Đánh Giá Của Công Nhân Vệ Sinh Môi Trường Về Mức Độ Hài Lòng Với Công Việc Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Và Mức Lương Nhận Được

Tuổi

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Qua điều tra 21 công nhân VSMT ở 3 xã nghiên cứu, nữ giới chiếm gần 81% tương ứng 17/21 số phiếu. 100% số công nhân VSMT có độ tuổi >35, độ tuổi trung bình là 45,5 tuổi. Về trình độ học vấn, chủ yếu đạt trình độ tiểu học gần 60%; số công nhân có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp nhất, chưa đến 15%. Công việc thu gom RTSH đòi hỏi nhiều sức lực nhưng có thể thấy rằng đa số các công nhân VSMT ở xã là nữ giới, độ tuổi cũng đều >35 tuổi, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; kết hợp với phần lớn công nhân không có việc làm ổn định, được xem là việc bán thời gian nên chưa tận tâm với công việc.

Bảng 2.12. Đánh giá của công nhân vệ sinh môi trường về mức độ hài lòng với công việc thu gom rác thải sinh hoạt và mức lương nhận được

STT

Chỉ tiêu

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Mức lương nhận được




Rất hài lòng

0

0


Hài lòng

4

19,05


Bình thường

13

61,90


Không hài lòng

4

19,05

2

Mức độ hài lòng với công việc




Rất hài lòng

0



Hài lòng

5

23,01


Bình thường

13

61,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 9

Không hài lòng 3 14,29

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Trong số các công nhân được phỏng vấn, có 13/21 người chiếm gần 62% số người được hỏi cho rằng bình thường, tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi nhận thấy: họ ngại trả lời nhưng theo hướng không hài lòng; 4/21 người, trên 19% lựa chọn hài lòng; còn lại, trả lời trực tiếp là không hài lòng với mức

lương nhận được. Kết quả trên phù hợp với mức độ hài lòng; từ những phân tích trên cho thấy mức độ hài lòng với mức lương và công việc thu gom RTSH của các công nhân VSMT khá thấp, đa số công nhân chỉ đánh giá bình thường, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thu gom RTSH. Họ mong muốn có mức lương và các chế độ hỗ trợ tương xứng với sức lao động, thời gian bỏ ra.

Bên cạnh điều tra các cơ quan quản lý, thực thi; đề tài cũng điều tra về nhận thức của người dân đối với tiến trình thực thi, kết quả phân tích cho thấy: nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ, đúng đắn về công tác quản lý RTSH. Có tới 60% số hộ được điều tra cho rằng trách nhiệm này thuộc về cả 2 bên chính quyền và người dân. Chính quyền có trách nhiệm xây dựng mô hình cũng như đề ra cách thức hoạt động, có trách nhiệm tìm kiếm các giải pháp để thực thi hiệu quả các yêu cầu đã đặt ra trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và người dân; cần tham khảo ý kiến của người dân về các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý môi trường nói chung, quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Có thể nhận thấy,tuy nhận thức của người dân đã có sự chuyển biến nhưng chuyển từ nhận thức đến hành động còn khá khác biệt, bởi vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, xử lý không đảm bảo an toàn và ảnh hưởng tới môi trường sống đang diễn ra trên địa bàn.


5%

Thuộc về chính quyền

35%

60%

Thuộc về chính quyền và người dân

Thuộc về người dân

Hình 2.7. Ý kiến của người dân về trách nhiệm quản lý rác thải sinh hoạt

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

2.4.3. Nguồn lực thực hiện chính sách

Để thực hiện chính sách cần đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, như: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất,… Trong đó, nguồn lực tài chính được xem là một trong những điều kiện quan trọng

Nguồn tài chính

Như đã phân tích, nguồn tài chính thực thi chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là từ người dân và ngân sách. Kinh phí thu từ người dân để hỗ trợ và trả lương cho công nhân vệ sinh môi trường; kinh phí của ngân sách để đầu tư vào các hạng mục thiết bị, vật tự để phục vụ cho hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường. Do đó, để tăng lương cho công nhân rất khó thực hiện; đòi hỏi phải có giải pháp để có nguồn thu bổ sung đáp ứng yêu cầu hợp lý của công nhân.

Theo các quy định của Nhà nước, trang thiết bị phục vụ thực thi chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động quản lý. Tuy nhiên, phần lớn công nhân cho rằng, trang thiết bị là đầy đủ; Chỉ có số ít công nhân cho rằng cần tăng thêm sự hỗ trợ nhiều hơn từ các xe chuyên dụng như xe ba bánh và ô tô với tải trọng nhỏ để giúp đỡ phần nào công việc của họ. Xe ba bánh và xe chuyên dụng chỉ thỉnh thoảng mới được sử dụng và chỉ sử dụng ở những khu vực ngoài đường lớn, những khu vực đường vào các khu chưa có sự hỗ trợ từ xe này.

Hộp 2.2 Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường về trang thiết bị phục vụ trong công việc


“Các trang thiết bị vật tư cung cấp cho các công nhân vệ sinh môi trường thì đã đáp ứng được yêu cầu của tôi. Tôi cảm thấy những vật dụng đó đủ cần thiết và phù hợp với công việc của tôi. Phần lớn đồng nghiệp của tôi cũng thấy vậy. Tuy nhiên, một số người công nhân làm cùng tôi thì lại thấy cần nhiều sự hỗ trợ từ xe chở rác chuyên dụng hơn, một số xe thì đã bị thủng, có nước thì sẽ bị chảy ra mặt đường. Vậy nên nếu thay bằng xe chuyên dụng chở rác sẽ tốt hơn không thì thay thế những trang thiết bị đã bị hỏng hóc”.

(Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bưởi, 42 tuổi, vào lúc 10h00 ngày 21/12/2020 công nhân vệ sinh môi trường của hợp tác xã Thành Công)

Như đã phân tích, công nhân chưa nhận được mức lương tương xứng với nhiệm vụ phải đảm trách. Điều này được minh chứng qua kết quả điều tra, cho thấy: gần 90% số người được hỏi cho rằng lương được nhận là thấp so với sức lực

và thời gian bỏ ra. Đa số phải làm thêm một việc khác mới đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống; đây chính là nguyên nhân cơ bản không tạo được động lực làm việc cho công nhân; kéo theo sự không hài lòng của người dân mà chủ yếu xuất phát từ sự không tận tâm của người thu gom rác thải. Hệ quả tất yếu là tiêu chí thứ 17 trong Bộ tiêu chí nông thôn mới khó duy trì để đạt được tính bền vững; tiêu chí này cũng là một trong những thách thức để huyện duy trì được thành tích về hoàn thành nông thôn mới, từng bước tiến tới chuẩn nông thôn mới nâng cao.


60


50


Cao Hợp Lý

Thấp

40

30

20

10


0

Ý kiến của công nhân vệ sinh về mức lương được chi trả


Hình 2.8. Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường về mức lương được chi trả

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Mức thu phí

Lệ phí các hộ/tổ chức phải chi trả cho công tác vệ sinh môi trường được Chính phủ quy định, phù hợp với từng lãnh thổ, từng đối tượng. Mức thu phí dựa trên sự ước lượng xả thải của từng hộ gia đình.

Bảng 2.13 Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức


STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Các hộ sản xuất kinh doanh



1.1

Hộ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, buôn




bán, các mặt hàng ăn uống, giải khát, vật




liệu xây dựng (gạch, cát, đá, sỏi...), rau,




quả, thực phẩm tươi sống, kinh doanh hoa




tươi, cơ sở làng nghề



a.

Lượng rác thải ≤1m³/ tháng




Địa bàn xã, thị trấn

Đồng/hộ/tháng

90.000

Lượng rác thải >1m³/tháng

Đồng/m³

208.000


Địa bàn xã, thị trấn

Đồng/tấn

500.000

1.2

Hộ kinh doanh nhỏ lẻ, buôn bán khác

Đồng/hộ/tháng

50.000



Đồng/hộ/ngày

3.000

2.

Trường học, nhà trẻ, khu nội trú, trụ sở làm




việc của các doanh nghiệp, cơ quan hành




chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang,




phòng giao dịch các ngân hàng, các doanh




2.1

nghiệp

Lượng rác thải ≤ 1m3/tháng


đồng/đơn


130.000


2.2


Lượng rác thải > 1m3/tháng

vị/tháng

đồng/m3


208.000



đồng/tấn

500.000

3.

Các tổ chức và cơ sở khác

đồng/m3

208.000



đồng/tấn

500.00

b.

Nguồn: UBND huyện Hoài Đức (2020) Theo quy định, mức thu phí phụ thuộc vào loại nghề nghiệp, kinh doanh hay không kinh doanh, quy mô kinh doanh,… mỗi đối tượng sẽ có mức thu phí riêng, phù hợp. Nguồn thu từ phí vệ sinh môi trường được sử dụng để trả lương và đầu tư các công cụ phục vụ công tác quản lý. Mức thu phí đang có hiệu lực được 75% số phiếu cho là hợp lý. Cũng có một số ít (5%) cho rằng mức phí cao, nguyên nhân chủ yếu của nhận định trên là xuất phát từ sự thiếu tận tâm, thiếu trách nhiệm của công nhân;

còn lại (20%) cho rằng mức phí thấp so với lượng rác thải phát sinh của hộ.

Nhìn chung, mức phí phân loại theo các đối tượng, theo lượng xả thải đang hiện hành phản ánh được tính hợp lý; được người dân hài lòng, đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, tránh được mâu thuẫn trong xã hội.

20%

5%

75%

Cao

Hợp lý Thấp

Hình 2.9. Đánh giá của người dân về mức thu phí vệ sinh môi trường

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

2.4.4. Sự tham gia của người dân

Thái độ, ý thức trách nhiệm của người dân là một yếu tố quan trọng trong công tác QLRTSH; bởi rác thải sinh hoạt được phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình; do đó, nhận thức, hành động của người dân được nâng cao, cải thiện sẽ góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả chính sách và ngược lại.

Bảng 2.14. Nhận thức của hộ dân về tác hại của rác thải sinh hoạt


STT

Tiêu chí

Số hộ

Tỷ lệ (%)

1

Gây ô nhiễm môi trường

6

10,00

2

Ảnh hưởng đến sức khỏe

6

10,00

3

Mất mỹ quan

0

0

4

Tất cả các ý trên

48

80,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Qua bảng trên ta thấy rằng, đa số người dân đều biết về tác hại của RTSH.

80% số hộ dân cho rằng RTSH gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gây mất mỹ quan. Người dân có hiểu biết, nhận thức về vai trò của bảo vệ môi trường; tuy nhiên, hành vi của một số người dân vẫn chưa cao dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường, không đúng nơi quy định hay có hộ để lưu trữ chờ thu gom nhưng không để gọn gàng, động vật tha đi khắp nơi vẫn tồn tại; một số hộ không đóng phí VSMT, …

Bảng 2.15. Phản ứng của hộ dân khi gặp phải tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định

Tiêu chí

Số hộ


Tỷ lệ (%)

Nhắc nhở


24

40,00

Không phản ứng


15

25,00

Báo với chính quyền


15

25,00

Khác


6

10,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Theo kết quả điều tra ở bảng 2.15, phần lớn các hộ đều chọn phương án nhắc nhở và báo với chính quyền địa phương khi gặp phải hành vi vứt rác không đúng nơi quy định. Có 24/60 hộ chọn nhắc nhở với tỉ lệ 40%, số hộ chọn báo với chính quyền là 15/60 hộ tỉ lệ là 25%. Số hộ chọn phương án khác ở đây là 6 hộ với tỷ lệ 10%, qua phỏng vấn một số hộ này cho biết nếu gặp phải hành vi vứt rác bừa bãi họ sẽ lập tức ngăn chặn, dăn đe và yêu cầu vứt đúng chỗ quy định nếu không sẽ báo với chính quyền. Tuy nhiên vẫn còn 25% số hộ trả lời sẽ không phản ứng gì, nguyên nhân là họ ngại va chạm, cả nể nếu gặp phải người quen, hộ cho rằng không ảnh hưởng gì đến mình thì không cần phải phản ứng.

Bảng 2.16. Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường nhận thức của hộ dân với công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Tiêu chí

Số lượng ý kiến

Tỷ lệ (%)

1. Phân loại rác



Có ý thức

8

38,10

Chưa có ý thức

13

61,90

2. Đổ rác đúng nơi quy định



Có ý thức

15

71,43

Chưa có ý thức

6

28,57

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Có 13/21 công nhân VSMT trả lời rằng các hộ dân chưa có ý thức phân loại rác thải, một số công nhân cho biết có hộ đổ thức ăn thừa lẫn túi nilon, hộp nhựa trong thùng rác qua 2 ngày đã bốc mùi nên khi thu gom rất vất vả, mùi khó chịu,

chưa kể tình trạng nước từ rác thải chảy tràn. Tuy nhiên, có nhiều hộ dân rất có ý thức phân loại RTSH nên việc thu gom của các công nhân dễ dàng và sạch sẽ hơn. Về việc đổ rác đúng nơi quy định, có 15/21 công nhân VSMT lựa chọn hộ đã có ý thức, họ cho biết vẫn còn tình trạng rác thải vứt bừa bãi nhưng đã đỡ hơn trước kia, các hộ đã có ý thức để rác vào các vật dụng đựng rác, chỉ ít hộ là chất đống ra mép đường gần nhà đợi công nhân VSMT đi thu.

Tóm lại, qua các phân tích trên ta có thể thấy rằng ý thức của các hộ dân đóng vai trò quan trọng và quyết định trong công tác thu gom, phân loại RTSH. Để công tác QLRTSH của địa phương nói chung và nâng cao ý thức của hộ dân nói riêng được tốt hơn thì cần có sự tham gia và phối hợp giữa các hộ dân, tổ VSMT và chính quyền xã qua các công tác tuyên truyền, vận động và các quy định của địa phương về QLRTSH.

2.5. Đánh giá thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

2.4.1 Kết quả đạt được

- UBND huyện đã khẩn trương triển khai công tác xây dựng Chương trình, kế hoạch thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt, được lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch của địa phương, như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, kế hoạch hoạt động của ngành tài nguyên; xác định rò đây là nhiệm vụ quan trọng gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và xây dựng huyện thành quận. Bộ máy tổ chức thực hiện đã tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể, kèm theo các biện pháp triển khai làm cơ sở cho công tác điều hành, giám sát, đánh giá.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền được quan tâm bằng nhiều hình thức tuyên truyền sinh động hiệu quả, như: xây dựng phóng sự, bài viết có liên quan đến bảo vệ môi trường, các khía cạnh của công tác quản lý rác thải sinh hoạt tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và trên trang thông tin điện tử huyện; qua đó, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và của nhân dân về vai trò của công tác quản lý rác thải sinh hoạt được chuyển biến, có sức lan tỏa sâu rộng và rò nét; vai trò chủ thể của người dân trong thực thi đã từng bước được xác định rò ràng, đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức để cùng chung sức bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022