khả năng giao tiếp, làm việc nhóm,...Ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử, ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cương, việc gương mẫu thực hiện văn hóa công vụ là đòi hỏi khách quan, bắt nguồn từ yêu cầu của hoạt động quản lý, không chỉ là biểu hiện của đạo đức công vụ mà còn là thước đo tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.
Tài chính và cơ sở vật chất: Nguồn lực về mặt tài chính và điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng phụ thuộc một phần vào nhu cầu quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Việc đầu tư về tài chính, trang bị cơ sở vật chất bảo đảm cho sự hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng vừa là điều kiện, vừa là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả trong quá trình thực thi công vụ.
1.3.4. Quan hệ hợp tác giữa các ngành liên quan
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một lĩnh vực tương đối rộng, mặc dù theo quy định của pháp luật nhiệm vụ này đã được giao cho các cơ quan, đơn vị chuyên môn thực hiện công tác quản lý theo đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, để đạt được hiệu quả cao nhất thì cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, cần có sự lãnh đạo sát sao của cấp ủy đảng, công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội; sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt của UBND các cấp; công tác thực thi nhiệm vụ của cơ quan trực tiếp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là các ngành: Tài nguyên – môi trường, nội vụ, tư pháp, văn hóa – thông tin,…
1.3.5. Sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng đối với quản lý nhà nước về trật tự xây dựng không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Thực tiễn cho thấy, sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với cơ quan nhà nước càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước càng dễ dàng đạt được mục tiêu và chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự thành công. Nhân dân tham gia quản lý nhà nước là nguyên tắc hiến định được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nhân dân tham gia quản lý nhà nước đảm bảo tính khách quan trong công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng, giúp Nhân dân hiện thực hóa địa vị pháp lýcũng như thể hiện nguyện vọng chính đáng, phát huy vai trò làm chủ của mình trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của mình.
1.4. Quản lý trật tự xây dựng ở một số đô thị trong nước và giá trị tham khảo cho Thị xã Buôn Hồ
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Đặc Điểm, Vai Trò Của Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
- Quy Hoạch Đô Thị, Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Đô
- Tổ Chức Thực Hiện Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng
- Thác Drai Êgar (Thác Buôn Tring), Phường An Lạc, Thị Xã Buôn Hồ
- Một Số Văn Bản Về Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Thị Xã Buôn Hồ
- Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát, Xử Phạt Các Vi Phạm Về Trật Tự Xây Dựng
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
1.4.1. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở một số địa phương trong nước
- Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở Thành phố Đà Nẵng: Là một đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương và là trung tâm kinh tế - xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong những năm qua, Đà Nẵng đã trở thành
một điểm đến để các địa phương tham quan và học hỏi quá trình phát triển và quản lý trật tự xây dựng. Đà Nẵng đã mạnh dạn xây dựng một cơ chế quản lý xây dựng phù hợp với địa phương như thành lập Đội kiểm tra quy tắc đô thị Quận, huyện; tổ kiểm tra quy tắc đô thị phường (Quyết định số 4307/QĐ- UBND, ngày 07/8/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng, về việc ban hành đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận, huyện và Tổ Kiểm tra quy tắc đô thị phường); có nhiều chế độ ưu đãi để thu hút người tài, người có năng lực vào công tác tại các cơ quan nhà nước nên việc thực hiện công tác quản lý nhà nước trên tất cả mọi mặt đều đạt kết quả cao trong đó có công tác quản lý trật tự xây dựng; công tác lập quy hoạch được quan tâm đầu tư, các đồ án quy hoạch mang tính khả thi cao, đáp ứng được định hướng kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện quyết liệt, đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa nhà nước và người dân; các công trình nhà ở chung cư dành cho người nghèo, đối tượng chính sách được đầu tư xây dựng, từng bước xóa bỏ các khu ở “ổ chuột” trong thành phố, tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, xanh – sạch đẹp. Đây là kinh nghiệm của Đà Nẵng mà các địa phương cần nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp.
- Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột: Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột luôn chú trọng công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn, đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như: Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ (ban hành kèm theo Quyết định sổ 02/2013/QĐ-UBND, ngày 28 /11/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phổ Buôn Ma Thuột về việc Ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột). Quy chế này quy định trách nhiệm, hình thức, nội dung phối hợp trong việc
kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố. Quy chế quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, phường; trách nhiệm của Đội trưởng Đội thanh tra xây dựng số 1; Trách nhiệm của Trưởng phòng Quản lý đô thị; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị; các hoạt động phối hợp giữa phòng Quản lý đô thị, Đội thanh tra xây dựng số I với UBND xã, phường. Ngay sau khi Quyết định được ban hành, UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp trong việc bảo đảm về trật tự xây dựng; hạn chế đến mức thấp tình trạng xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn, qua đó tình hình trật tự xây dựng đã có sự chuyển biến tích cực. Giai đoạn từ năm 2015 – 2018, tổng số công trình xây dựng đã qua kiểm tra là 2.865 trường hợp; số công trình vi phạm 700/2.865 chiếm tỷ lệ 24,4%. Các công trình vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà trên đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất ở nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, một số công trình xây dựng trên đất nông nghiệp thuần túy, đất đã quy hoạch vào các hạng mục khác... tập trung ở các phường vùng ven thành phố như Phường EaTam, Tân Lợi, Thành Nhất, Tân An, Tân Thành...Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ là 73/700 trường hợp vi phạm chiếm tỷ lệ 10,42% đối với các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp thuần túy, đất đã quy hoạch,... số công trình bị cưỡng chế là 37/700 chiếm tỷ lệ 5,2% các công trình này xây dựng trên đất nông nghiệp thuần túy, đất quy hoạch, vi phạm chỉ giới đường đỏ; hành lang suối, hành lang cây xanh. Ngoài các biện pháp trên còn áp dụng các biện pháp khác như: Vận động tự tháo dỡ, ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, tạm giữ vật liệu, dụng cụ phục vụ cho việc xây dựng công trình trái phép, cấm các phương tiện vận chuyển, chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng. Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân phường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 393/700 trường hợp vi phạm chiếm tỷ lệ 56,14%. Cũng theo UBND thành phố Buôn Ma Thuột, trong thời gian tới,
UBND thành phố sẽ kiên quyết thực hiện kiểm điểm, kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng mà không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, triệt để. Cùng với đó, UBND thành phố thực hiện công tác tổ chức, luân chuyển cán bộ, xây dựng quản lý trật tự xây dựng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. (Nguồn Cổng thông tin điện tử thành phố thành phố Buôn Ma Thuột)
1.4.2. Giá trị tham khảo cho thị xã Buôn Hồ
Trên cơ sở nghiên cứu kết quả về quản lý trật tự xây dựng của các địa phương đã phân tích ở trên, có thể rút ra một số giá trị tham khảo về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ như sau:
Một là, Nâng cao công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng, triển khai đến người dân một cách thường xuyên, liên tục; qua đó, nâng cao ý thức của người dân về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tham gia góp ý xây dựng chính quyền, phổ biến pháp luật đến toàn thể nhân dân.
Hai là, có chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách quản lý trật tự xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia lực lượng quản lý trật tự xây dựng; vận động, thu hút lực lượng ở cơ sở, người dân tham gia cùng với lực lượng quản lý trật tự xây dựng đô thị nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn những hành vị xây dựng trái phép, không phép gây ảnh hưởng trật tự xây dựng, mỹ quan đô thị.
Ba là, rà soát, xây dựng đồ án quy hoạch đảm bảo tính khả thi, tổ chức công bố, công khai quy hoạch được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng; làm tốt công tác cắm mốc, tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch đảm bảo thời gian quy định.
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trật tự xây dựng nhất là trong lĩnh vực cấp phép xây dựng; tăng cường công tác cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4; từng bước rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng.
Năm là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị trong công tác quản lý trật tự xây dựng; có cơ chế khen thưởng, xử lý kỷ luật kịp thời. Định kỳ rà soát, xây dựng hoàn chỉnh quy chế phối hợp giữa các lực lượng quản lý trật tự xây dựng ở các cấp, thanh tra xây dựng trong công tác phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thông qua những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đã được trình bày ở Chương 1, có thể thấy: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một lĩnh vực khoa học quản lý chuyên ngành có tính tổng hợp được triển khai đồng bộ trên cơ sở pháp luật và các quy định của Nhà nước về quản lý về trật tự xây dựng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là góp phần xây dựng nước ta hiện đại, văn minh, phát triển bền vững.
Công tác quản lý trật tự xây dựng là một công việc khó khăn, phức tạp. Muốn quản lý tốt chúng ta phải có được nhận thức đầy đủ về những vấn đề lý luận chung của trật tự xây dựng và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Đây là cơ sở, là căn cứ khoa học hết sức quan trọng để trên cơ sở đó chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý về trật tự xây dựng của chính quyền thị xã một cách khoa học, logic. Qua đó có thể đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực này trên thực tiễn một cách hiệu quả.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và các điều kiện khác của thị xã Buôn Hồ ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng của thị xã
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Buôn Hồ được thành lập theo Nghị định số 07/NĐ-CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Krông Búk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
Thị xã Buôn Hồ có tổng diện tích tự nhiên 28.252 ha chiếm hơn 2% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk, dân số 101.554 người, thị xã có 12 đơn vị hành chính (7 phường gồm: An Bình, Đạt Hiếu, Bình Tân, An Lạc, Đoàn Kết, Thiện An, Thống Nhất, và 5 xã: Ea Siên, Ea Blang, Ea Đrông, Bình Thuận, Cư Bao) với 149 thôn, buôn, tổ dân phố trong đó có 45 thôn, buôn, tổ dân phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, toàn thị xã có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 29,4% dân số.
- Vị trí địa lý: Thị xã Buôn Hồ nằm về phía Bắc của tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 40km, là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh, có hệ thống đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14, Quốc lộ 29 đi qua; cụ thể:
+ Phía Bắc: Giáp huyện Krông Búk.
+ Phía Nam: Giáp huyện Cư M’gar và huyện Krông Păk.
+ Phía Đông: Giáp huyện Ea Kar và huyện Krông Năng.
+ Phía Tây: Giáp huyện Cư Mgar.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
- Địa hình: Thị xã Buôn Hồ nằm ở độ cao khoảng 650 - 700m, địa hình đồi dốc thoải, chia cắt nhẹ, thấp dần từ Bắc xuống Nam, có 2 dạng địa hình chính:
+ Địa hình đồng bằng: Tập trung dọc hai bên Quốc lộ 14 có cao độ trung bình 600 – 700 m, thấp dần về phía Đông.