Hiện Trạng Phân Loại, Thu Gom Và Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Huyện Đất Đỏ


khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Theo báo cáo công tác thu gom rác thải của huyện Đất Đỏ (2016) đã chỉ ra rằng khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn 08 xã, thị trấn đạt trung bình 45 tấn rác/ngày. Như vậy, môi trường là một trong những vấn đề trọng tâm của huyện Đất Đỏ trong quá trình xây dựng và phát triển huyện theo Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

3.1.2 Hiện trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ

Với tổng số dân trên toàn huyện là 70.568 dân, tập trung chủ chủ yếu tại thị trấn Phước Hải và thị trấn Đất Đỏ, lượng rác thải phát sinh trên toàn huyện là khoảng 45 tấn rác/ngày, nhưng số hộ dân đăng ký đổ rác với Công ty Công trình đô thị huyện Đất Đỏ chỉ 991 hộ, khối lượng rác thải thu gom chỉ 35 tấn/ngày.

Với lượng rác thải lớn, nhưng số hộ đăng ký đổ rác tại các địa phương rất ít, lượng rác thải phát sinh còn lại người dân tự xử lý, hoặc bỏ không đúng nơi quy định, sẽ làm phát sinh các bãi rác mới.

Trách nhiệm trong công tác xử lý rác thải phần lớn thuộc về các cấp chính quyền, công ty vệ sinh môi trường và nhóm tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn ấp. Hiện nay, công tác xử lý rác thải trên địa bàn huyện được Công ty công trình đô thị huyện vận chuyển về khu xử lý rác thải tập trung tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành (cách huyện Đất Đỏ khoảng 32 km về hướng Tây Bắc). Đồng thời, hiện nay, Công ty Công trình đô thị huyện Đất Đỏ được đầu tư 3 xe ép rác tải trọng 7 tấn mỗi xe, số công nhân thu gom rác chỉ có 5 người gồm: 2 tài xế và 3 người theo xe lấy rác. Bắt đầu lấy rác từ lúc 5 giờ sáng đến khi hoàn tất công việc thu gom rác trong ngày. Tại các địa phương chỉ có thị trấn Phước Hải có 6,0 nhân công thu gom rác, và xã Lộc An có 1,0 người lái xe máy cày thu gom.

Lượng rác thu gom được tập kết tại 02 trạm trung chuyển rác trên địa bàn huyện Đất Đỏ sau đó được xe chở rác của Công ty công trình đô thị huyện vận chuyển về khu xử lý rác tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành. Tuy nhiên, về lâu dài, quá trình vận chuyển xử lý rác trên quả đường xa sẽ tốn rất nhiều chi phí và như thế chi phí thu gom rác sẽ tăng cao đối với các hộ dân. Do đó, hiện nay, trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trường đầu tư cho huyện triển khai xây dựng một khu xử lý rác thải tập trung có quy mô lớn với tổng diện tích khoảng 58 ha nằm trên địa bàn xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ.


Nhìn chung, các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác đang được thực hiện khá đồng đều trên địa bàn huyện Đất Đỏ. Tuy nhiên, cách thức tiến hành thu gom và xử lý rác thải vẫn còn có các tồn tại gây khó khăn trong công tác thu gom và xử lý rác thải hiện nay như sau:

- Các hộ dân không tập trung, phân bố rải rác nên chỉ thu gom rác tại các tuyến lộ chính, còn các tuyến đường nông thôn không thể thu gom.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Một bộ phận dân cư có ý thức kém trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thói quen bỏ rác bừa bãi, không đúng giờ, đúng nơi quy định, đồng thời hình thành các bãi rác không được thu gom làm mất mỹ quan đô thị.

- Việc đầu tư các trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác chưa đủ, lực lượng nhân công thu gom ít, nên công tác thu gom chưa bao quát hết khu vực.

Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 4

- Diện tích bãi rác tạm ngày càng bị thu hẹp, lượng rác phát sinh ngày càng nhiều nhưng chưa có nhà máy xử lý, giải pháp chôn lấp rác chỉ là tạm thời, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

- Lịch trình thu gom rác của Công ty Công trình đô thị huyện còn thưa, dẫn đến việc tồn đọng rác thải gây mùi khó chịu nơi để rác.

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Quy trình nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các mặt cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chất lượng của công trình nghiên cứu. Các dữ kiện thu thập được qua các phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp quan sát, sau khi đã sàng lọc thường được xử lý ở dạng định lượng theo phương pháp thống kê… Xử lý các thông tin rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị. Quy trình nghiên cứu của đề tài được tóm tắt qua sơ đồ sau:


Xác định mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Thu thập thông tin sơ bộ cấp


Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên

quan

Xây dựng mô hình nghiên cứu Xác định mẫu nghiên cứu

Xây dựng và thu thập số liệu bằng phiếu điều tra


Phân tích kết quả khảo sát


Đề xuất hàm ý chính sách

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Hai phương pháp chính được ứng dụng trong bài là phương pháp định tính và định lượng. Chi tiết về quy trình thực hiện các phương pháp như sau:

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp định tính được tiến hành nhằm có cái nhìn tổng quan về thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó, mô hình nghiên cứu được thiết kế thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt.

Để thực hiện theo quy trình, trước tiên cần tìm hiểu và nghiên cứu tại các nguồn dữ liệu, đọc hiểu và tham khảo các số liệu thứ cấp từ các báo cáo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ, các bài báo trên các tạp chí trong nước cũng như các nghiên cứu trước đây để có thêm tư liệu liên quan đến đề tài. Tiếp đến, các kỹ thuật thu thập thông tin được áp dụng: bảng câu hỏi chi tiết gửi đến có hộ dân nhằm xác định nhu cầu thông tin, trong đó bảng câu hỏi được thiết kế bảo đảm tính đơn giản, dễ hiểu và dễ trả lời.


3.2.1.2 Phương pháp phân tích định lượng

Phương pháp định lượng chủ yếu được sử dụng là phương pháp khảo sát với công cụ thu thập dữ liệu là bảng khảo sát. Phương pháp này không quá tốn kém về chi phí và thời gian, và phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu.

Cấu trúc bảng khảo sát bao gồm: các thông tin cá nhân (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nhân khẩu, thu nhập...), mức giá, khối lượng rác, phân loại rác và thu gom rác thải sinh hoạt của công ty môi trường.

3.2.2 Mẫu nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu trong đề tài là phương pháp phi xác suất theo hạn ngạnh, vì điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí. Tổng số quan sát trong đề tài là 500 phiếu điều tra. Tiêu chuẩn lấy mẫu là các hộ dân trên địa bàn 06 xã, 02 thị trấn trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên kích cỡ mẫu được chọn thuận tiện từ danh sách các hộ dân đến khi đủ kích thước 500 mẫu/578 mẫu. Thời gian phát phiếu điều tra và thu thập: từ ngày 15/8/2017 đến ngày 30/11/2017.

3.2.3 Tiến hành thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Trên cơ sở 500 phiếu phát ra trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

Bước 1: Sau khi hình thành khung phân tích nghiên cứu hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mà trực tiếp là huyện Đất Đỏ. Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Word 2013 để thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bảng câu hỏi.

Bước 2: Thông qua UBND các xã, thị trấn của huyện Đất Đỏ, tác giả gửi bản hỏi cho các hộ dân thông qua khu vực trưởng khu dân cư đồng thời có giải thích rõ ràng cách trả lời trong tài liệu gửi kèm, cũng như giải thích cho các cán bộ, hộ dân cũng như ở bản tin nội bộ tại nhà văn hóa của khu dân cư.

Bước 3: Tiến hành nhận lại các phiếu hỏi đã được trả lời và kiểm tra kết quả nội dung trả lời của các hộ dân; đối với các trường hợp chưa rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời; tác giả sẽ tiến hành loại trừ hoặc gặp trực tiếp hộ để trao đổi thông tin.

Tóm tắt Chương 3


Trong chương 3 cho ta thấy được tổng quan sơ nét về huyện Đất Đỏ, vấn đề về rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện vẫn còn ở con số khá cao. Trên cơ sở hiện trạng tại huyện Đất Đỏ, đề tài đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu để đánh giá lại sự tham gia của người dân trên địa bàn huyện về hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt và mức độ tham gia của các hộ đối với hoạt động này.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 đánh giá quá trình trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý rác thải của người dân trên địa bàn huyện huyện Đất Đỏ; phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia và quá trình thu gom của công ty dịch vụ môi trường. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đóng phí vệ sinh môi trường của người dân trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó, đưa ra kết luận và khuyến nghị để góp phần giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt đây ra, góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đất Đỏ.

4.1 Thực trạng sự tham gia của người dân vào quá trình trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện Đất Đỏ

Qua kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn huyện Đất Đỏ là một quá trình tổng hợp nhiều quy trình nối tiếp nhau, trong đó hoạt động phân loại chiếm 18%, thu gom rác thải tại khu dân cưchiếm 36% và tập kết rác ra vị trí tập trung rác thải của các khu phố chiếm 46% trong tổng số 500 phiếu được điều tra là ba quy trình biểu hiện rõ nhất trong hoạt động quản lý rác thải hiện nay trên địa bàn huyện được thể hiện tại hình 4.1.


18%


46%


36%


Phân loại rác thải

Thu gom rác thải tại khu dân cư

Tập kết rác ra vị trí tập trung rác thải của các khu phố

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.1 Những hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn huyện Đất Đỏ

Tại đây, người dân sẽ trực tiếp tiến hành phân loại rác tại hộ gia đình, sau đó thu gom lại và đem rác ra nơi tập trung của từng địa phương trong huyện. Trong mục này,


tác giả sẽ tìm hiểu thực trạng và mức độ tham gia trực tiếp của người dân trong các quy trình phân loại, thu gom và xử lý rác tại khu dân cư.

Mặc khác, đối với hoạt động phân chia rác thải thì người dân trên địa bàn huyện ngoài những hoạt động trên thì trong quá trình quản lý, xử lý rác thải của người dân còn có một số người chủ động nhận biết được các loại rác thải có thể tái chế, rác không thể tái chế. Cụ thể, qua kết quả đánh giá trong 500 người dân sinh sống trên địa bàn huyện được thể hiện trong hình 4.2 thì có 52% người dân nhận biết được là rác thải nào có thể tái chế, 23% là nhận biết được là rác không thể tái chế và 25% là số người dân không phân biệt được rác thải nào có thể tái chế và không thể tái chế.

Rác có thể tái chế

Rác không thể tái chế Không biết


25%


52%


23%

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.2 Thực trạng người dân phân chia các loại rác thải


4.1.1 Phân loại rác thải

Phân loại rác thải là một trong những hoạt động quan trọng và cần thiết của quá trình quản lý rác thải, bởi lẽ rác thải nếu được phân loại đúng cách thành rác vô cơ và rác hữu cơ sẽ trở thành nguồn tài sản quý giá đối với mỗi quốc gia, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian và kinh phí cho quá trình tái chế và xử lý rác thải. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy hoạt động phân loại rác thải chưa được triển khai rộng rãi, có hệ thống và đúng cách thức. Hoạt động này chủ yếu được thực hiện tự phát tại các hộ dân. Thực trạng cách thức phân loại rác thải trên địa bàn huyện Đất Đỏ được thể hiện cụ thể trong hình 4.3.



343

356

157

45

13

Phân loại thành rác tái Các chai lọ nhựa/giấy Để các loại có chứa Phân loại thành rác Không thực hiện phân chế và rác không thể báo để bán, còn lại đổ chất độc hại riêng, còn hữu cơ và rác vô cơ loại rác

tái chế ra xe đẩy chở rác lại đổ ra xe đẩy chở rác

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.3 Thực trạng cách thứcphân loại rác thải tại hộ gia đình

Đối với huyện Đất Đỏ, thông tin từ các hộ khảo sát cho thấy có đến 356 người cho rằng các chai lọ nhựa/giấy báo để bán, còn lại đổ ra xe đẩy chở rác, 343 người là phân loại thành rác tái chế và rác không thể tái chế, 157 người không thực hiện phân loại rác, 45 người để các loại có chứa chất độc hại riêng, còn lại đổ ra xe đẩy chở rác, 13 người phân loại thành rác hữu cơ và rác vô cơ trong tổng số 500 người được điều tra.

Hình thức phân loại rác “bỏ riêng chai lọ nhựa, giấy báo bìa để bán, còn lại được để chung vào một túi” là hình thức phân loại khá phổ biến không chỉ trong địa bàn nghiên cứu mà còn trong nhiều vùng miền khác ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ yếu tố tiết kiệm, và để có thêm nguồn thu kinh tế, nhiều chai lọ nhựa hay giấy báo bìa, sách vở cũ được người dân tích góp lại đem bán. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân vẫn duy trì hình thức phân loại rác thải theo rác tái chế và rác không thể tái chế. Đây là hình thức phân loại rác đúng quy cách, tuy nhiên hình thức này mới chỉ được thực hiện thí điểm tại một khu phố của thị trấn Đất Đỏ. Ngoài ra, số lượng người dân chọn cách phân loại “rác hữu cơ và rác vô cơ” hay “bỏ riêng rác độc hại còn lại cho chung vào một túi” chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số mẫu điều tra.

Những số liệu thu thập được đã phản ánh thực trạng hoạt động phân loại rác thải tại hộ gia đình hiện nay. Có thể thấy, hoạt động này đã được thực hiện tại các hộ gia đình. Người dân đã có thói quen lọc ra các chai lọ nhựa đem bán cho những ngườithu mua phế liệu. Tuy nhiên, hoạt động phân loại rác này mới chỉ dừng lại là một thói quen,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022