Thực Trạng Xúc Tiến Du Lịch Thu Hút Khách Quốc Tế Đến Cụm Du Lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam


Theo đó, đa số các du khách đang du lịch đến cụm và tham gia khảo sát là thuộc về các nước trong khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Số lượng du khách Nhật Bản tham gia khảo sát không đông bằng các khu vực khác. Ngoài ra, số lượng khách Tây Âu và Úc cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số du khách tham gia khảo sát. Số lượng du khách từ ASEAN đến du lịch tại các địa bàn của Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đạt khoảng 10%.

+ Thời gian điều tra tiến hành trong 3 tháng, từ tháng 11/2019 đến tháng 2/2020. Kết quả điều tra sau khi đã làm sạch được sử dụng để làm minh chứng cho các nhận định và đánh giá trong bài.

3.3.3. Phỏng vấn sâu:

NCS còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia đối với 3 lãnh đạo Sở Du lịch của 3 địa phương, trên cơ sở đó có đánh giá toàn diện về hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm 3 địa phương.

NCS sử dụng phương pháp này đối với lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của ba địa phương, cũng như thực hiện đối với 10 đại diện của các doanh nghiệp lữ hành để làm nổi bật rõ hơn về hoạt động xúc tiến của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng

– Quảng Nam trong thời gian qua. Việc phỏng vấn sâu từng cá nhân được thực hiện trong thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 7/2020, thông qua hình thức gặp mặt phỏng vấn trực tiếp và trao đổi qua điện thoại. Các thông tin cung cấp trong quá trình phỏng vấn khá hữu ích trong việc đánh giá kết quả và hạn chế trong hoạt động xúc tiến của cụm du lịch, cũng như đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm tăng cường xúc tiến thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch.

Nội dung của phỏng vấn sâu tập trung vào các vấn đề như: Căn cứ hình thành cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng; Các hoạt động xúc tiến trong cụm; Kết quả thực hiện các hoạt động xúc tiến chung của cụm; Các yếu tố tác động đến xúc tiến du lịch của cụm; Những khó khăn thách thức khi tiến hành liên kết trong cụm và khi tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch của cụm; Các giải pháp cần tập trung

3.4. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin/dữ liệu trên, luận án đã phân tích, xử lý các thông tin/dữ liệu này nhằm làm rõ các nội dung liên quan trong luận án, cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


- Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng để xử lý các thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước để hình thành nên cơ sở lý luận về xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế, phân tích thực trạng thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, phân tích thực trạng xúc tiến du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến cụm và đánh giá các kết quả, hạn chế trong xúc tiến du lịch tại cụm.

Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 11

- Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh giữa các mốc thời gian, xem xét mức độ tăng trưởng về số lượt khách du lịch, doanh thu lữ hành, qua đó đánh giá được kết quả của việc thực hiện xúc tiến du lịch tại cụm.

- Phương pháp thống kê, mô tả: được sử dụng để xử lý các thông tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp khi phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế và xúc tiến du lịch tại cụm (các thông tin được xử lý bằng phần mềm excel).


CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN DU LỊCH THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN CỤM DU LỊCH HUẾ - ĐÀ NẴNG – QUẢNG NAM

4.1. Cơ sở hình thành và mô hình cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

4.1.1. Cơ sở hình thành cụm du lịch

Từ thực tế và yêu cầu trong hoạt động du lịch của ba địa phương, nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết cùng nhau tạo sức mạnh cho phát triển du lịch, đồng thời thực hiện chủ trương phát triển du lịch của Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam, UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các địa phương đã cụ thể hóa hoạt động liên kết bằng Biên bản ghi nhớ về liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 28/8/2004 và 18/12/2006.

Mặc dù Thừa Thiên-Huế nằm ở Bắc Trung Bộ, Đà Nẵng và Quảng Nam nằm ở Nam Trung Bộ, song cả ba địa phương đều là những vùng đất di sản nổi tiếng với 4 di sản văn hóa thế giới, sở hữu nhiều bãi biển đẹp tầm cỡ thế giới và có các khu sinh thái, vườn quốc gia đa dạng về sinh vật cảnh. Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có những hoạt động văn hóa đặc sắc rất có sức hấp dẫn với du khách như Festival Huế, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Hành trình di sản Quảng Nam… Chính vì việc sở hữu nhiều điểm chung về thế mạnh như vậy, theo lãnh đạo của ba địa phương, việc “bắt tay” phát triển du lịch của ba địa phương không chỉ là nhu cầu tất yếu, mà còn góp phần trở thành “móc xích” quan trọng để thúc đẩy phát triển vùng du lịch trọng điểm của miền Trung. Bởi lẽ, nếu không có sự liên kết, ba địa phương sẽ khó có thể phát huy được thế mạnh riêng, đồng thời sẽ vấp phải nhiều rào cản do đặc thù của từng địa phương.

Như vậy, cơ sở hình thành cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là dựa trên các yếu tố sau: (i) Vị trí địa lý; (ii) Về di sản văn hóa; (iii) Về nguồn lực tự nhiên;

(iv) Về cơ sở hạ tầng

* Vị trí địa lý:

Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam nằm trong Vùng Duyên hải miền Trung, được xem là vùng kinh tế có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch và lợi thế so sánh của Vùng, cụm du lịch hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện thuận lợi để phát triển thành vùng động lực của du lịch Việt Nam (www.thuathienhue.gov.vn, 2019).


Cụm du lịch nằm trên dải đất hẹp theo chiều Đông – Tây, địa hình của cả ba địa phương đều chia làm 3 vùng: vùng núi phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía đông. Địa hình vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng tạo nên những nét đặc sắc về mặt phong cảnh, hấp dẫn các du khách đến du lịch tại cụm. Cụm du lịch cũng có vị trí địa lý thuận lợi và quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ra biển của tuyến Hành lang kinh tế - du lịch Đông Tây (WEC) nối với đường hàng hải quốc tế.

Cụm du lịch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25 °C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12). Thông thường mùa du lịch đẹp nhất đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của cụm du lịch (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái). Những đặc trưng chung về điều kiện tự nhiên là yếu tố thuận lợi giúp cho cụm du lịch có thể thực hiện được các kế hoạch xúc tiến chung của cụm, trong đó bao gồm xây dựng hình ảnh, thương hiệu của điểm đến dưới góc độ của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.

* Về di sản văn hóa:

Đây là nơi tập trung của nhiều lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam có đến ba di sản văn hóa vật thể, một di sản văn hóa phi vật thể. Các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, gồm: Thừa Thiên Huế có 5/8 di sản (Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản vật thể, Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản phi vật thể, Mộc bản và Châu bản Triều Nguyễn, thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế - Di sản tư liệu); Quảng Nam có Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn và Dân ca bài chòi miền Trung; đồng thời cụm du lịch cũng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa mà tiêu biểu là văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Nhật Bản,... (www.thuathienhue.gov.vn, 2019).


Vùng đất Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam trước đây vốn là nơi định cư của các tiểu vương quốc Chăm-pa. Vì vậy đặc điểm căn bản văn hoá vùng miền chủ yếu mang dấu tích của văn hoá Chăm-pa. Nhiều di sản văn hoá hữu thể còn tồn tại từ thời đó đến nay như tháp Chăm ở Huế, tháp Đôi Liễu, Cốc Thượng, Núi Rùa ở Quảng Nam, Đà Nẵng được xem như những đại diện tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển nghệ thuật và kiến trúc đối với lịch sử của nền văn hoá Trung Bộ.

Ngoài ra, còn có những tài nguyên văn hóa lịch sử như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, Trúc Lâm thiền viện trên đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); làng đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng - Sơn Trà, thành Điện Hải (Đà Nẵng); kinh đô Trà Kiệu, chùa Cầu, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Nam)... Các tài nguyên văn hóa lịch sử là những nét hấp dẫn du khách nước ngoài, làm nên các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của vùng, thuận lợi cho việc triển khai các kế hoạch xúc tiến du lịch quốc tế của cụm.

* Về nguồn lực tự nhiên:

Nằm trong khu vực được thiên nhiên và lịch sử ưu đãi tập trung nhiều tiềm năng và tài nguyên để phát triển du lịch về du lịch văn hoá, du lịch biển, du lịch làng nghề truyền thống... Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam nằm trong vùng duyên hải miền trung với chiều dài bờ biển trên 1400km, có nhiều bãi tắm đẹp và được xếp vào loại loại một trong những bãi biển đẹp nhất của thế giới và trong cả nước như Thuận An, Lăng Cô, Đà Nẵng, Cửa Đại,.. Đặc biệt, bãi biển Đà Nẵng còn được tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ, Forbes chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới.

Khu vực miền Trung có rất nhiều thế mạnh cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên. Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là 3 địa phương nối liền với chiều dài chỉ chừng vài trăm cây số nhưng hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành một trung tâm động lực phát triển du lịch của cả nước với những khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ những du khách khó tính nhất, một số hệ sinh thái điển hình như đầm phá, vùng cát, san hô. Những năm qua, 3 địa phương này trở thành điểm đến hấp dẫn đối với rất nhiều du khách trong và ngoài nước

Bên cạnh đó, những thương hiệu ẩm thực miền Trung nổi tiếng với các món ăn Huế và đặc biệt là các món ăn đặc sản biển; những trung tâm mua sắm, sản xuất hàng


lưu niệm đáp ứng nhu cầu mua bán của du khách; các lễ hội được nghiên cứu và mở rộng trong nhiều địa phương, ... chính là những điều kiện đã giúp cụm du lịch trở thành chuỗi sản phẩm du lịch thu hút sự phát triển kinh tế cho toàn vùng duyên hải miền Trung. Có thể nói, cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng mang cả sự hiện đại và năng động, kết hợp trong đó là những nét văn hóa truyền thống dân gian, dân tộc của miền Trung bộ. Việc kết hợp giữa văn hóa lịch sử và văn hóa ẩm thực của miền Trung và xứ Huế- Quảng Nam sẽ tạo ra điểm nhấn trong các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế của cụm, giúp tạo nên bản sắc riêng, không pha lẫn của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam với các điểm đến du lịch khác.

* Điều kiện về hạ tầng cơ sở:

Ngoài ra, các điều kiện về cơ sở hạ tầng như giao thông đường bộ, đường biển và đường hàng không có nhiều thuận lợi và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, xây mới.

Hiện nay, hệ thống vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không) về cơ bản khá đa dạng. Tại các địa phương đều có sân bay, trong đó, tại Huế có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, tại Quảng Nam có sân bay nội địa Chu Lai, tại Đà Nẵng có cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Hệ thống sân bay tại các địa phương giúp cho cụm có thể tiếp cận với khách du lịch quốc tế ở bất kỳ địa phương nào. Ngoài ra, do cả 3 địa phương đều giáp biển, bởi vậy, các hệ thống cảng biển cũng là điều kiện giúp cho việc tiếp cận với khách du lịch quốc tế bằng đường biển.

4.1.2. Mô hình cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

* Quá trình hình thành cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

Chủ trương liên kết phát triển du lịch 3 địa phương: Quảng Nam, Đà Nẵng và TT-Huế đã được đặt ra rất lâu nhưng đến năm 2006, 3 địa phương này mới thống nhất ký kết biên bản về liên kết hợp tác.

Tháng 12 năm 2006, nhân dịp tổ chức Năm du lịch Quốc gia – Quảng Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây Sở Du lịch) 03 địa phương: Quảng Nam – Đà Nẵng –Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Hội nghị bàn về nội dung liên kết phát triển du lịch và đã đi đến thống nhất ký kết biên bản về liên kết hợp tác phát triển du lịch 3 địa phương về các lĩnh vực: quản lý nhà nước, quảng bá và xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, trao đổi thông tin và kinh nghiệm quản lý... Hoạt động liên kết này nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá


hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của du lịch miền Trung nói chung. Mở đầu là việc ba địa phương đã có những hành động hưởng ứng chuỗi sự kiện: “Đà Nẵng biển gọi”, “Hành trình Di sản”- Quảng Nam, “Lăng cô huyền thoại biển”- Thừa Thiên Huế; đồng thời ngành du lịch ba địa phương đã phối hợp tổ chức Roadshow tại thủ đô Băng cốc - Thái Lan vào cuối tháng 7 năm 2007.

Từ đó cho đến nay, hoạt động liên kết du lịch của ba địa phương được duy trì và có nhiều kết quả nổi bật, góp phần đưa hình ảnh của cụm du lịch Đà Nẵng – Huế

- Quảng Nam đến với du khách quốc tế, thu hút ngày càng nhiều du khách từ nước ngoài đến với cụm du lịch.

Kết quả nổi bật qua 13 năm liên kết hợp tác (2007 - 2019) của ba địa phương thể hiện chủ yếu là: tổ chức các đợt xúc tiến du lịch nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch trong nước, phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch, hỗ trợ quảng bá (treo banroll, phướn, pano...) tổ chức các sự kiện của địa phương, đón các đoàn thăm quan, khảo sát, trao đổi thông tin phục vụ quản lý nhà nước và công tác thanh tra kiểm tra, hỗ trợ hoạt động hướng dẫn du lịch.

Ngoài việc liên kết trong cụm ba địa phương, cụm còn liên kết với các địa phương khác thông qua các chương trình ký kết gồm: Chương trình liên kết du lịch 03 địa phương (Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế) năm 2006; Chương trình liên kết du lịch giữa các địa phương của 07 tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ký kết năm 2012); Chương trình hợp tác phát triển du lịch Hà Nội - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 (ký kết năm 2016).

Liên kết - nhu cầu tất yếu để phát triển; mặc dù Thừa Thiên-Huế nằm ở Bắc Trung Bộ, Đà Nẵng và Quảng Nam nằm ở Nam Trung Bộ, song cả ba địa phương đều là những vùng đất di sản nổi tiếng với 4 di sản văn hóa thế giới, sở hữu nhiều bãi biển đẹp tầm cỡ thế giới và có các khu sinh thái, vườn quốc gia đa dạng về sinh vật cảnh. Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có những hoạt động văn hóa đặc sắc rất có sức hấp dẫn với du khách như Festival Huế, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Hành trình di sản Quảng Nam… Chính vì việc sở hữu nhiều điểm chung về thế mạnh như vậy, theo lãnh đạo của ba địa phương, việc “bắt tay” phát triển du lịch của ba địa phương không chỉ là nhu cầu tất yếu, mà còn góp phần trở thành “móc xích” quan


trọng để thúc đẩy phát triển vùng du lịch trọng điểm của miền Trung. Bởi lẽ, nếu không có sự liên kết, ba địa phương sẽ khó có thể phát huy được thế mạnh riêng, đồng thời sẽ vấp phải nhiều rào cản do đặc thù của từng địa phương.

* Mô hình liên kết trong cụm du lịch

Việc liên kết trong cụm du lịch được thực hiện theo hình thức hoạt động là mỗi địa phương luân phiên làm trưởng nhóm liên kết theo từng năm, nhóm trưởng sẽ là địa phương đưa ra kế hoạch và chủ trì các hoạt động dưới sự thống nhất của cả 3 địa phương.

Đầu mối phụ trách việc liên kết du lịch giữa ba địa phương là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 03 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Mỗi năm, luân phiên một Sở thực hiện chủ trì xây dựng các kế hoạch thực hiện, dự trù kinh phí tổ chức các hoạt động và tiến hành phân bổ kinh phí cho các địa phương. Các kế hoạch triển khai hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm dựa trên cơ sở: Bình đẳng, tự nguyện, thống nhất và không trùng lắp. Nội dung ký kết gồm: hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và phát triển DL địa phương; hợp tác phát triển sản phẩm DL; hợp tác quảng bá, xúc tiến DL và hợp tác phát triển nhân lực DL.

Với một số hoạt động, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở mỗi địa phương, tùy theo các kế hoạch cụ thể của địa phương, có thể lựa chọn việc tham gia các hoạt động chung của cụm hay không. Việc đóng góp kinh phí cũng sẽ dựa trên cơ sở tham gia từng hoạt động riêng lẻ. Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ba địa phương sẽ họp đánh giá tổng kết hoạt động của năm trước và lên kế hoạch hoạt động của năm tiếp theo.

Trong thời gian đầu khi mới liên kết hoạt động, nhiều gói dịch vụ giữa 3 địa phương trùng lắp với nhau, dẫn tới hiện tượng cạnh tranh và gây khó khăn, hạn chế cho bản thân các doanh nghiệp trong cụm. Chính vì vậy, để xây dựng thương hiệu “3 địa phương- 1 điểm đến” ngành du lịch của 3 địa phương đã xác định lại thế mạnh của từng địa phương để quy hoạch lại các hoạt động xúc tiến du lịch, cũng như cung cấp các sản phẩm có thể mang tính bổ sung cho nhau. Ví dụ, nếu ở Cù lao Chàm (Quảng Nam) tổ chức mô hình lặn biển thì ở Sơn Trà (Đà Nẵng) nên khai thác các trò chơi trên mặt biển còn ở Lăng Cô (TT–Huế) sẽ tổ chức tắm biển. Tương tự, du lịch núi, ở Đà Nẵng có Bà Nà, ở Huế có Bạch Mã... thì mỗi nơi phải xây dựng những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023