Thực Trạng Về Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam Trong Thời Gian Qua


năm (năm 2005 đạt 2.300 triệu USD, năm 2010 đạt 4,45 tỷ USD, năm 2015 đạt 7,35 tỷ USD, năm 2019 đạt 11,83 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay). Tỷ trọng của khoản này trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng lên và hiện đạt khá cao (năm 2005 chiếm 53,9%, năm 2010 chiếm 59,7%, năm 2015 chiếm 65,3%, năm 2019 chiếm 71,1%). Mặc dù người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày một nhiều, với số chi tiêu ngày một tăng (2005 đạt 900 triệu USD, 2010 đạt 1,47 tỷ USD, năm 2015 đạt 3,595 tỷ USD, 2019 đạt 6,15 tỷ USD). Tuy nhiên, dịch vụ du lịch vẫn xuất siêu ngày một tăng (nếu như năm 2005 là 1,4 tỷ USD, đến năm 2019 là 5,68 tỷ USD). Số tiền này đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng hợp, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá…

Trong các ngành dịch vụ được xuất khẩu, ngành du lịch là ngành mang lại nguồn thu lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu dịch vụ tại Việt Nam. Ngành du lịch thu về 11.830 triệu USD năm 2019 và tăng dần đều, so với các năm 2017 tăng 2.940 triệu USD tương ứng với 33,07%, và so với năm 2018 tăng 1.750 triệu USD tương ứng với 17,36%. Ta thấy được ngành du lịch tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2019 mức tăng chỉ 17,36% so với năm 2018 thấp hơn năm 2017 là do bùng phát dịch bệnh Covid

– 19 gây ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ lữ hành, dịch vụ du lịch tại Việt Nam.


Căn cứ vào chỉ đạo của Nhà nước về việc tạm ngừng nhập cảnh và dừng các hoạt động du lịch trong nước, sự sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tác động đến nhiều mặt. Trước hết làm cho xuất khẩu dịch vụ du lịch trong 6 tháng giảm sâu. Trong 6 tháng so với cùng kỳ năm trước, số khách giảm 55,8%, lại thêm số chi tiêu bình quân 1 lượt khách giảm (từ 555,4 USD xuống còn 510,9 USD); Xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đạt 2,438 tỷ USD, giảm 56,1%. Mức giảm này đã góp phần làm cho xuất khẩu dịch vụ trong 6 tháng năm nay chỉ đạt 4,736 tỷ USD, giảm 50,3% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quỹ IV năm 2020 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn ra phức tạp và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Dưới sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội” mà Chính phủ đưa ra, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu


vực dịch vụ tăng 2,34% đóng góp 33,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Cùng với các yếu tố khác, sự sụt giảm số khách quốc tế đến Việt Nam góp phần làm cho nhiều hoạt động có liên quan đến du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng bị ảnh hưởng. So với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách giảm 33,7% (trong đó hàng không còn giảm sâu hơn, tới 51,2%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng riêng của ngành du lịch lữ hành giảm 53,2%. Ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ du lịch nói riêng chịu ảnh hưởng do việc hạn chế nhập cảnh khách quốc tế đến Việt Nam.

Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 6,3 tỷ USD, giảm 68,4% so với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước tính đạt 18,3 tỷ USD, giảm 14,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2020 là 12 tỷ USD, gấp gần 2 lần kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, tăng 10,5 tỷ USD so với năm 2019. Trong quý IV/2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 820 triệu USD, giảm 84,8% so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 4,7 tỷ USD, giảm 14,6%. Xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đạt khoảng 6,8 tỷ USD, giảm 42,5% so với năm 2019.

2.2.2.2 Thực trạng về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian qua


Việt Nam là một nước giàu có về tài nguyên du lịch cả về tự nhiên lẫn văn hóa, đặc biệt là các di sản thế giới và con người. Khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau như thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt được tích lũy và sáng tạo trong quá trình lao động tạo ra các hệ giá trị đặc thù, mới lạ mà ở đất nước họ không có. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được hàng triệu lượt khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng. Số lượng khách quốc tế tăng dần theo mỗi năm, đặc biệt là từ năm 2016 đến nay, con số này đã vượt qua hàng chục triệu.

Sự tăng trưởng nhanh của khách quốc tế trong những năm gần đây tuy không ổn định nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này cũng đạt đến 16,94%, là một tín hiệu khả quan đối với ngành Du lịch Việt Nam. Đặc biệt, năm 2019 đánh dấu thành công của du lịch Việt với lượng khách quốc tế đạt trên 18 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch đang có những cải thiện tích cực nhằm tạo sức hút đối với khách quốc


tế. Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu "Điểm đến hàng đầu châu Á" năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn.

Bảng 2.2 Lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2019


Đơn vị tính: triệu lượt


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Lượng khách quốc tế


5,05


6,01


6,79


7,02


7,85


9,62


10,01


12,92


15,50


18,01

Tốc độ tăng (%)


33,95%


19,01%


12,98%


3,39%


11,82%


22,55%


4,05%


29,07%


19,97%


16,19%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 7


(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam)


LƯỢT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM


Đ Ơ N V Ị T Í N H : T R I Ệ U L Ư Ợ T

Lượng khách quốc tế

20

18

16

14

18,01

15,5

12,92

12

9,62

10,01

10

7,85

8

6

4

2

0

5,05

6,01

6,79

7,02

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019


(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam)


Hình 2.1 Lượt khách quốc tế qua các năm 2010-2019


Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có sự tăng trưởng đều qua các năm 2010 đến năm 2019. Năm 2009, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế suy giảm nên ngành du lịch Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến năm 2010, khi thoát khỏi khủng hoảng, lượng khách quốc tế tăng đều sau đó. Năm 2010 số lượng khách quốc tế chỉ có 5,05 triệu lượt tăng 33,95% so với cùng kì năm 2009. Trên đà phát triển ngành dịch vụ du lịch, đến năm 2018, lượng khách quốc tế đã tăng gần gấp đôi so với năm 2010 với 10,01 triệu lượt khách. Những thành phố lớn, các trung tâm kinh tế hàng đầu là những trọng điểm về phát triển ngành dịch vụ du lịch thu hút khách nước ngoài.

Năm 2019, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành dịch vụ du lịch khi thu hút đến hơn 18 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, tăng 16,19% so với năm 2018. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2019 đặt 726 tỷ đồng tăng 17,1% so với năm 2018. Trong 4 tháng cuối năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trưởng đột phá khoảng hơn 30% so với cùng kỳ, trong khi 8 tháng đầu năm chỉ tăng 8,7%. Ngành du lịch Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để dự báo số lượng khách quốc tế đến nước ta là 20,5 triệu lượt và 90 triệu lượt đối với thị trường nội địa. Tổng thu từ khách du lịch năm 2020 có thể lên đến 830 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện tại Việt Nam gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ du lịch nói riêng. Vào tháng 3/2020, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho hoạt động lữ hành, du lịch bị gián đoạn. Theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước bằng văn bản, các hoạt động dịch vụ và du lịch bị gián đoạn, không tiếp nhận khách du lịch quốc tế. Điều này làm số lượng khách quốc tế giảm và đến tháng 4/2020, Việt Nam không tiếp nhận bất cứ hành khách quốc tế nào nhập cảnh.

Bảng 2.2 Lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2019


Đơn vị tính: lượt



Năm 2020


Tháng 1


Tháng 2


Tháng 3


Tổng


Lượt khách quốc tế


1.994.125


1.242.731


493.923


3.686.779


So với cùng kì năm 2019 (%)


132,8%


78,2%


31,9%


81,9%


(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam)


Với những ảnh hưởng từ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam vì thế mà cũng giảm dần. Tính đến tháng 3/2020, tổng số lượng khách là 3.686.779 lượt và chỉ bằng 81,9% so với cùng kì năm 2019 đồng nghĩa là giảm 18,1%. Tháng 1/2020, lượt khách tăng 32,8% so với năm 2019 nhưng đến tháng 2 giảm còn 1.242.731 lượt khách và tháng 3/2020 chỉ còn 493.923 lượt tương đường giảm 68,1% so với cùng kì năm 2019. Những tác động của dịch bệnh ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế nước ta nói chung và xuất khẩu dịch vụ du lịch nói riêng.

Bảng 2.3 Lượt khách quốc tế đến Việt Nam phân loại theo phương tiện giai đoạn 01/2015-03/2020

Đơn vị tính: lượt



Năm


Tổng số lượt


Tăng trưởng

Phương tiện di chuyển

Đường hàng không

Đường biển

Đường bộ

Số lượt

Tăng trưởng

Số lượt

Tăng trưởng

Số lượt

Tăng trưởng

2015

7.898.852

0,2%

6.282.040

0%

63.428

30,5%

1.553.384

100,0%

2016

10.012.735

26,8%

8.260.623

31,5%

284.855

349,1%

1.467.257

94,5%

2017

12.922.151

29,1%

10.910.297

32,1%

258.836

(9,1%)

1.753.018

119,5%

2018

15.497.791

19,9%

12.484.987

14,4%

215.306

(16,8%)

2.797.498

159,6%

2019

18.008.591

16,2%

14.377.509

15,2%

264.115

22,7%

3.366.967

120,4%

03/2020

3.686.779


2.991.585


144.109


551.085



Căn cứ vào số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Tổng cụ Du lịch, số lượng khách tăng trưởng đều qua các năm. Phương tiện di chuyển thông dụng nhất của du khách nước ngoài là đường hàng không và có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Đây là cơ hội tốt để phát triển ngành hàng không hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ du lịch. Các chuyến bay quốc tế cũng mở rộng mạng lưới theo phê chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam để có thể đón các du khách đến với Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng, công tác.

Năm 2019, gần 80% khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, cao hơn đáng kể so với mức bình quân của thế giới là 58% (theo UNWTO). Theo Báo cáo


năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nhóm chỉ số về hạ tầng hàng không của Việt Nam tăng từ 61/141 năm 2017 lên 50/140 năm 2019, chủ yếu do sự gia tăng các hãng hàng không, số km vận chuyển khách và tần suất các chuyến bay. Tuy nhiên, chỉ số chất lượng hạ tầng hàng không tụt hạng (từ 85 xuống

99) và mật độ sân bay vẫn xếp hạng thấp (96) cho thấy yêu cầu cấp thiết mở rộng hạ tầng hàng không đáp ứng lượng khách đi lại ngày càng tăng

Việt Nam hiện có 22 cảng hàng không đang khai thác, trong đó có 11 cảng quốc tế và 11 cảng nội địa. Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2019, 115,5 triệu hành khách qua các cảng hàng không Việt Nam, tăng 11,8% so với năm 2018. Đối với thị trường quốc tế, có 71 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines và Bamboo Airways khai thác gần 140 đường bay quốc tế đi/đến 28 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đối với thị trường nội địa, các hãng hàng không của Việt Nam khai thác trên 50 đường bay nội địa đi/đến các địa phương; vận chuyển gần 55 triệu lượt hành khách, tăng 11,4% so với năm 2018

Với sự phát triển của ngành hàng không khi đã có thêm hãng hàng không Bamboo Airways, Viettravel Airline khiến thị trường cung ứng dịch vụ ngày càng sôi động. Khi có nhiều sự lựa chọn hơn thì du khách có thêm nhiều lựa chọn và là tiền đề để phát triển du lịch. Cầu nối đến với các vùng miền được thu gọn lại, du khách sẽ dễ dàng trải nghiệm, nghỉ dưỡng tại nhiều khu du lịch một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, các công ty lữ hành có thể kết hợp với hãng hàng không để tạo ra một sản phẩm nghỉ dưỡng bao gồm vé máy bay, voucher nghỉ dưỡng và những tiện ích đi kèm kích cầu du lịch.

Năm 2019, có 264.115 lượt khách đến Việt Nam bằng đường biển, tăng 22,7% so với năm 2018. Việt Nam có đường bờ biển dài với nhiều thành phố biển hấp dẫn khách du lịch, nằm trong hành trình quốc tế của các hãng tàu du lịch. Việc đầu tư xây dựng các cảng tàu chuyên dụng đón khách du lịch là rất cần thiết để thu hút khách du lịch đường biển có chi tiêu cao. Cuối năm 2018, Quảng Ninh khai trương cảng tàu khách quốc tế Hạ Long có khả năng đón các tàu biển du lịch có tải trọng lớn.

Năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá dịch bệnh đã khiến hoạt động vận tải, kho bãi bị tác động nghiêm trọng. Trong đó, vận tải hàng không chịu ảnh hưởng nặng


nề nhất với mức sản lượng vận chuyển hành khách năm 2020 giảm 54,1% so với năm 2019 (quốc tế giảm 82,7%; nội địa giảm 22,3%) và giảm 39% về lượng hàng hóa vận chuyển. Sản lượng vận chuyển hành khách 6 tháng đầu năm 2021 giảm 32,2% so với cùng kỳ năm 2020 (quốc tế giảm 97,9% và nội địa tăng 1,4%).

Cơ cấu khách quốc tế theo châu lục và quốc tịch


Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc

Châu Phi

Thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch của

Việt Nam năm 2018

Châu Úc

2,83%

Châu Phi

0,28%

Châu Âu

13,15%

Châu Mỹ

5,83%

Châu Á

77,92%


Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc

Châu Phi

Thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam năm 2019

Châu Úc

2,40%

Châu Âu

12,04%

Châu Phi

0,27%

Châu Mỹ

5,41%

Châu Á

79,89%

Hình 2.2 Thị trường XKDV du lịch của Việt Nam năm 2018 -2019


Từ biểu đồ phân tích thị trường xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam năm 2018-2019, phần lớn khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam từ khu vực châu Á chiếm gần 80% tổng số lượt khách quốc tế. Đứng thứ 2 là khu vực châu Âu với 2.168.152 lượt khách chiếm khoảng hơn 12%. Thị trường xuất khẩu chính dịch vụ du lịch là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kì, Nga. Các khu du lịch của nước ta hiện nay thu hút nhiều khách du lịch, ví dụ như Nha Trang – Khánh Hòa thu hút rất nhiều khách du lịch đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và Nga hay vùng núi Việt Bắc thu hút nhiều khách châu Âu đến trải nghiệm và khám phá hang đông, đồi núi, những nơi hoang sơ.

Bảng 2.4 Thị trường XKDV du lịch Châu Á năm 2019

Đơn vị tính: lượt



Chỉ tiêu


12 tháng

năm 2018


12 tháng

năm 2019

So với cùng kỳ năm trước (%)


Tháng 3

năm 2020

Tổng sống khách quốc tế

15.497.791

18.008.591

116,2

3.686.779

Tổng số khách châu Á

12.075.466

14.386.318

119,1

2.674.367

Thái Lan

349.310

509.802

145,9

125.725

Đài Loan

714.112

926.744

129,8

192.216

Ấn Độ

132.371

168.998

127,7

0

Hàn Quốc

3.485.406

4.290.802

123,1

819.089

Indonesia

87.941

106.688

121,3

21.446

Philippines

151.641

179.190

118,2

36.969

Trung Quốc

4.966.468

5.806.425

116,9

871.819

Nhật Bản

826.674

951.962

115,2

200.346

Campuchia

202.954

227.910

112,3

120.430

Malaysia

540.119

606.206

112,2

116.221

Singapore

286.246

308.969

107,9

51.726

Hồng Kông

62.208

51.618

83

3.780

Lào

120.009

98.492

82,1

36.810

Các thị trường khác thuộc châu Á

150.007

152.512

101,7

77.790


(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023