Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Về Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Thiênnhiên Trong Tiến Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới


03 trạm đang chuẩn bị khởi công; còn lại 5 trạm dự kiến đến năm 2019 sẽ đạt tiêu chí quốc gia; phấn đấu đến năm 2019 toàn huyện có20/20 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Các cơ sở y tế đã tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Đội ngũ y, bác sỹ được bổ sung cả về số lượng và chất lượng, đến nay, toàn huyện có 55 bác sỹ, đạt 7 bác sỹ/1 vạn dân, tăng 23 bác sỹ, tăng 71% so với năm 2010; các chương trình Quốc gia về y tế triển khai đạt hiệu quả không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.

c) Cơ sở vật chất giáodục

Tính đến thời điểm hiện tại, huyện có 35 trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 59,3% (trong đó: Mầm non 13 trường, Tiểu học 14 trường, Trung học cơ sở 08 trường), có 02 trường (TH Kim Lư, THCS Hảo Nghĩa) đã hoàn thành các tiêu chuẩn quy định, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyềncôngnhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Trên địa bàn huyện có 611 phòng học, phòngchăm sóc giáo dục trẻ, 75 phòng học bộ môn, 160 khối phòngphục vụ họctập, 399 phòng hành chính quản trị, 334 công trình khác. Thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên họcsinh.

2.1.3.Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên trong tiến trình xây dựng nông thôn mới

a. Thuậnlợi

Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới vì gần thành phố Bắc Kạn, Có hệ thống giao thông đường bộ, thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thái Nguyên, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh.

b.Khó khăn

Địa hình bán sơn địa, ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ gây ra nhiều khókhăn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, việc áp dụng cơ giớihóa vào sản xuất mang lại hiệu quả chưacao.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 8

Đối tượng nghiên cứu là việc huy động nguồn lực cho quá trình xây dựng nông thôn mới, các chủ thể tham gia việc huy động nguồn lực cho quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổ chức đoàn thể, các phòng, ban, ngành thuộc huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.

2.1.2.Phạm vi nghiêncứu

Phạm vi về khônggian: Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Phạm vi về thờigian: Số liệu và thông tin liên quan đến nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2015 - 2018.

Thời gian nghiêncứu: Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019.

2.3.Nội dung nghiêncứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

- Đánh giá thực trạng việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì giai đoạn 2011 -2015.

- Xác định những thuận lợi và khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường huy động nguồn lực nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì trong những năm tới.

2.4. Phương pháp nghiêncứu

2.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứcấp

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan có liên quanđến chương trình xây dựng nông thôn mới như Văn phòng điều phối chương trình XD NTM, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng kinh tế và hạ tầng, Chi cục Thống kê…Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến quá trình XD NTM nói chung và việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới nói riêng.

- Các bài báo, báo cáo.

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn.

- Các tài liệu liên quan khác.


2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác nhau: Sử dụng phương pháp PRA thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn...

* Đối tượng điều tra:

- Chọn 03 xã/21 xã xây dựng nông thôn mới gồm:

+ Xã Kim Lư đại diện cho các xã đạt 19/19 tiêu chí và đại diện cho nhóm xã có mức thu nhập cao của huyện.

+ Xã Hảo Nghĩa đại diện cho nhóm xã đạt được mức tiêu chí 10 đến15 tiêu chí (13/19 tiêu chí) và đại diện cho nhóm xã có mức thu nhập trung bình của huyện.

+ Xã Xuân Dương đại diện cho nhóm xã đạt mức tiêu chí dưới 10 tiêuchí (8/19 tiêu chí) và đại diện cho nhóm xã có mức thu nhập thấp.

+Trong mỗi xã nghiên cứu phỏng vấn đại diện 5 đoàn thể chính trị - xã hội ở từng xã (Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên), trưởng ban quản lý xây dựng NTM, trưởng ban chỉđạo xây dựng NTM. Tổng là 7người/xã.

+Tại mỗi xã phỏng vấn 03 thôn. Tại mỗi thôn chọn mẫu 20 hộ để điều tra phỏng vấn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở mỗi xã là 60 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 03 xã nghiên cứu là 180 hộ.

2.4.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Toàn bộ sốliệu thu thậpđược xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính

* Phương pháp phân tổ thống kê:Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hànhtổng hợp thống kê.

* Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng việc huy động các nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới của các xã nghiên cứu, sự đóng góp của người dân và cácdoanh


nghiệp, HTX... vào chương trình xây dựng NTM. Từ đó xác định hiệu quả của việc huy động nguồn lực vào chương trình xây dựng NTM.

* Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra qua đó đánh giá được sự huy động nguồn lực vào xây dựng NTM. Mô tả quá trình thực hiện công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Na Rì.

* Phương pháp chuyêngia:Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển nông thôn của phòng Nông nghiệp và PTNT, cán bộ huyện, xã của địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với cán bộ ban quản lý xây dựng NTM của xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

* Phương pháp đồ thị:Đồ thị là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệucung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp thu thập sốliệu

2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu sự huy động nguồn vốn(tiền)

+ Nguồn vốn đầu tư: (Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; vốn đầu tư tín dụng nhà nước; vốn doanh nghiệp; Vốn nhân dân đóng góp; Vốn khác)

+ Lĩnh vực đầu tư (Huy động vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng; phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện các chương trình xã hội ở nông thôn…).

+ Các công trình, kết quả thực hiện từ số vốn huy động của cộng đồng trong phạm vi thời gian nghiên cứu tại địa phương.

2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sự tham góp cơ sở vậtchất

+ Diện tích các loại đất hiến, tặng…

+ Chủng loại, giá trị các vật hiến, tặng…

+ Sử dụng các loại đất hiến, tặng…

+ Sử dụng các vật hiến, tặng…


2.5.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sức laođộng

- Những hoạt động có sự tham gia về lao động của cộng đồng theo từng lĩnhvực.

- Kết quả cụ thể việc tham gia lao động của cộng đồng theo từng lĩnh vực.

2.5.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sự tham gia ý kiến của cộng đồng

- Những hoạt động người dân tham gia ýkiến.

- Một số kết quả từ sự tham gia ý kiến của cộngđồng.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1.Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì

3.1.1. Khái quát chung

3.1.1.1.Triển khai thực hiện

(1). Công tác tuyên truyền, vận động

a) Tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân để phát huy vai trò trong quá trình triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn:

Ban chỉ đạo huyện đã tích cực, chủ động quán triệt, triển khai và xây dựng nghị quyết chuyên đề về Chương trình xây dựng NTM; ban hành các loại văn bản hướng dẫn; phân công thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các xã; biên tập lại nội dung 19 tiêu chí hướng dẫn các xã thực hiện; thành lập Đoàn công tác kiểm tra Chương trình ở các xã. Chỉ đạo các xã kiện toàn Ban quản lý các cấp, tiếp tục chỉ đạo, vận động nhân dân chủ động tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương và duy trì những tiêu chí đã đạt được.

Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và cách thức tiến hành xây dựng nông thôn mới, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú tổ chức hội thi tuyên truyền nông thôn mới thông qua các câu chuyện, tiểu phẩm giúp nhân dân hiểu rò hơn mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện đã: Tổ chức được 72 hội nghị ở các cấp; cấp phát tài liệu, tờ rơi: 300 bộ, tuyên truyền quan đài phát thanh, truyền hình được 55 buổi với 38 tin bài.


b) Kết quả phát động phong trào thi đua "Bắc Kạn chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn toàn huyện, tổ chức tại huyện và 21 xã, kết quả nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn huyện hăng say sản xuất, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau phát triển kinh tế gia đình, vệ sinh đường làng, ngò xóm, gia đình. Vận động các hộ gia đình tham gia được lao động được 28.227 triệu đồng; hiến đất được: 26.227m2 chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất vườn nhà; đóng góp tiền mặt: 171 triệu đồng.

Riêng xã Kim Lư vận động cán bộ, công chứccấp xã, cấp thôn và một số đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp được 175.913.000 đồng, xây dựng nhà làm việc đoàn thể cấp 4 với tổng diện tích sử dụng 128 m2với 5 phòng làm việc, 01 nhà bảo vệ, nhà kho 45m2 và 02 gara để xe với diện tích 120m2; vận động người dân theo cơ chế nhà nước hỗ trợ 30, dân góp 70 làm được 1,18km đường ngò xóm.

Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (5 không: không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học.3 sạch:sạch nhà, sạch bếp, sạch ngò). Chương trình đã được triển khai sâu rộng, có 4 xã và 35 chi hội tổ chức cam kết thực hiện đoạn đường tự quản. Có 216/233 chi hội đăng ký thực hiện không có người sinh con thứ 3 trở lên, không mắc các tệ nạn xã hội, hàng tháng các chi hội duy trì vệ sinh đường làng ngò xóm.

c) Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đối với việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò tiên phong trong tuyên truyền, vận động, thông qua các buổi tọa đàm để tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân cùng tham gia thực hiện. Những năm qua MTTQ các cấp trong huyện, xác định xây dựng NTM là chủ trương lớn của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã tập trung xây dựng nhiều mô hình, nhiều cuộc vận động có nội


dung thiết thực, cụ thể. Tiêu biểu nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới đã tạo được sức lan tỏa rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, làm cho mọi người hiểu rò, thấm nhuần mục đích, ý nghĩa, từ đó tự nguyện đóng góp tiền của, công sức vào phong trào xây dựng NTM. Công tác tập huấn, tuyên truyền cơ bản đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ để triển khai thực hiện chương trình.

(2). Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình

a) Bộ máy chỉ đạo Chương trình từ cấp tỉnh đến xã, thôn:

Cấp huyện: Đã thành lập, và kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện gồm 20 thành viên, đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban; giúp việc cho Ban Chỉ đạo Phòng NN&PTNT (cơ quan thường trực) và các phòng ban chuyên môn của huyện. Tổ giúp việc Ban chỉ đạo 14 thành viên là lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn, Tổ trưởng là lãnh đạo phòng NN&PTNT huyện.

Cấp xã:21/21 xã đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn và Ban giám sát cộng đồng theo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh.

b) Kết quả kiện toàn bộ máy giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối các cấp. Huyện đã thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 03/6/2015: Văn phòng điều phối do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm cơ quan thường trực, thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo huyện quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xay dựng nông thôn mới cấp huyện. Văn phòng điều phối huyện sử dụng con dấu của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí