Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh bắc Hà Nội - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI


Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Phương Mai Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Minh Thùy

Mã sinh viên : A17767

Chuyên ngành : Tài chính–Ngân hàng


H À NỘI - 2013



LỜI CẢM ƠN

Để có hoàn thành tốt bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.s Nguyễn Phương Mai là người đã trực tiếp hướng dẫn em rất tận tình, chu đáo trong suốt quá trình em thực hiện luận văn này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn kinh tế cùng các cán bộ và nhân viên của phòng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội đã cho em cơ hội làm việc với Chi nhánh để hoàn thành tốt bài khóa luận của em.

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2013 Sinh viên

Đỗ Thị Minh Thùy


LỜI MỞ ĐẦU

MỤC LỤC


TRANG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1

1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của DNVVN 1

1.1.1 Khái niệm và phân loại DNVVN 1

1.1.1.1 Khái niệm DNVVN 1

1.1.1.2 Phân loại DNVVN 1

1.1.2 Các đặc điểm của DNVVN 2

1.1.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế 3

1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNVVN 5

1.2.1 Khái niệm về cho vay và các nguyên tắc cho vay 5

1.2.1.1 Khái niệm về cho vay 5

1.2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay 5

1.2.2 Các phương thức cho vay đối với DNVVN 6

1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay 9

1.2.3.1 Đối với DNVVN 9

1.2.3.2 Đối với ngân hàng 10

1.3 Đánh giá chất lượng cho vay đối với DNVVN 10

1.3.1 Quan niệm về chất lượng cho vay 10

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay 11

1.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính 11

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng 12

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay đối với DNVVN 16

1.4.1 Các nhân tố khách quan 17

1.4.2 Các nhân tố chủ quan 18

1.4.2.1 Từ phía khách hàng là các DNVVN 18

1.4.2.2. Từ phía ngân hàng 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI – NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 21

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bắc Hà Nội 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Bắc Hà Nội 21

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 23


2.1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban: 23

2.1.2 Đặc điểm môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội 25

2.1.2.1 Thuận lợi 25

2.1.2.2 Những khó khăn: 26

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – Bắc Hà Nội trong năm 2011 và 2012 26

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 28

2.1.3.2 Hoạt động cho vay 30

2.2 Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Công thương Bắc Hà Nội giai đoạn năm 2011-2012 31

2.2.1 Quy trình và các sản phẩm cho vay đối với DN tại CN 31

2.2.1.1 Quy trình cho vay đối với DN tại CN 31

2.2.2 Các sản phẩm cho vay đối với DNVVN của CN 35

2.2.3 Doanh số cho vay đối với DNVVN giai đoạn 2011-2012 36

2.2.4 Doanh số thu nợ đối với DNVVN giai đoạn 2011-2012 37

2.2.5 Cơ cấu cho vay đối với DNVVN giai đoạn 2011-2012 39

2.2.5.1 Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN phân theo kỳ hạn 40

2.2.5.2 Cơ cấu dư nợ với DNVVN phân theo ngành nghề 41

2.2.5.3 Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp 42

2.2.6 Tỷ lệ nợ qúa hạn 43

2.2.6.1 Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNVVN theo loại hình doanh nghiệp 46

2.2.6.2 Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo ngành nghề 47

2.2.6.3 Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo kỳ hạn cho vay 48

2.2.6.4 Tỷ lệ nợ nợ xấu trên nợ quá hạn 49

2.2.7 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tại CN Bắc Hà Nội năm 2011-2012 49

2.2.7.1 Vòng quay vốn tín dụng 49

2.2.7.2: Hiệu suất sử dụng vốn 50

2.2.7.3 Lợi nhuận từ cho vay DNVVN 51

2.3 Đánh giá chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh năm 2011-2012. 52

2.3.1 Những kết quả đạt được 52

2.3.1.1.Trên phương diện định tính 52

2.3.1.2 Trên phương diện định lượng: 53

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động cho vay DNVVN 53

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 54

2.3.3.1 Từ phía Ngân hàng 54

2.3.3.2. Từ phía khách hàng (DNVVN) 54

2.3.3.3 Từ phía nền kinh tế 55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH VIETINBANK - BẮC HÀ NỘI 56

3.1 Định hướng phát triển của Vietinbank- Bắc Hà Nội trong vài năm tới 56

3.1.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Bắc Hà Nội trong những năm tới 56

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Bắc Hà Nội 57

3.2.1 Tăng cường hiệu quả huy động vốn 57

3.2.2 Xây dựng chính sách cho vay phù hợp 58

3.2.3 Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt 59

3.2.4 Hoàn thiện quy trình vay vốn 61

3.2.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng 61

3.2.6 Nâng cao công tác đánh giá rủi ro đối với DNVVN 62

3.2.7 Tăng cường công tác Marketing 64

3.2.8 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 64

3.2.9 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 65

3.3 Một số kiến nghị 66

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước 66

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 67

3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 68

3.3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 68

3.3.3.2 Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Bắc Hà Nội 69

3.3.4 Kiến nghị đối với các DNVVN 70

KẾT LUẬN



DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

CN Chi nhánh

DN Doanh nghiệp

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NH Ngân hàng

NHCT Ngân hàng công thương

NHTM Ngân hàng thương mại

TCTD Tổ chức tín dụng

TMCP Thương mại cổ phần

VNĐ Việt Nam Đồng

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TRANG


Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam 2

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank – Bắc Hà Nội 26

Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động huy động vốn của Vietinbank – Bắc Hà Nội ..28 Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động cho vay của Vietinbank – Bắc Hà Nội 30

Bảng 2.4: Doanh số cho vay DNVVN của Vietinbank- Bắc Hà Nội 36

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ của DNVVN 37

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay đối với các DNVVN tại Vietinbank – Bắc Hà Nội 39

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo kỳ hạn tại Vietinbank – Bắc Hà Nội ..40 Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành nghề 41

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp 42

Bảng 2.10:Tình hình nợ quá hạn của DNVVN tại Vietinbank – Bắc Hà Nội phân theo nhóm nợ 44

Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn phân theo ngành nghề 47

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn theo kỳ hạn 48

Bảng 2.13.: Vòng quay vốn tín dụng của hoạt động cho vay DNVVN 49

Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn 50

Bảng 2.15: Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay DNVVN 52

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương CN Bắc Hà Nội:.23 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại CN – ngân hàng Vietinbank 31

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nợ quá hạn của DNVVN theo loại hình doanh nghiêp 46

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận từ cho vay DNVVN qua các năm 51



LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế vào năm 1986 cho đến nay, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và đầy triển vọng. GDP không ngừng được cải thiện, đời sống của người dân ngày càng nâng cao hơn, và trên hết vị thế về kinh tế, chính trị của Việt Nam đã được biết đến và khẳng định trong mắt các nước ở khu vực và trên thế giới. Trong bước chuyển mình và phát triển đó, thì sự đóng góp của Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất đáng kể. Đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, với sự năng động, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, và số lượng đông đảo của mình đã góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập quốc dân (GDP), giảm lạm phát, giải quyết vấn đề việc làm, giúp thực hiện điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô,... Mặc dù vậy, trong điều kiện nền kinh tế thực hiện hội nhập hóa và toàn cầu hóa một cách toàn diện như hiện nay, thì các Doanh nghiệp ở Việt Nam đã phải đối diện với những thách thức, khó khăn vô cùng lớn. Đó là sự thiếu hụt về vốn, sự lạc hậu về công nghệ, sự kém cạnh tranh trong mẫu mã, chất lượng sản phẩm, và sự thiếu linh hoạt, chất lượng lao động còn thấp.

Nhận thấy nhu cầu vay vốn từ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội đã có những chiến lược nhằm thu hút và đẩy mạnh hoạt động cho vay với đối tượng này. Tuy nhiên, quá trình cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là chất lượng của hoạt động cho vay còn chưa cao. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay đối với loại hình Doanh nghiệp này là điều cần thiết để qua đó ngân hàng có thể mở rộng tổng dư nợ cho vay và Doanh nghiệp có thể có những khoản vốn cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Từ những vai trò và yêu cầu cấp thiết nói trên, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội” để làm để tài cho khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và thực trạng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động cho vay của ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2011 và năm 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được dựa trên phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu và kết hợp dùng số liệu phân tích. Khóa luận đã đánh giá một cách tổng quát về hoạt động và thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu kinh tế nhằm tìm ra những vấn đề có liên quan đến chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó có thể đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng.

5. Kết cấu khóa luận gồm

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đoạn văn gồm 3 chương:

-Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay và chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

-Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

-Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của DNVVN

1.1.1 Khái niệm và phân loại DNVVN 1.1.1.1Khái niệm DNVVN‌

Theo Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29-11-2005, tại Việt Nam là “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.”

Khái niệm DNVVN hiện nay ở các nước trên thế giới chỉ mang tính chất tương đối về thời gian lẫn không gian. Quy mô DNVVN ở các nước thì khác nhau và có thể, quy mô DNVVN ở Mỹ, Nhật Bản, Pháp lớn hơn quy mô DNVVN ở Việt Nam, và quy mô DNVVN ở một nước tại thời điểm hiện tại có thể lớn hơn quy mô của DNVVN tại nước đó vào thời kì trước đó.

Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009 NĐ – CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ Về trợ giúp phát triển DNVVN thì DNVVN được định nghĩa là: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. (Các tiêu chí về tổng tài sản và số lao động bình quân của DNVVN được thể hiện cụ thể trong bảng 1.1)

Malaysia, công ty phát triển DNVVN (SMIDEC) – một cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế đã đưa ra một định nghĩa về DNVVN, dần dần được chấp nhận một cách rộng rãi. Theo đó, DNVVN được định nghĩa là một công ty, một xí nghiệp hay một DN có doanh thu hàng năm vào khoảng 25 triệu Ringit (tương đương 6,6 triệu USD) và không có quá 150 công nhân làm việc cả ngày.

Như vậy trong khóa luận này nói đến DNVVN là ta đang nói đến các DN được phân loại theo tiêu thức quy mô DN.

1.1.1.2 Phân loại DNVVN

Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới (World Bank) và Công ty tài chính Quốc tế (IFC) năm 2003, các DNVVN được phân chia theo quy mô như sau:

Doanh nghiệp vô cùng nhỏ (Micro - enterprise): Có đến 10 lao động, tổng tài sản không quá 100.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD.


1

Doanh nghiệp nhỏ (Small - enterprise): Có không quá 50 lao động, tổng tài sản có giá trị không quá 3.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000 USD.

Doanh nghiệp vừa (Medium - enterprise): Có không quá 300 lao động, tổng tài sản có giá trị không quá 15.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá

15.000.000 USD.

Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, người ta có những tiêu chí để phân loại và xác đinh DNVVN khác nhau.

Ở Việt Nam, DNVVN được chia theo tiêu chí vốn sản xuất và lao động. Cụ thể:

Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam


Quy mô


Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

1.Nông, lâm nghiệp và thủysản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷđồng

từ trên 200 người đến 300 người

2.Công nghiệp và xâydựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷđồng

từ trên 200 người đến 300 người

3. Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷđồng

từ trên 50 người đến 100 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh bắc Hà Nội - 1

(Nguồn: Nghị định số 56/2009 NĐ – CP ngày 30/06/2009 )

1.1.2 Các đặc điểm của DNVVN

DNVVN chiếm số lượng đông đảo, rất đa dạng về ngành nghề và quy mô, tuy nhiên, có thể kể ra một số đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy của các DNVVN:

Thứ nhất, DNVVN có quy mô vốn và năng lực tài chính thấp.

Đây là đặc điểm nổi bật nhất của các DNVVN. Các DNVVN có quy mô vốn ban đầu thấp cho nên khả năng huy động vốn theo đó cũng sẽ không được cao, gây khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Từ vốn ban đầu thấp ảnh hưởng tới quy mô đầu tư trang thiết bị của doanh nghiệp, khả năng đầu tư chiều sâu,..và nhiều yếu tố khác.



2


Thứ hai, DNVVN sử dụng những công nghệ và thiết bị lạc hậu.

Đặc điểm trên cũng xuất phát từ quy mô vốn thấp của các DNVVN. Việc đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại cần sử dụng số vốn lớn. Việc đầu tư nâng cấp các thiết bị máy móc đã lỗi thời cũng cần có khả năng tài chính tốt, cho phép đầu tư lâu dài. Trong khi đó ở Việt Nam, nguồn vốn đầu tư vào các công nghệ là nguồn vốn mà các DNVVN khó có khả năng tiếp cận được. Ngoài ra, để có thể thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh cao độ như hiện nay, các DN phải thường xuyên thay đổi công nghệ, máy móc, thiết bị, các phương pháp, bí quyết sản xuất. Thế nhưng hầu hết công nghệ đang được sử dụng trong các DNVVN ở Việt Nam hiện được đánh giá là lạc hậu, do không có kiến thức trong lựa chọn, mau và chuyển giao công nghệ.

Thứ ba, trình độ quản lý còn thấp.

Các nhà quản lý DNVVN thường chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu hiểu biết đầy đủ về quản trị doanh nghiệp dẫn đến nhiều giám đốc DN không thể lập được kế hoạch tài chính, không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

Ngoài ra, các DNVVN còn có nguồn lao động chất lượng được đánh giá là thấp và ít. Nguyên nhân là do các DNVVN không có khả năng thu hút các nhân lực có chất lượng cao do điều kiện làm việc và chế độ làm việc ở các DNVVN không đáp ứng được mức lương thưởng như tại các DN lớn.

Thứ tư, khả năng tiếp cận thông tin kém.

Việc thiếu những thông tin về nhu cầu thị trường, về thiết bị, nguyên vật liệu...đã khiến cho sức cạnh tranh của các DNVVN yếu đi. Hơn nữa, hoạt động thiếu thông tin khiến cho quá trình sản xuất kinh doanh không mang tính định hướng chính xác.

Thứ năm, cơ cấu tổ chức đơn giản, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên ít.

Phần lớn các DNVVN ở Việt Nam là các công ty gia đình, hoạt động theo mô hình tự quản, các cấp quản lý từ giám đốc tới kế toán trưởng và trưởng phòng các ban (nếu có) là một người nào đó có mối quan hệ trong gia đình, chưa qua trường lớp đào tạo cơ bản về kĩ năng quản lý và cả kinh doanh, chỉ điều hành DN theo kinh nghiệm, lao động làm việc trong các DNVVN chủ yếu là các lao động thủ công, tay nghề thấp. Do đó, thường các DNVVN hay xảy ra những sự kiện đáng tiếc như vi phạm quy định nhà nước và các thông lệ quốc tế một cách không cố ý, hoạt động kinh doanh không hiệu quả dẫn đến phá sản. Lợi thế mang lại của đặc điểm này đó là DNVVN linh hoạt, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

1.1.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế

DNVVN chiếm đông đảo trong hệ thống các DN hoạt động theo pháp luật. Và tại mỗi nền kinh tế, quốc gia hay vùng lãnh thổ, các DNVVN giữ vai trò ở những mức độ khác nhau nhưng tựu chung lại đều có những vai trò tương đồng sau:

3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2022