư đã ban hành.

- Tiêu chí về mặt kinh tế, tài chính: đây là tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá hoạt động thu gom và xử lý rác thải đạt hiệu quả hay không. Các hộ gia đình được thu gom thì họ có đồng ý với mức thu phí thỏa thuận với công ty môi trường hay không. Mặt khác, cùng một kinh phí đầu tư như nhau mà phương thức thu gom, xử lý nào đạt hiệu quả tối đa nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường nhất, thu hút được đông đảo lực lượng lao động xã hội tham gia một cách tự nguyện nhất và đạt quy trình kỹ thuật tốt nhất thì phương thức quản lý

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí