- Hộ gia đình thường xuyên dọn vệ sinh dong xóm của mình, quét dọn, cắt cỏ Tham gia tích cực đợt tổng vệ sinh môi trường: thu dọn rác dọc tuyến đường giao thông, nạo vét kênh mương do xã tổ chức với tần suất 2 lần/tháng.
- Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật phải bỏ vào nơi tập kết theo đúng quy định, không vứt bừa bãi ra ngoài bờ ruộng, kênh mương.
- Xác súc vật chết do dịch bệnh phải được cách ly và báo cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương để xử lý.
- Chấp hành các quy định về nộp tiền dịch vụ thu gom, xử lý rác thải.
- Tuân thủ các quy định quản lý rác do UBND xã ban hành.
*Quản lý CTR sinh hoạt bằng hương ước của làng xã
Hương ước làng xã là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do được lập nên từ đóng góp ý kiến của cộng đồng làng xã, dưới sự hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường thì vấn đề quản lý CTR sinh hoạt được đưa vào trong hương ước nhằm đưa ra quy ước chung quy định tất cả mọi người trong làng xã phải tuân theo quy định đó.
Nội dung quản lý CTR sinh hoạt cần được đề cập trong hương ước bao gồm những việc khuyến khích làm và việc cấm không được làm như: cấm không được vứt rác bừa bãi, quy định định kỳ tổng vệ sinh đường làng, ngò xóm, nhân dân tích cực tham gia... Quy định người dân đóng phí vệ sinh môi trường đầy đủ, đúng hạn.
Nếu nhận được sự tham gia tích cực của cộng đồng thì công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý CTR sinh hoạt nói riêng sẽ đạt được hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Huyện Trực Ninh
- Tỷ Lệ Phân Loại Rác Thải Tại Hộ Gia Đình Và Bãi Chôn Lấp
- Đánh Giá Thực Trạng Môi Trường Tại Các Bãi Chôn Lấp Rác Thải
- Dự Toán Kinh Phí Hoạt Động Hàng Năm Của Mô Hình
- Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 12
- Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Ngoài ra, biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng cũng là một giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt:
Tuyên truyền có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, đây được coi là vũ khí nhằm thay đổi tích cực nhận thức của người dân, để người dân có ý thức bảo vệ môi trường hơn, quý trọng môi trường sống của mình hơn. Tuyên truyền được coi là công cụ hỗ trợ trong quản lý môi trường nhưng không thể thiếu. Nếu người dân không hiểu thì tất cả các công cụ khác như kinh tế, luật pháp, chính sách không phát huy được hiệu quả.
Trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tuyên truyền là giải pháp quan trọng do đây là phương pháp để nhân rộng mô hình thu gom, xử lý ra tất cả các xã, khi người dân biết, hiểu và thấy được lợi ích của phân loại rác, ủ phân compost thì người dân sẽ làm theo. Áp lực về lượng rác phải thu gom và xử lý sẽ giảm bớt, gánh nặng ô nhiễm sẽ không còn.
Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng với hành động cụ thể như sau:
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông, đẩy mạnh phong trào: Môi trường xanh- sạch- đẹp, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn…
- Dán các pano, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, các điểm tập trung dân cư, phát tờ rơi đến các hộ gia đình để tuyên truyền việc thực hiện quy định về quản lý, phân loại rác, tác hại của việc thải bừa bãi rác ra đường, kênh mương, ngò xóm.
- Phổ biến các quy định về quản lý rác thải thường xuyên trên đài phát thanh đến từng xóm, khu phố, đài phát thanh xã, TT, đài phát thanh huyện Trực Ninh.
- Trưng bày các nội dung quy định về quản lý rác thải, pano áp phích, tài liệu tuyên truyền tập huấn, các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường, quản lý rác thải, hình ảnh đợt tổng vệ sinh môi trường...
- Trong nhà trường, thường xuyên phát động phong trào bảo vệ môi trường, bằng các hình thức tổng vệ sinh nhà trường cũng như ngoài đường phố. Đoàn, đội trường tích cực tổ chức các cuộc thi mang tính chất về bảo vệ môi trường như: vẽ tranh về chủ đề môi trường, thi tìm hiểu về môi trường... Để đạt hiệu quả lâu dài thì đưa nội dung bảo vệ môi trường vào trong chương trình giảng dạy.
- Đối với các cơ quan, xí nghiệp hàng tuần tổ chức một buổi vệ sinh môi trường khu vực nơi cơ quan làm việc...
- Tại các ngò (xóm) hay tại các phường cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, truyền thông để phổ biến những kiến thức về bảo vệ môi trường cũng như lắng nghe những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân để từ đó có những
biện pháp quản lý tốt hơn. Nên tổ chức thực hiện các công việc thiết thực như khơi thông cống rãnh, quét dọn ngò (xóm), đường phố...
Tóm lại, để việc tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải xây dựng những hình thức tuyên truyền vận động hấp dẫn, thích hợp với trình độ và tập quán sinh hoạt, lứa tuổi đối với từng xã, TT, cần phối hợp với tổ chức tình nguyện của cộng đồng và dân chúng, bên cạnh đó chính quyền phải có những hỗ trợ về phương tiện, tài liệu và những quy định pháp chế nhất định.
3.2.3. Đề xuất mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
3.2.3.1. Lý do lựa chọn mô hình và công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định mô hình xử lý rác thải đang áp dụng là chôn lấp bằng bãi chôn lấp xử lý rác thải hợp vệ sinh, đốt rác bằng lò đốt rác thải sinh hoạt và đổ rác lộ thiên vào các bãi rác tạm tại các thôn xóm. Ngoài ra đối với các xã chưa tổ chức thu gom rác thải tập trung vẫn còn tình trạng đổ rác bừa bãi nơi công cộng, ven đường giao thông, dọc kênh dẫn nước tưới tiêu gây ảnh hưởng tới giao thông, ách tắc dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể ưu, nhược điểm của từng mô hình như sau:
a. Mô hình bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh
Từ năm 2007 tỉnh Nam Định đã giành 1% tổng chi ngân sách hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường theo Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị. Trong đó 50% phân bổ trực trực tiếp cho các cấp, các ngành; 50% hỗ trợ đầu tư cho các chương trình dự án mang tính cấp bách.
Tổng số công trình bãi chôn lấp xử lý rác thải hợp vệ sinh trêm địa bàn tỉnh là 118 bãi chôn lấp tại 112 xã, thị trấn. Đến nay có 86/118 công trình đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng.
Ưu điểm:
- Việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải tập trung thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh đối với công tác bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn, rác thải được thu gom về bãi chôn lấp, không phát tán ra môi trường đã góp phần
quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan môi trường nông thôn sạch đẹp và văn minh. Đây cũng là một trong những tiêu chí của Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
- Qua các hoạt động thu gom, xử lý rác thải đã tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường.
Khuyết điểm, tồn tại:
- Về hồ sơ thủ tục: Một số địa phương chưa thực sự quan tâm về các thủ tục liên quan đến đất đai, môi trường khi xây dựng công trình (quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủ tục thu hồi đất; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường….).
- Về thi công xây lắp: Chưa chấp hành tốt pháp luật đầu tư xây dựng: hầu hết các dự án đều chậm tiến độ xây dựng (do chưa bố trí kinh phí đối ứng của UBND xã/thị trấn), một số địa phương các hạng mục công trình xây dựng còn chưa được xây dựng đầy đủ. Sự chỉ đạo, quan tâm của chính quyền địa phương chưa sát sao, còn thụ động, chưa thực sự phát huy vai trò chủ đầu tư.
- Tổ chức vận hành: Rác thải thu gom về bãi chôn lấp không được phân loại đổ trực tiếp vào hố chôn lấp, không được chôn lấp theo hình thức cuốn chiếu, không tiến hành đầm nén và phủ đất; không thực hiện hoặc thực hiện phun chế phẩm vi sinh không thường xuyên; hệ thống xử lý nước rác không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Nguyên nhân việc vân hành bãi chôn lấp chưa hiệu quả là do địa bàn thu gom rộng, phương tiện thu gom thô sơ, mức thu phí còn thấp không đủ kinh phí chi trả cho công tác thu gom và vận hành bãi chôn lấp; Tại một số bãi rác, hạng mục công trình hư hỏng, mất mát xảy ra.
b. Mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt
Hiện nay việc xử lý rác thải bằng phương pháp lò đốt đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 10 xã, thị trấn đã đầu tư xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt và đi vào hoạt động. Trong đó: 7 xã thị trấn chuyển đổi từ mô hình bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh sang xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt gồm Thị trấn Ngô
Đồng (huyện Giao Thủy), xã Xuân Tiến, Xuân Trung (huyện Xuân Trường), thị trấn Thịnh Long, xã Hải Xuân, Hải Minh, Hải Sơn (huyện Hải Hậu); 03 xã Hải Thanh, Hải Tây, Hải An được đầu tư xây dựng lò đốt rác thải theo chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tại huyện Hải Hậu, mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt được áp dụng tại một số xã và trước mắt đem lại hiệu quả trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn. Theo đó, có 09 xã đang xây dựng lò đốt rác thải gồm: xã Hải Chính, Hải Triều, Hải Phú, Hải Nam, Hải Hưng, Hải Hòa, Hải Châu, Hải Trung và TT Yên Định.
Ưu điểm:
Việc áp dụng mô hình lò đốt rác thải giúp giảm chi phí về nhân lực cho công tác thu gom vận chuyển rác thải, từ đó tăng mức lương cho lao động làm công tác vệ sinh môi trường.
Tiết kiệm diện tích: xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt không cần diện tích quá lớn, giảm các điểm tập trung rác thải tại các thôn xóm. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển.
Không phát sinh nước rỉ rác vì rác thải sau khi vận chuyển đến được phân loại trong sân có mái che, sau đó được đem đốt ngay trong ngày. Sau quá trình đốt ở nhiệt độ cao chỉ còn lại tro xỉ có thành phần chủ yếu là Cacbon và một số chất khoáng như muối, magie,... được đem chôn lấp tại các hố rác, giảm thể tích rác thải. Xử lý được rác thải sinh hoạt một cách triệt để, không sinh ra nước rỉ rác,
không ô nhiễm môi trường. Nồng độ khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp số QCVN 30:2012/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Khuyết điểm, tồn tại:
Về việc thực hiện các thủ tục về môi trường: các dự án xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đều chưa thực hiện các thủ tục về môi trường như: lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc giám sát định kỳ môi trường không khí xung quanh và ống khói.
Một số địa phương đang tiến hành xây dựng lò đốt rác thải nhưng chưa tính đến quy hoạch chung về quy hoạch vùng chất thải rắn của tỉnh.
c. Bãi rác tạm tại các thôn xóm
Ngoài bãi rác tập trung quy mô cấp xã được tỉnh hỗ trợ kinh phí sự nghiệp môi trường xây dựng, các xã còn quy hoạch bãi rác tạm cho các thôn, xóm để thu gom triệt để lượng rác phát sinh trên địa bàn xã.
Hầu hết các bãi rác tạm đều được xây dựng theo đúng quy hoạch sử dụng đất của xã. Theo đánh giá sơ bộ của các xã đã quy hoạch, xây dựng bãi rác tạm thì hiện trạng môi trường tại các bãi rác là không đảm bảo.
3.2.3.2. Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định:
Từ phân tích ưu, khuyết điểm của từng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn đã nêu ở trên, nhận thấy cần lựa chọn mô hình xử lý rác thải có tính khả thi và hợp lý với tình hình thực tế của tỉnh Nam Định nói chung và huyện Trực Ninh nói riêng
a. Lò đốt rác thải sinh hoạt
So sánh về chi phí đầu tư và thực tế vận hành của 4 mô hình lò đốt rác trên thì lò đốt rác LOSIHO do Công ty TNHH Tân Thiên Phú nghiên cứu sản xuất có giá thành thấp hơn nhiều so với 3 lò đốt rác trên (lò có giá thành khoảng 650 triệu đồng), cửa lò nạp rác thấp hơn nên dễ dàng vận hành.
b. Bãi chôn lấp xử lý rác thải sinh hoạt
Phun thuốc
Rắc vôi
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:
Rác được thu gom
San ủi
Hoàn thổ mặt bằng, trồng cây xanh (sau khi đã đủ độ cao đầm nén)
Lấp đất (theo từng lớp)
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác.
Chôn lấp hợp vệ sinh là công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn.
- Bãi chôn lấp tạm thời: Đối với các xã chưa xây dựng nông thôn mới chưa có khả năng đầu tư xây dựng lò đốt rác hoặc bãi chôn lấp hợp vệ sinh sẽ áp dụng bãi chôn lấp rác tạm thời.
Để giải quyết những vấn đề tồn tại trong quản lý, xử lý CTR sinh hoạt được nêu ở mục 3.1.1 và 3.1.4 tôi xin đề xuất mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho xã Trực Thái, huyện Trực Ninh
Lý do lựa chọn xây dựng mô hình điểm tại xã Trực Thái là do xã Trực Thái đã có quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp, đã thành lập tổ thu gom nhưng bãi chôn lấp chưa triển khai xây dựng hơn nữa ở đây tình hình rác thải đổ bừa bãi ra các khu vực công cộng đang diễn ra phổ biến gây nhiều bức xúc đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời.
* Giới thiệu khái quát về xã Trực Thái
Xã Trực Thái nằm ở phía Nam huyện Trực Ninh, tổng diện tích theo địa giới hành chính là 827,27 ha, xã Trực Thái được chia làm 15 xóm. với dân số năm 2013 là 8.818 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên: 0,8%. Vị trí địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp xã Trực Thắng, Trực Đại;
+ Phía Tây giáp xã Trực Cường;
+ Phía Nam giáp huyện Hải Hậu;
+ Phía Bắc giáp xã Trực Đại.
Công tác bảo vệ môi trường từng bước được UBND xã quan tâm, cụ thể:
Chú trọng công tác tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy chế của địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người hội viên, đoàn viên trong sinh hoạt, học tập. Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tuyên truyền các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" do Trung ương MTTQ phát động.
Công tác vệ sinh môi trường của xã thời điểm hiện tại chưa đảm bảo, đây là vấn đề bức xúc hiện nay nhất là vấn đề nước thải, rác thải, thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt là ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Hiện tại xã đã tổ chức thu gom rác rác được thu gom và đổ vào các bãi rác tạm mà không có các biện pháp xử lý dẫn đến tình trạng mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
[UBND xã Trực Thái, 2013]
* Về mạng lưới tổ chức thu gom
- Cơ cấu tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân tổ chức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, phối hợp với UBND xã trong công tác thu phí rác thải sinh hoạt; UBND xã, huyện tạo điều kiện về quỹ đất sử dụng cho khu xử lý rác thải sinh hoạt.
- Phân loại rác thải tại nguồn: Hiện nay việc phân loại rác thải tại các hộ gia đình đã được một số thành phố lớn triển khai tuy nhiên hiệu quả không đảm bảo chính vì vậy đề tài hướng tới phân loại rác thải tại khu xử lý rác thải sinh hoạt sau khi đội thu gom chở rác về. Để triển khai hiệu quả và duy trì được hoạt động, doanh nghiệp phải có trách nhiệm quản lý tốt tổ thu gom và UBND xã phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác thực hiện.
Đơn vị có Giấy phép hành nghề Quản lý CTNH
Bón cho cây trồng
Mô hình phân loại rác thải tại nguồn được thể hiện tại hình 3.11 sau:
Rác thải
Phân loại
Rác hữu cơ
Rác vô cơ không tái chế
Rác tái chế
Chất thải nguy hại
Ủ thành phân compost
Đốt
Nghiền rác làm đóng gạch bi
Bán phế liệu