Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì - 2


quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó, việc xử lý và thu gom RTSH gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường.

Việt Trì là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của toàn tỉnh. Đồng thời Việt Trì cũng là một thành phố đang trên đà phát triển lên đô thị loại I theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, lại là nơi giao nhau của nhiều trục đường nên lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

- thương mại là ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Đây chính là tiềm năng phát triển kinh tế mà chính quyền thành phố đang chú trọng đầu tư khai thác. Đi cùng với sự phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường của thành phố Việt Trì ngày càng gia tăng.

Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì thuộc địa bàn thành phố Việt Trì được thành lập ngay từ những năm đầu của quá trình phát triển đô thị. Thành phố có nhiệm vụ chỉnh trang, phát triển đô thị Việt Trì đạt mục tiêu xanh - sạch - đẹp. Từ nhiều năm nay, tuy công tác quản lý rác thải trên địa bàn đã được công ty triển khai nhưng do ý thức của người dân còn kém, đồng thời lại thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố nên vấn đề giải quyết RTSH của thành phố còn gặp nhiều khó khăn. Vậy thực trạng RTSH hiện nay tại khu vực thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ như thế nào? Chất lượng quản lý RTSH ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi? Hướng khắc phục những tồn tại đó là gì? đang là những vấn đề cần phải có câu trả lời.

Xuất phát từ những thưc tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứ u “Giải

pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì” .


2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng RTSH và công tác quản lý RTSH trên địa bàn công ty phụ trách là thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.bàn trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về RTSH và quản lý RTSH;

- Đánh giá được thực trạng RTSH và công tác quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;

- Đánh giá được chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài có liên quan đến RTSH: Cộng đồng dân cư, các hộ dân, các cửa hàng, trường học, cơ quan hành chính và chợ. Đối tượng trực tiếp chịu trách nhiệm trong công tác quản lý RTSH, đồng thời là các vấn đề về kinh tế, tổ chức liên quan đến chất lượng quản lý RTSH.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Việt Trì và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại tại Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì.


- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì thuộc địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian 2012- 2014, số liệu khảo sát điều tra năm tháng 2/2015.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về RTSH và quản lý RTSH;

- Thực trạng RTSH và quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;

- Thực trạng chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;

- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

4. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh sách bảng biểu, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 03 chương:

Chương I: Cơ sở lý luân rác thải sinh hoạt;

và thực tiễn về rác thải sinh hoạt và quản lý

Chương II: Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu;

Chương III: Kết quả nghiên cứu.


Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT‌


1.1. Cơ sở lý luận về rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt‌

1.1.1. Cơ sở lý luận về rác thải sinh hoạt‌

1.1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt

Có nhiều quan điểm khác nhau về RTSH tùy thuộc vào từng vùng, từng địa phương và từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tổng quát lại RTSH được hiểu là: “Rác thải sinh hoạt là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt động của con người tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn muốn sử dụng nữa”.

Như vậy, RTSH được hiểu là chất thải rắn sinh hoạt: là toàn bộ những loại vật chất do con người loại bỏ trong hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng loài người…). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… [4].

1.1.1.2. Phân loại rác thải sinh hoạt

Các loại RTSH được thải ra từ các hoạt động khác nhau và được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

- Theo vị trí hình thành: Phân ra làm chất thải trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố và chợ…


- Theo thành phần hóa học và vật lý: Phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ; cháy được, không cháy được; kim loại, phi kim…

- Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại RTSH sau:

+ Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…Đặc điểm quan trọng của loại chất thải này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá…ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy.

+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói.

+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người và phân của các động vật khác.

- Theo mức độ nguy hại, RTSH được phân ra các loại:

+ Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng độc hại, chất thải phát sinh ra dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa sức khỏe con người, động vật và thực vật. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu là từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.

Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất gây nguy hại đến môi trường sức khỏe cộng đồng, được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn từ các bệnh viện, trạm xá và các trạm y tế…

Các chất thải nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có đặc tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế các tác động độc hại.

Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại hóa chất như phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.


+ Chất thải không nguy hại: Là những loại chất thải không chứa các chất hoặc các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần [18].

1.1.1.3. Sự hình thành và nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt

a. Sự hình thành RTSH

RTSH được thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường học, các cơ quan Nhà nước…[23].


Nguyên vật liệu

Chất thải


Thu hồi và tái chế

Chế biến lần 2

Chế biến

Tiêu thụ

Thải bỏ

Chất thải



Hình 1.1: Sự hình thành rác thải sinh hoạt‌

( Nguồn: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)


b. Nguồn gốc phát sinh RTSH

Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của các nghành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, cùng với đó là lượng RTSH của các hoạt động này cũng


Cơ quan trường học

Nhà dân, khu dân cư

Khu vui chơi giải trí

Chợ, bến xe, nhà ga

Bệnh viện, cơ sở y tế

gia tăng. RTSH được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu dân cư và các nhà máy, xí nghiệp [23].



Nông nghiệp, các hoạt động xử lý rác thải

Rác thải sinh hoạt

Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp

Giao thông vận tải và xây dựng


Hình 1.2 : Sơ đồ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

( Nguồn: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)


1.1.1.4. Đặc điểm của rác thải sinh hoạt

Thành phần của RTSH được thể hiện trong bảng 1.1.dưới đây:

- Về thành phần: Tùy vào từng khu dân cư khác nhau, mức độ phát triển khác nhau mà thành phần và tính chất của RTSH có khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc nhiều vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45%-60% tổng lượng RTSH; tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo chiếm từ 6%-16%; độ ẩm trung bình của rác thải từ 46%-52%.

- Về tỷ lệ phát sinh RTSH: Lượng RTSH phát sinh, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kinh tế - xã hội. Nói chung thì mức sống càng cao thì lượng RTSH phát sinh càng nhiều. Tại Việt Nam, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt


Nam năm 2009 về chất thải rắn thì lượng RTSH phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 19,5 triệu tấn/năm. Trong đó, lượng RTSH trung bình ở các đô thị lớn vào khoảng 1-1,2 kg/người/ngày, ở các đô thị nhỏ lượng này vào khoảng 0,6-0,8 kg/người/ngày. Đến năm 2013 và đầu năm 2014, tỷ lệ đó tăng lên tương ứng là 1,2-1,5 kg/người/ngày tại các đô thị lớn và 0,9-1,1 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Mức phát sinh rác thải có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động quản lý RTSH tại khu vực đô thị. Do đó, việc giảm phát thải RTSH là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay [23].

Bảng 1.1: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt‌


Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được

a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy.

Các túi giấy, mảnh bìa,

giấy vệ sinh…

b. Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon…

c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm…

Cọng rau, vỏ quả, thân cây, đồ ăn thừa…

d. Cỏ, củi, gỗ, rơm rạ

Các vật liệu, sản phẩm từ gỗ, tre,

rơm.

Đồ dùng bằng gỗ như bàn,

ghế, đồ chơi…

e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ chất dẻo

Túi chất dẻo, chai lọ, các

đầu đồ nhựa…

f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ da và cao su

Bóng, giày, ví, băng cao

su…

2. Các chất không cháy

a. Các kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút.

Vỏ hộp, dây điện, hàng

rào, dao, nắp lọ…

b. Các kim loại phi sắt

Các vật liệu không bị nam châm hút

Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ

đựng…

c. Thủy tin

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng

thủy tinh, bóng đèn…

d. Đá và sành sứ

Bất kỳ các vật liệu không cháy khác

ngoài kim loại và thủy tinh

Vỏ chai, ốc, gạch, đá, đồ

gốm…


3. Các chất hốn hợp

Tất các các vật liệu khác không phân loại trong bản này. Loại này có

thể chia thành hai phần: kích thước lớn và nhỏ hơn 5mm.


Đá cuội, cát, đất, tóc…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì - 2

( Nguồn: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023