Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Phát Triển Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất


c) Về cơ bản bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện phù hợp để hoàn thành mục tiêu của chương trình, tuy nhiên các cán bộ thực hiện điều là kiêm nhiệm, bận quá nhiều việc nên ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Còn một số xã chưa tập trung quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hoặc lĩnh vực mình phụ trách, chưa huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc; nhiều nơi còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của cấp trên, chưa phát huy được hiệu quả của chương trình.

(3). Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện

a) Đánh giá việc ban hành các văn bản để hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của Trung ương:

Vận dụng chính sách của Trung ương và tỉnh, huyện đã ban hành thêm một số cơ chế chính sách phù hợp với địa phương, như chính sách cấp xi măng để dân tự làm đường ở xã Kim Lư, Cường Lợi, Côn Minh, Hữu Thác; chính sách hỗ trợ cho 10thành lập Hợp tác xã mới (năm 2012)...

Tuy vậy, tới nay vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương chậm được ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế như: Chính sách cho các vùng đặc thù, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn xã; Hướng dẫn về quy chế quản lý xây dựng nông thôn…

b) Kết quả ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm:

- Cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn: Việc lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư vốn trên địa bàn được quan tâm chú trọng và thực hiện linh hoạt. Việc lồng ghép phải được thực hiện từ khâu lập, phân bổ và giao dự toán kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi hằng năm. Các hoạt đông của các Chương trình, dự án khác được triển khai theo định hướng hỗ trợ thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới như dự án 3PAD, dự án childfund, dự án sử sụng nguồn kinh phí sự nghiệp của huyện, chương trình 135,...


- Cơ chế giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã: Các hoạt động đều thực hiện phân cấp và giao được quyền làm chủ cho cộng đồng, cộng đồng chủ động không chỉ tham gia đóng góp nguồn lực cho đầu tư xây dựng mà còn tham gia ngay từ khâu xây dựng định hướng thực hiện, quy hoạch nông thôn mới và quan trọng nữa là tham gia giám sát quá trình thực hiện tại cơ sở. (Kết quả chi tiết tại biểu số 01 kèm theo)

(4). Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình

Cán bộ cấp huyện và cấp xã được hướng dẫn chi tiết nội dung thực hiện như: Phương pháp tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng NTM; phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn; công tác lập, quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án NTM; trang bị đầy đủ tài liệu về xây dựng NTM cho các xã.

Đãtổ chức 01 lớp tập huấn tại huyện về xây dựng NTM cho 65 lượt người tham dự, gồm thành viên BCĐ huyện, BCĐ 21 xã; mở 04 lớp tập huấn tại 4 xã Quang Phong, Liêm Thủy, Kim Lư và Hảo Nghĩa, có 170 học viên tham gia là cán bộ Ban chỉ đạo, Ban quản lý, đại diện ban phát triển thôn, các đoàn thể trong xã.

Tổ chức, tham gia thăm quan học tập kinh nghiệm tại Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Ninh, Hòa Bình và trên địa bàn tỉnh được 6 cuộc, cho 70 lượt cán bộ, nông dân các cấp.

Công tác đào tạo, tập huấn và học tập kinh nghiệm đã giúp nâng cao năng lực và nhận thức cho các cán bộ, nông dân trong chỉ đạo và thực hiện Chương trình từ huyện đến xã, thôn.

3.1.1.2. Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn

Kết quả đạt được:Các xã đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng, là yếu tố quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân.


Sau hơn 5 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện cụ thể như sau:

Đường giao thông nông thôn: Được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức xúc của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Đã có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực phù hợp nên đã huy động được sự tham gia của người dân và toàn xã hội. Kết quả có 35công trình được xây dựng với 23,5km đường giao thông nông thôn được cứng hóa.

Thủy lợi:Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh;tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá được 151,7/329km đạt 46%. Các công trình được đầu tư xây dựng đến nay toàn huyện có 80% diện tích đảm bảo chủ động được tưới. Thực hiện tốt công tác vận động nhân dân tham gia nạo vét, tu sửa kênh mương.

Điện nông thôn: Tiếp tục được nâng cấp và mở rộng. Chủ yếu là vốn của ngành điện và các dự án. Người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện.đến nay toàn huyện có 21/21 xã có điện đến trung tâm; 91% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia;

Trường học: Từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hoá, toàn huyện có 56 trường học các cấp, có 09 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia (05 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 02 trường THCS), 100% trẻ em đến tuổi được đi học. Chính sách hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc, miền núi, chính sách cho vay vốn để học tập được điều chỉnh tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên từ các vùng nông thôn.

Cơ sở vật chất văn hóa: Nhà văn hóa xã và thôn đã được đầu tư xây dựng nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, chưa đạt quy cách theo tiêu chuẩn, chưa có các trang thiết bị, cơ sở vật chất.

Chợ nông thôn: Hiện nay trên địa bàn huyện có 7 chợ nông thôn (Cường Lợi, Cư Lễ, Côn Minh, Xuân Dương, Hảo Nghĩa, Lạng San, Vũ Loan), các chợ hoạt động tốt, phục vụ được nhu cầu về giao lưu, trao đổi hàng hóa của thương nhân và nhân dân trong vùng.


Bưu điện: 21/21 xã đạt chuẩn theo quy định, các điểm bưu điện hoạt động tốt, có dịch vụ internet, cung cấp thư báo kịp thời.

Nhà ở dân cư: Trên địa bàn toàn huyện có tổng số 8.753 hộ dân trong đó có 7.113 hộ dân có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, còn 197 nhà tạm, dột nát. Toàn huyện có 11/21 xã đạt tiêu chí.

Tồn tại, hạn chế: phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã còn chưa đồng bộ và chưa đồng đều giữa các vùng. Tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình chia cắt, suất đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế. Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện.

3.1.1.3.Sử dụng và phân bổ các nguồn lực đầu tư

* Kết quả đạt được:

- Trong 5 năm 2011-2015, chương trình đã huy động được 567.139 triệu

đồng

+ Vốn hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 203.185 triệu đồng, gồm ngân

sách Trung ương 138.274 triệu đồng và ngân sách địa phương các cấp 64.911 triệu đồng.

+ Vốn lồng ghép 204.730 triệu đồng.

+ Vốn tín dụng 117.678 triệu đồng.

+ Dân đóng góp 28.392 triệu đồng.

+ Nguồn khác 12.854 triệu đồng.

- Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình, phân theo các nguồn: (Kết quả chi tiết tại biểu số 02 kèm theo).

- Kết quả phân bổ, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ theo quy định của Trung ương(Kết quả chi tiết tại biểu số 03 và 04 kèm theo).

- Kết quả thực hiện vốn cụ thể hàng năm và lũy kế 5 năm, bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp; theo nội dung đầu tư hỗ trợ: (Kết quả chi tiết tại biểu số 05 kèm theo).


* Tồn tại, hạn chế:Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nguồn ngân sách bố trí cho chương trình còn thấp so với nhiệm vụ đề ra; Đầu tư của doanh nghiệp vào nông thôn rất thấp; Thiếu cơ chế lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn.

3.1.1.4.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hình thức tổ chức sản xuất

* Kết quả đạt được:Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất của các xã đều được xây dựng trên cơ sở xác định nhóm cây, con có tiềm năng phát triển, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 người dân đăng ký nhu cầu hỗ trợ về máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất(máy cày, tuốt lúa, cắt cỏ, máy bơm,…) nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, giúp người dân dần thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đã có nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả cao được các xã quan tâm nghiên cứu, nhân rộng như mô hình cây ăn quả, cánh đồng một giống lúa, chăn nuôi gia súc, cây lâm nghiệp,... một số xã đã bước đầu quan tâm chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa.

Thu nhập: Hiện chưa có xã nào đạt tiêu chí này; thu nhập bình quân đầu người thấp, chưa đáp ứng cuộc sống sinh hoạt. Xã có thu nhập cao nhất Côn Minh bình quân 17,7 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu lao động: Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên 22.533/23.978 người chiếm 94% vượt chỉ tiêu quy định. Có 20/21 xã đạt tiêu chí (xã Vũ Loan không đạt).

Hình thức tổ chức sản xuất: Trên địa bàn toàn huyện có 20 tổ hợp tác hoặc HTX nông lâm ngư nghiệp hoạt động có hiệu quả; đến thời điểm hiện tại có 13/21 xã đạt tiêu chí.

* Tồn tại, hạn chế:

- Việc chỉ đạo phát triển sản xuất ở nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa tập trung.

- Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất còn ít.

- Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chưa có chuyển biến tích cực. Hầu hết HTX hiện có chậm đổi mới, đa số hoạt động kém hiệu quả.


3.1.1.5.Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội

* Kết quả đạt được:

- Hộ nghèo: Toàn huyện có 1.680 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19% trong tổng số 8.753 hộ dân. Có 3/21 xã đạt tiêu chí (Kim Lư, Lương Hạ, Cường Lợi). Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết cuối năm 2014 (17,98%) giảm bình quân 4%/năm so với năm 2011 là (34,3%).Đến nay đã có 14,3% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo.

- Giáo dục: Đến nay 100% số xã đạt phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 95%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%.

- Y tế: Có 15/21 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 98% vượt chỉ tiêu quy định. Công tác chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở được đổi mới, mở rộng dịch vụ y tế cho tuyến xã, góp phần giảm tải cho tuyến trên.

- Văn hóa: Toàn huyện chưa xã nào có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ VH - TT - DL.

- Môi trường: Hiện chưa có xã nào đạt tiêu chí này; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 68%; các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chưa thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; các xã đã quy hoạch nghĩa trang nhưng chưa thực hiện được; công tác xử lý nước thải, rác thải chưa được thu gom và xử lý theo quy định.

* Tồn tại, hạn chế:

- Nếp sống văn minh, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao ở khu vực nông thôn miền núi vẫn chậm được cải thiện; chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở nhiều nơi chưa đảm bảo. Nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới còn hạn hẹp; thiết chế văn hóa, thể thao nông thôn còn thiếu và yếu.

- Các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có nhiều chuyển biến rò rệt. Các hoạt động cải tạo cảnh quan vẫn chưa được chú trọng chỉ đạo thực hiện.


* Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

- Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Tiêu chí 01 gồm 3 nội dung là Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩnmới; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cưhiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Bảng 3.1. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông (Tính đến tháng 6 năm 2019)


TT


Nội dung của tiêu chí

Mức độ hoàn thành tiêu chí của các xã

Số xã đạt dưới 25%

Số xã đạt từ 26-

50%

Số xã đạt từ 51-

75%

Số xã đạt từ 76-

99%

Số xã đã đạt tiêu chí


1

Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi

lại thuận tiện quanhnăm

0

0

0

1

18


2

Đường trục thôn, bản, ấp vàđường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện

quanh năm

0

0

1

2

16

3

Đường ngò, xóm sạch và không lầy

lội vào mùa mưa

0

0

0

5

15


4

Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện

quanhnăm



4

5

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 9

(Nguồn số liệu: UBND huyện Na Rì, tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới)


Trong 5 năm đã kiên cố hóa được 135,5 km (tăng 53,5 km, tăng 65% so với giai đoạn 2010 - 2015) đưa tổng số km đường giao thông nông thôn đượccứng hóa là: 285,5 km, đạt 51,12%. Đến nay, trên địa bàn huyện Na Rì số xã đạt tiêu chí này là 11/21xã.

- Tiêu chí 3: Thủy lợi

Bảng 3.2. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi (Tính đến tháng 6 năm 2019)


TT


Nội dung của tiêu chí

Mức độ hoàn thành tiêu chí

của các xã

Số xã đạt dưới

25%

Số xã đạt từ 26-

50%

Số xã đạt từ 51-

75%

Số xã đạt từ 76-

99%

Số xã đã đạt tiêu chí


1

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tướivà tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở

lên

0

0

0

1

18


2

Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai

tại chỗ

0

0

0

1

18

(Nguồn số liệu: UBND huyện Na Rì, tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới)

Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn huyện đã triển khai nạo vét, nắn chỉnh do Sở NN &PTNT Bắc Kạn làm chủ đầu tư; 7 công trình nạo vét, khơi thông dòng chảy do ngân sách huyện thực hiện,vớitổngkinhphíthựchiện trên 2,0 tỷ đồng. Trong 5 năm đã triển khai xây dựng đường trục chính giao thông nội đồng được cứng hóa là 23,07 km (tăng 20,4 km so với năm 2011). Đến nay, trên địa bàn huyện số xã đạt tiêu chí này là 18/21xã.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí