Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp vận dụng đối với Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HỆ THỐNG BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HỆ THỐNG BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Lê Thị Minh Thuỷ Lớp : Pháp 4 – K43F

Khoá 43

Giáo viên hướng dẫn : GS.,TS Nguyễn Thị Mơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Hà Nội, tháng 6/2008

Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp vận dụng đối với Việt Nam - 1


MỤC LỤC


Mục lục 2

Lời mở đầu 4

Chương 1. Tổng quan về hệ thống bán lẻ và quản lý bán lẻ 6

I. Hệ thống bán lẻ 6

1. Khái niệm liên quan đến bán lẻ và hệ thống bán lẻ 6

2. Phân loại hệ thống bán lẻ 7

3. Đặc điểm chung của hệ thống bán lẻ hiện đại 12

4. Vai trò của hệ thống bán lẻ 14

II. Quản lý hệ thống bán lẻ 16

1. Sự cần thiết phải quản lý hệ thống bán lẻ 16

2. Khái niệm, mục đích, nội dung, yêu cầu của công tác quản lý bán lẻ 16 CHƯƠNG 2. Phân tích kinh nghiệm quản lý bán lẻ của một số nước, và thực trạng quản lý hệ thống bán lẻ ở việt nam 19

I. Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của một số nước trên thế giới.. 19

1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của Mỹ thông qua việc quản lý tập đoàn Walmart 19

2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của Pháp thông qua việc quản lý tập đoàn Carrefour 32

3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của Hàn Quốc thông qua việc quản lý tập đoàn Shinsegae 38

4. Nhận xét chung về kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của các nước

............................................................................................................. 47

II. Phân tích thực trạng quản lý hệ thống bán lẻ ở Việt Nam 47

1. Thực trạng hoạt động của hệ thống bán lẻ Việt Nam 47

2. Thực trạng quản lý hoạt động bán lẻ ở Việt Nam 62

3. Nhận xét chung 71

CHƯƠNG 3. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm của các nước về quản lý hệ thống bán lẻ trong thời gian tới 73

I. Dự báo sự phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới

............................................................................................................. 73

II. Các giải pháp để vận dụng kinh nghiệm của các nước trong quản lý hệ thống bán lẻ ở Việt Nam 75

1. Nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Mỹ thông qua tập đoàn Walmart 75

2. Nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Pháp thông qua kinh nghiệm của tập đoàn Carrefour 80

3. Nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc thông qua kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của tập đoàn Shinsegae 84

Kết luận 90

Tài liệu tham khảo 91


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam hiện nay đang ngày càng gia tăng, bởi đời sống phát triển, thu nhập cải thiện, đi đôi với yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe so với trước kia. Do vậy, việc lựa chọn mua sắm ở các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, hay trung tâm thương mại đang dần trở nên phổ biến ở nước ta. Cũng xuất phát từ nhu cầu này, rất nhiều siêu thị đang mọc lên nhanh chóng, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, làm cho hệ thống bán lẻ nước ta phát triển rất sôi động trong những năm gần đây, hứa hẹn một nền công nghiệp bán lẻ hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, sau hơn một năm gia nhập WTO, nước ta đã cam kết mở cửa ở hầu hết các lĩnh vực, và ngành phân phối bán lẻ cũng không nằm ngoại lệ. Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 49% số vốn trong các công ty kinh doanh về phân phối. Và từ năm 2009, các nhà bán lẻ nước ngoài có quyền đầu tư 100% số vốn vào Việt Nam. Đó thực sự là một mối lo ngại đối với các nhà bán lẻ Việt Nam, vì trong thời điểm hiện nay, họ đã phải cạnh tranh với một số hãng bán lẻ rất chuyên nghiệp đóng góp 49% số vốn, như Metro, Big C. Và trong chưa đầy một năm tới, ngành bán lẻ mới bắt đầu trưởng thành của nước ta sẽ còn phải đương đầu với những tên tuổi phân phối nổi tiếng gạo cội trên thế giới đang ngấp nghé xâm nhập thị trường Việt Nam, như Walmart (Mỹ) hay Dairy Farm (Hồng Kông). Lợi thế lớn nhất của các hãng phân phối bán lẻ này chính là kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và hiện đại, điều mà các nhà phân phối Việt Nam còn chưa có được và đang cố gắng cải thiện.

Cũng phải nói rằng, việc các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam không hẳn là tín hiệu xấu đối với thị trường bán lẻ nước ta. Bởi vì khi phải cạnh tranh cũng như làm việc cùng với trình độ kỹ thuật và tính chuyên nghiệp của họ, các nhà bán lẻ Việt Nam cũng có thể học tập không ít kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ, từ đó có thể nhanh chóng tự phát triển, và phát huy thương hiệu bán lẻ quốc gia.

Với mong muốn nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý của các hãng phân phối bán lẻ lớn trên thế giới và giải pháp áp dụng đối với Việt Nam, tôi đã


chọn đề tài “Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp vận dụng đối với Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý hệ thống bán lẻ của một số nước và phân tích thực trạng quản lý bán lẻ của Việt Nam, mục đích nghiên cứu của khoá luận là nhằm rút ra một só giải pháp để cải thiện tình hình quản lý bán lẻ ở Việt Nam, cũng như tăng cường sức cạnh tranh của các nhà phân phối nội địa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là kinh nghiệm quản lý của một số hệ thống bán lẻ lớn trên thế giới, và thực trạng quản lý hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là tập trung phân tích kinh nghiệm quản lý bán lẻ ở Mỹ, Pháp và Hàn Quốc thông qua hoạt động quản lý của các tập đoàn Walmart, Carrefour và Shinsegae.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hoá và so sánh.

5. Bố cục khoá luận

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1. Tổng quan về hệ thống bán lẻ và quản lý hệ thống bán lẻ Chương 2. Phân tích kinh nghiệm quản lý bán lẻ của một số nước trên

thế giới, và thực trạng quản lý hệ thống bán lẻ ở việt nam

Chương 3. Giải pháp để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm của các nước về quản lý hệ thống bán lẻ

Hy vọng qua việc nghiên cứu khóa luận về quản lý hệ thống bán lẻ, tôi có thể nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề này một cách hệ thống và khoa học hơn.

Em xin chân thành cảm ơn giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Mơ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁN LẺ VÀ QUẢN LÝ BÁN LẺ‌‌

I. HỆ THỐNG BÁN LẺ

1. Khái niệm liên quan đến bán lẻ và hệ thống bán lẻ

Trước khi đi vào nghiên cứu tình hình hoạt động và quản lý hệ thống bán lẻ, cần làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống phân phối bán lẻ sau:

Bán lẻ là một hình thức phân phối hàng hoá, vì vậy trước tiên phải nghiên cứu khái niệm Phân phối hàng hoá:

Phân phối hàng hoá:

Phân phối hàng hoá là chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu thụ. Đây là lĩnh vực hoạt động thương mại rất rộng, với nhiều kênh khác nhau.

Kênh phân phối hàng hoá được hình dung như một chuỗi gồm các trung gian khác nhau tạo nên đường đi của sản phẩm, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Trung gian trong các kênh phân phối có thể là đại lý môi giới, người bán sỉ hoặc lẻ. [4] Có 2 hình thức phân phối chính, đó là phương thức bán sỉ và phuơng thức bán lẻ.

Bán lẻ:

Bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà bán sỉ, rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng [24], bán lẻ chính là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá. Qua định nghĩa trên, có thể thấy đối với nhà bán lẻ, mục đích chính của họ chính là thu lợi nhuận. Tối đa hoá lợi nhuận chính là động lực để các nhà bán lẻ tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu chi phí và tăng cường chất lượng của sản phẩm mà mình cung cấp để thu hút khách hàng. Đối với Nhà nước, hoạt động bán lẻ là một trong các phương tiện quan trọng cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tay người dân. Đối với người tiêu dùng, đến với hệ thống bán lẻ chính là để thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Như vậy,


mục đích của hoạt động bán lẻ đối với mỗi đối tượng là khác nhau, nhưng đều thể hiện vai trò quan trọng của bán lẻ đối với mỗi cá nhân, tổ chức nói riêng, và đối với nền kinh tế nói chung.

Người thực hiện chức năng bán lẻ chính là các nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân [24]. Nhà bán lẻ cũng là người thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này.

Hệ thống bán lẻ:

Cho đến nay, các nhà kinh tế vẫn chưa đưa ra một cách hiểu cụ thể nào về khái niệm “hệ thống bán lẻ”. Do vậy, dựa trên khái niệm về Hệ thống: “Hệ thống là sự tổ hợp của các phần tử có mối liên hệ, tương tác với nhau”, khoá luận xin đưa ra cách hiểu về khái niệm “hệ thống bán lẻ” như sau:

Trên phương diện vĩ mô, hệ thống bán lẻ của một vùng dân cư là tập hợp tất cả các hình thức bán lẻ và các hoạt động kinh doanh bán lẻ nằm trong khu vực dân cư đó. Trong phạm vi doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ cũng được dùng để chỉ toàn bộ các cửa hàng kinh doanh bán lẻ của một doanh nghiệp hay tập đoàn bán lẻ. Ví dụ: hệ thống bán lẻ Hapro, hệ thống bán lẻ Coopmart… Tập hợp các cửa hàng này có thể bao gồm cả các cửa hàng cùng loại và không cùng loại. Ví dụ: hệ thống bán lẻ của công ty Hapro bao gồm cả các siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích, còn hệ thống bán lẻ của Big C chỉ bao gồm các siêu thị.

Chuỗi bán lẻ là một hình thức hoạt động của nhà bán lẻ ở mức cao cấp dưới dạng một loạt các cửa hàng cùng loại được phân bố ở các địa bàn khác nhau trong một khu vực, có cùng phương thức kinh doanh, chủng loại hàng hoá, văn hoá doanh nghiệp.

2. Phân loại hệ thống bán lẻ

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều hệ thống bán lẻ, trong đó tiêu biểu là hai hệ thống bán lẻ chính đang tồn tại trên thị trường và được phân loại dựa trên trình độ công nghệ của cung cấp và dự trữ hàng


hoá, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kinh doanh. Hai hệ thống đó là: hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Khoá luận đã thể hiện hai hệ thống này qua sơ đồ dưới đây:

Hình 1. Sơ đồ phân loại hệ thống bán lẻ


2.1. Hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống

Hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống là tập hợp các hình thức bán lẻ đã tồn tại từ lâu, với phương thức cung cấp và dự trữ hàng hoá đơn giản, người bán hàng chính là người phục vụ khách hàng, ít có sự tổng hợp nhiều chủng loại hàng hoá. Phương thức này thường do cá nhân, hộ gia đình kinh doanh.

Hình 2. Sơ đồ hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí