Phát Huy Dân Chủ Trong Bổ Nhiệm Và Luân Chuyển Cbql

Để việc thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt, cần có sự chỉ đạo cụ thể của Huyện ủy, UBND huyện; có sự phối hợp tốt giữa Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ trong việc triển khai nhiệm vụ.

3.2.4.4. Những điều kiện thực hiện giải pháp

Xây dựng một số chính sách ưu đãi của địa phương đối với cán bộ, nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi để CBQL nhà trường phát huy năng lực phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như các nhiệm vụ chính trị khác tại địa phương. Phối kết hợp chặt chẽ Cấp ủy, Chính quyền địa phương để nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của địa phương cũng như của đội ngũ CBQL.

3.2.5. Phát huy dân chủ trong bổ nhiệm và luân chuyển CBQL

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường “nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục qui định theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường” [4]. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phát huy được quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành giải pháp

Luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học là chủ trương lớn của Đảng, việc này nhà giáo, cán bộ công chức cần được biết, trực tiếp tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ.

Thứ nhất công khai tiêu chuẩn CBQL trường học:

Yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi CBQL trường học phải có những tiêu chuẩn mới, ngày càng cao. Tiêu chuẩn đó phải được công khai cho toàn thể cán bộ, giáo viên biết. Hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta đã tiến hành xây dựng được chuẩn ngạch bậc

cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS với những tiêu chuẩn cụ thể bao gồm ba lĩnh vực: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; Kiến thức và Kỹ năng sư phạm. CBQL trước hết phải đạt được những chuẩn đó nhưng với những phẩm chất và năng lực vượt trội, hơn hẳn giáo viên. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng phải hội tụ được các tiêu chuẩn:

Về phẩm chất: Có lập trường tư tưởng, bản lĩnh, vững vàng, đạo đức tốt, yêu nghề, sống trung thực, mạnh dạn đổi mới, không cơ hội, không tham nhũng, đấu tranh chống tiêu cực, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng đoàn kết, tập hợp nội bộ giáo viên và công nhân viên trong trường, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, hăng say công tác, năng động, sáng tạo trong công việc, có tác phong mẫu mực, có uy tín với tập thể.

Về trình độ: CBQL trường mầm non, trường tiểu học phải có trình độ chuyên môn là Cao đẳng sư phạm, cán bộ quản lý trường THCS phải có trình độ chuyên môn là Đại học sư phạm, đã có kinh nghiệm giảng dạy với tay nghề từ khá trở lên, có trình độ chính trị sơ cấp trở lên; nắm vững chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, những chủ trương, chính sách về giáo dục. Nắm vững luật giáo dục, những chủ trương mới của ngành, am hiểu về tình hình kinh tế - chính trị của địa phương.

Về năng lực quản lý: Lập kế hoạch của nhà trường tốt, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao; quản lý tốt các hoạt động dạy và học trong nhà trường; xây dựng, quản lý cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt và được tập thể cán bộ, giáo viên trong trường tín nhiệm.

+ Có năng lực quản lý trường học, nắm vững mục đích yêu cầu, nội dung, chương trình thuộc cấp học quản lý;

+ Đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu công tác, người CBQL trường học phải biết ngoại ngữ ở một trình độ nhất định và sử dụng thành thạo máy vi tính. Những yếu tố này giúp CBQL trường học thể hiện rõ được tinh thần đi đầu trong học tập để nâng cao trình độ, sự hiểu biết, tạo phong cách làm việc khoa học, phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại.

Công khai tiêu chuẩn của CBQL và giáo viên để bổ nhiệm làm CBQL trường học là biện pháp tích cực để CBQL, giáo viên thấy rõ trình độ, năng lực cần phải có để đáp ứng được yêu cầu công tác, cố gắng phấn đấu hoàn thiện bản thân, xứng đáng là CBQL nhà trường, xứng đáng khi được bổ nhiệm CBQL.

Thứ hai, tổ chức cho giáo viên nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với CBQL nhà trường.

Đây là việc làm định kỳ hàng năm nhưng đôi khi do yêu cầu đột xuất về công tác cán bộ, nhà trường tiến hành cho giáo viên nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với CBQL; có thể kết hợp với việc lấy ý kiến thăm dò, tín nhiệm CBQL kế cận. Thời điểm thực hiện:

- CBQL của trường đã hết thời gian bổ nhiệm, cần tiến hành quy trình bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển.

- CBQL do vi phạm kỷ luật hoặc do sức khoẻ yếu, hoặc không đủ năng lực tiếp tục đảm đương nhiệm vụ.

- Nhà trường cần bổ sung, tăng cường CBQL.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường học của huyện.

Để việc nhận xét và lấy phiếu tín nhiệm một cách khách quan, phòng Giáo dục phối hợp với phòng Nội vụ huyện trực tiếp xuống đơn vị làm việc.

Các bước tiến hành như sau:

- Bố trí, tổ chức họp hội đồng nhà trường sao cho có đông đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham dự.

- Phòng Nội vụ, phòng Giáo dục nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc nhận xét, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL đương chức hoặc giáo viên dự nguồn CBQL kế cận. Phát huy dân chủ của cán bộ, giáo viên; động viên tinh thần, ý thức trách nhiệm của các thành viên trong việc nhận xét, đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL một cách khách quan, trung thực.

- Phân tích tình hình cụ thể của đơn vị, có thể định hướng, gợi ý một số cán bộ, giáo viên có năng lực ở một vài vị trí công tác để cán bộ, giáo viên có sự cân nhắc, lựa chọn.

Lập mẫu phiếu nhận xét, tín nhiệm CBQL:

Mẫu số 1: Số TT/ Họ và tên/ Chức vụ/ Tín nhiệm/ Không tín nhiệm.

Mẫu số 2: Số TT/ Họ và tên/ Chức vụ/ Mức độ hoàn thành nhiệm vụ (xuất sắc, hoàn thành, chưa hoàn thành)/ Chiều hướng khả năng phát triển (giảm, giữ mức, tốt hơn).

Tùy mục đích của công tác cán bộ mà lựa chọn mẫu phiếu thích hợp. Căn cứ vào kết quả phiếu thăm dò tín nhiệm, kết hợp với đánh giá nhận xét cán bộ thường niên, các cấp lãnh đạo sẽ thấy rõ được uy tín, năng lực của CBQL các trường học. Việc làm này là một động thái tích cực giúp CBQL trường học luôn luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, không ngừng học tập nâng cao chất lượng công tác nhằm xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện biện pháp này đạt kết quả cao cần có quan điểm xuyên suốt, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo: UBND huyện, Ban Tổ chức, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo theo hướng rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan theo phân cấp, cấp trên không làm thay cấp dưới. Nếu sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp này không tốt sẽ hạn chế rất nhiều tới kết quả, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học.

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quán triệt, học tập những nội dung về công tác cán bộ quản lý ngành giáo dục. để có quan điểm, nhận thức đúng và đầy đủ về luân chuyên, bổ nhiệm cán bộ quản lý. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đúng tới công tác giám sát, kiểm tra thực hiện và có chính sách, chế độ hỗ trợ, động viên để cán bộ quản lý được luân chuyển, bổ nhiệm có động lực phấn đấu thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Có như vậy thì việc tổ chức thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học mới thu được kết quả tốt và chất lượng đội ngũ mới được nâng lên.

Việc thực hiện biện pháp này cần cả quá trình cố gắng không phải chỉ của riêng ngành giáo dục mà cần có sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành trong huyện. Hy vọng rằng với nỗ lực chung, việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học sẽ thu được kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học, nâng cao chất lượng quản lý nhà trường giúp nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.6. Có các chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Quan điểm của Đảng ta “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Để thể hiện điều đó, trong Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” [9].

Như vậy, quan điểm trên của Đảng ta đã thể hiện rõ các chính sách ưu tiên ưu đãi, chính sách đầu tư và chính sách tiền lương (cả phụ cấp) cho ngành GDĐT. Đó là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển GDĐT. Điều đó cũng thể hiện ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ban hành và thực hiện chế

độ chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ QLGD.

3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành giải pháp

- Có cơ chế khuyến khích và đãi ngộ CBQL trường học bằng chính sách tiền lương, thăng tiến, đào tạo và phúc lợi để đảm bảo CBQL tận tâm với công việc, đặc biệt là đối với CBQL các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

- Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh CBQL trường học và thực hiện tuyển dụng đúng chuẩn để bổ nhiệm CBQL các trường có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Cụ thể như:

+ Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QL và dạy học.

+ Trình độ ngoại ngữ, hiểu và biết tiếng dân tộc thiểu số.

+ Một số năng lực quản lý ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ.

+ Phẩm chất đạo đức tác phong.

- Đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học cho các trường.

- Tăng cường mở rộng các hoạt động giao lưu về công tác quản lý trường học, nhằm giúp các nhà quản lý trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu các thành tựu tiên tiến trong và ngoài nước.

- Có các chính sách chế tài phù hợp và thiết thực để tăng cường hiệu lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật.

- Quy định rõ hơn về công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc tuyển dụng và sử dụng CBQL trường học không đạt chuẩn, nhằm tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra và phản tác dụng trong quản lý giáo dục.

Nhà nước cần ban hành chính sách mới về chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ và các loại phụ cấp phù hợp hơn.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Các cấp, các ngành cần phải thật sự quan tâm đến ngành GDĐT; thật sự xem giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Hàng năm, cần ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển con người và phát triển giáo dục.

Cần phải coi quản lý là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy, cần phải có chính sách để thu hút nhân tài, cán bộ giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các giải pháp

Để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã phân tích ở trên, chúng tôi đã lấy ý kiến của cán bộ, công chức Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, CBQL, giáo viên, thuộc 32 trường trong huyện. Số người hỏi ý kiến là 257 người gồm: Cán bộ, công chức Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện (22 người); Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 32 trường mầm non, tiểu học, THCS (80 người); Giáo viên 32 trường mầm non, tiểu học, THCS (155 người).

Trong phiếu hỏi chúng tôi có ghi rõ tên 06 giải pháp. Mỗi giải pháp được hỏi về mức độ cần thiết và tính khả thi theo 3 mức độ: Mức độ cần thiết: Rất cần, cần, không cần; Tính khả thi: Rất khả thi, khả thi, chưa khả thi.

- Chúng tôi soạn bảng hỏi với nội dung là 06 giải pháp đã đề xuất. Đề nghị các khách thể cho ý kiến về tính cần thiết theo 3 mức độ: Rất cần, cần; không cần và cho ý kiến về tính khả thi của các biện pháp này cũng theo 3 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Chưa khả thi.

- Phát phiếu thăm dò cho 22 cán bộ, công chức Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, 80 CBQL và 155 giáo viên các trường mầm non, tiểu học, THCS thuộc huyện. Hướng dẫn những cán bộ trên hiểu rõ cấu trúc, nội dung và yêu cầu của phiếu thăm dò ý kiến. Trên cơ sở hiểu kỹ các nội dung trên phiếu và nội dung các biện pháp của luận văn, căn cứ vào thực trạng của nhà trường, của ngành giáo dục huyện đưa ra ý kiến đối với 06 giải pháp được đề cập trong luận văn theo 03 mức độ đã được đề cập. Như vậy vấn đề mấu chốt ở đây, đó là người cán bộ được hỏi ý kiến được giới thiệu kỹ về nội dung phiếu lấy ý kiến và nội dung 06 giải pháp từ đó mới đánh giá

theo các mức độ, tránh được tình trạng lấy ý kiến ồ ạt hay đánh giá một cách cảm tính, chủ quan mà không dựa trên những cơ sở khoa học.

Sau khi thu thập các bảng hỏi đã có ý kiến của các khách thể về các giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp



TT


Các biêṇ pháp

Tính cần thiết (%)

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Vận hành tốt cơ chế lãnh

đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường học


183


71,2


55


21,4


19


7,4


2

Qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lí trường học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các địa bàn

khác nhau của huyện


215


83,7


25


9,7


17


6,6


3

Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý các trường học trực thuộc huyện

quản lý


185


72,0


47


18,3


25


9,7


4

Xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học,

THCS giai đoạn 2015-2020


210


81,7


32


12,5


15


5,8

5

Phát huy dân chủ trong bổ

nhiệm và luân chuyển CBQL

178

69,3

58

22,6

21

8,2


6

Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ

CBQL


180


70,0


55


21,4


22


8,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 - 13

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, cả sáu giải pháp đều được các khách thể đánh giá rất cần thiết với tỷ lệ cao từ 69,3% (giải pháp 5) đến 83,7% (giải pháp 2), chỉ có từ 5,8% đến 9,7% ý kiến cho rằng không cần thiết. Đặc biệt là giải pháp 2 và giải pháp 4 tỷ lệ ý kiến rất cần thiết trên 80%. Như vậy có thể khẳng định về tính cần thiết phải thực hiện đồng bộ sáu giải pháp trên.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí