- Về tính chất của RTSH: Tính chất của RTSH có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý vì nó quyết định việc lựa chọn các phương pháp quản lý và xử lý rác thải. RTSH có những đặc trưng về tỷ trọng, thành phần, độ ẩm và kích thước. Trong đó:
+ Tỷ trọng cũng như lượng phát sinh rác thải dao động rất lớn giữa các nước khác nhau: Ở các nước đang phát triển có tỷ trọng rác thải cao hơn các nước phát triển. Ở Mỹ, tỷ trọng này là 100 kg/m3, ở Anh là 150 kg/m3, ở Singapore là 175 kg/m3, ở Thái Lan là 250 kg/m3… còn ở Ấn Độ, Việt Nam là 500 kg/m3. Tỷ trọng của RTSH quyết định việc lựa chọn các trang thiết bị vận chuyển, thu gom và xử lý…
+ Độ ẩm và kích thước của RTSH cũng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý rác thải.
+ Thành phần RTSH ở các đô thị khác nhau giữa các quốc gia khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ thể là thành phần trung bình của chất hữu cơ trong rác thải của Mỹ thấp hơn của Việt Nam. Bảng 1.1 sẽ chỉ ra thành phần chất thải rắn của Mỹ, năm 2013.
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Mỹ
Thành phần | Tỷ lệ % theo khối lượng | |
1 | Giấy | 34,2 |
2 | Kính vỡ | 5,2 |
3 | Kim loại | 7,6 |
4 | Nhựa | 11,8 |
5 | Vải, sợi, da, cao su… | 7,6 |
6 | Thực phẩm | 11,9 |
7 | Rác quét sân | 13,1 |
8 | Gỗ | 5,7 |
9 | Các chất hữu cơ khác | 3,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì - 1
- Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì - 2
- Các Phương Pháp Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Rtsh Và Chất Lượng Quản Lý Rtsh
- Đặc Điểm Cơ Bản Của Địa Bàn Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
(Nguồn: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, báo cáo môi trường về chất thải rắn, 2013)
Ở Việt Nam, các đô thị khác nhau thì thành phần và tính chất của chất thải cũng khác nhau. Thể hiện ở bảng 1.3 sau:
Bảng 1.3: Thành phần chất thải sinh hoạt ở một số đô thị Việt Nam
( % theo khối lượng)
Thành phần chất thải | Hà Nội | TP HCM | Hải Phòng | Hạ Long | Bình Dươn g | Bà Rịa- Vũng Tàu | |
1 | Chất hữu cơ, thực phẩm | 49,1 | 60,14 | 53,22 | 53,7 | 69,36 | 69,87 |
2 | Plastic, nilon, nhựa, chai lọ | 15,6 | 3,13 | 8,3 | 8,1 | 6,45 | 2,38 |
3 | Giấy vụn, catton | 1,89 | 5,35 | 6,64 | 12,5 | 5,47 | 4,12 |
4 | Kim loại, vỏ hộp | 6,03 | 1,24 | 0,3 | 0,4 | 1,43 | 0,86 |
5 | Thuỷ tinh, mảnh vỡ TT | 7,24 | 4,12 | 3,75 | 4,7 | 2,24 | 3,47 |
6 | Cao su, giả da | 0,55 | 3,23 | 3,65 | 0,8 | 2,27 | 1,16 |
7 | Các chất nguy hại | 0,9 | 1,27 | 1,75 | 1,1 | 0,23 | 0,14 |
8 | Đất đá, gạch, cành cây | 18,69 | 21,52 | 22,39 | 18,7 | 12,55 | 18 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
(Nguồn: Theo báo cáo của Cục môi trường, 2013)
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại thì những sản phẩm do con người tạo ra ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi. Theo đó, chất thải do con người tạo ra cũng trở nên phức tạp cả về thành phần và tính chất khiến chúng khó xử lý hơn, tính chất độc hại của RTSH ngày càng gia tăng [13].
1.1.1.5. Những tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường
a. Làm ô nhiễm môi trường đất
Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối nhanh chóng trong điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoang chất đơn giản như nước, khí cacbonic. Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2 gây ngộ độc cho môi trường đất. Khi thải ra môi trường một lượng RTSH quá nhiều làm cho môi trường đất quá tải, không kịp
làm sạch và tiêu hủy hết các chất thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt trong đất [1, 4].
b. Làm ô nhiễm môi trường nước
Các loại RTSH nếu là rác hữu cơ, trong môi trường nước sẽ được phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước.
Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và độc nhất. Bên cạnh đó còn có bao nhiêu là vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Các loại RTSH phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong đất và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn môi trường nước. Sau đó quá trình ôxy hóa có ôxy và không có ôxy xuất hiện gây nhiễm bẩn cho môi truờng nước. Những loại rác thải độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ còn nguy hiểm hơn [1, 4]..
c. Làm ô nhiễm môi trường không khí
Các loại RTSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (350C và độ ảm 70 - 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí [1, 4].
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý RTSH và chất lượng quản lý RTSH
1.1.2.1. Cơ sở lý luận về quản lý RTSH
a. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm quản lý rác thải và hoạt động quản lý RTSH:
+ Quản lý rác thải: là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu rác thải. Quản lý rác thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quản lý rác thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong rác thải. Quản lý rác thải có thể bao gồm chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau [1, 3].
+ Hoạt động quản lý RTSH: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý RTSH nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người [1, 3].
- Một số khái niệm liên quan:
+ Thu gom rác RTSH: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời RTSH tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
+ Vận chuyển RTSH: là quá trình chuyên chở RTSH từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là nơi lưu giữ, xử lý, chôn lấp các loại RTSH được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Xử lý RTSH: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong RTSH; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong RTSH.
Xử lý RTSH là biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Mục tiêu của xử lý RTSH là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải [1, 3].
b. Nguyên tắc quản lý rác thải sinh hoạt
Theo nghị đinh 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì hiện nay công tác quản lý RTSH phải theo nguyên tắc sau:
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- RTSH phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng rác thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý RTSH.
RTSH sau khi thải ra môi trường sẽ được đội ngũ công nhân chịu trách nhiệm gom nhặt, tách và lưu trữ tại nguồn. Mục đích của giai đoạn này là phân loại được các loại RTSH nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong rác thải mà chúng ta có thể sử dụng được, hạn chế việc khai thác các tài nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng RTSH phải vận chuyển và xử lý.
Những loại RTSH sau khi phân loại nếu không còn giá trị thu hồi thì sẽ được thu gom lại vận chuyển đến nơi tiêu hủy.Với những loại RTSH vẫn còn có giá trị sử dụng thì sẽ được đưa vào xử lý, tái chế. Đây là một việc làm có ý nghĩa rất lớn tới kinh tế - xã hội và môi trường.
Tiếp tục quá trình này, những loại RTSH bị loại bỏ cuối cùng sẽ được đem đi tiêu hủy [7].
c. Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt
Bộ khoa học công nghệ & MT
Bộ xây dựng
UBND thành phố
Sở GTCC
Sở khoa học công nghệ & Môi trường
Hiện nay hệ thống quản lý RTSH đô thị ở Việt Nam có thể được minh hoạ bằng hình 1.3 dưới đây:
UBND cấp dưới
Công ty môi trường đô thị
Nguồn phát sinh CTR
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH ở Việt Nam
(Nguồn: Grontmij, Carl Bro, ICP, 2008)
Mỗi một cơ quan, ban nghành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong hệ thống quản lý RTSH, trong đó:
- Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.
- UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, sở khoa học công nghệ và môi trường, và sở giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về bảo vệ môi trường của Nhà nước.
- Công ty Môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý RTSH, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được sở giao thông công chính thành phố giao [14].
d. Các công cụ quản lý môi trường và rác thải sinh hoạt
Công cụ quản lý môi trường và RTSH là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý môi trường nói chung và quản lý RTSH nói riêng có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:
* Công cụ pháp lý:
Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng một số công cụ pháp lý sau trong công tác quản lý môi trường nói chung và RTSH nói riêng:
- Luật quốc tế về môi trường: là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia với tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia.
- Luật môi trường quốc gia: là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau, nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.
- Quy định: là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa hoặc hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do Chính phủ trung ương hay địa phương, do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành.
- Quy chế: là các quy định về chế độ, thể lệ tổ chức quản lý RTSH chẳng hạn như quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, Bộ, Sở khoa học công nghệ và môi trường…
- Chính sách về chất thải: giải quyết những vấn đề chung nhất về quan điểm quản lý chất thải, về các mục tiêu bảo vệ môi trường cơ bản cần giải quyết trong một giai đoạn dài 10 – 15 năm và các định hướng lớn thực hiện mục tiêu, chú trọng việc huy động các nguồn lực cân đối với các mục tiêu về bảo vệ môi trường.
- Chiến lược trong quản lý chất thải: là sự cụ thể hóa chính sách ở một mức độ nhất định. Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách xác định và các nguồn lực để thực hiện chúng; trên cơ sở đó lựa chọn các mục tiêu khả thi, xác định phương hướng, biện pháp thực hiện mục tiêu [1, 4].
* Công cụ kinh tế:
Có rất nhiều công cụ kinh tế trong quản lý rác thải nói chung và RTSH nói riêng, nhưng dựa vào phạm vi nghiên cứu và mục tiêu của đề tài, tôi chỉ đưa ra một số công cụ liên quan như dưới đây:
- Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): Phí người dùng được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý RTSH ở các đô thị. Chúng được coi là những khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội của các ảnh hưởng môi trường.
- Phí đổ bỏ: Các phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của những phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải như giảm bớt chất thải, tái chế, và đốt là các phương pháp thân thiện với môi