Nhân Tố Khách Quan Do Môi Trường Kinh Doanh Và Chính Sách Của Nhà Nước


chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,701. Nguyên nhân gây ra nợ xấu là do ngân hàng không tuân thủ các chính sách của ngân hàng. Cụ thể đối với trường hợp của Công ty Xây dựng Hương Nguyên, ngân hàng đã giải ngân vượt nhu cầu vốn của khách hàng, tại thời điểm giải ngân, khách hàng chỉ còn giải ngân được 1,23 tỷ đồng nhưng ngân hàng giải ngân 2,12 tỷ đồng =>vượt nhu cầu giải ngân 0,89 tỷ đồng. Ngân hàng giải ngân cho khách hàng để thanh toán cho đối tác đầu vào nhưng không căn cứ vào điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng kinh tế.

Biện pháp và khả năng thu hồi: ngân hàng đang phối hợp với AMC để xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản để thu hồi nợ.

- Biến “đạo đức nghề nghiệp kém”: Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 5,83%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,575. Thực tế cho thấy chỉ một số ít cán bộ, nhân viên tín dụng cố tình cấu kết với khách hàng để lấy tiền ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố gây ra nợ xấu khi khách hàng không hoàn trả gốc lãi khi đến hạn và gây thiệt hại cho ngân hàng. Như trường hợp của Lê Nữ Dạ Thảo đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt 14 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán và tiêu xài cá nhân. Lê Nữ Dạ Thảo đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình làm nhân viên Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Thảo được lãnh đạo chi nhánh giao sử dụng tư cách cá nhân để gửi 22 tỉ đồng của đơn vị vào Ngân hàng TMCP Nam Việt, sau đó mang hợp đồng gửi tiền về giao cho ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên sau đó, Thảo đã giả vờ làm đơn báo mất bản hợp đồng tiền gửi để xin cấp hợp đồng mới, rồi lại dùng hợp đồng mới này thế chấp lại cho Ngân hàng Nam Việt để vay 15 tỉ đồng. Thảo đã sử dụng số tiền vay được đầu tư vào chứng khoán và tiêu xài cá nhân. Khi vụ việc bị phát hiện, Thảo đã mang nộp lại cho ngân hàng 1 tỉ đồng, còn lại 14 tỉ đồng gần mất khả năng thu hồi.


- Biến “chất lượng thẩm định thấp”: thẩm định là khâu cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Đây chính là khâu mấu chốt trong việc đánh giá khách hàng về khả năng sản xuất kinh doanh và hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 82,5%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,592. Nguyên nhân do bộ phận thẩm định trực thuộc sự quản lý của chi nhánh, nhiều khoản vay thẩm định được duyệt theo chỉ thị của an lãnh đạo chi nhánh. Do đó, không đảm bảo tính khách quan đối với khoản vay.

Như trường hợp của Công ty Hương Nguyên ngân hàng thực hiện thẩm định phê duyệt điều kiện giải ngân không phù hợp khi yêu cầu dư nợ tại thời điểm giải ngân và số tiền giải ngân không vượt quá 90% giá trị đã nghiệm thu chưa thanh toán cộng với 50% giá trị chưa thực hiện =>ngân hàng đã cho vay vượt quá giá trị khách hàng đã thi công.

Hoặc trường hợp của công ty Kim Diệp dư nợ 19,3 tỷ đồng). Công ty Kim Diệp được cấp hạn mức tín dụng 25 tỷ đồng với mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Khách hàng hiện đang có dư nợ xấu tại ngân hàng. Phòng thẩm định khi thẩm định phương án kinh doanh gỗ của khách hàng đã không phát hiện ra đối tác đầu vào không có chức năng kinh doanh gỗ theo đăng ký kinh doanh) và lô gỗ ngân hàng tài trợ không có chứng từ xuất xứ. Nhưng ngân hàng đã phê duyệt khoản vay này cho khách hàng với tổng giá trị 14 tỷ.

Thêm một trường hợp nữa của khách hàng Lê Thái. Khách hàng vay mua ô tô trả góp 740 triệu đồng, thời hạn 48 tháng. Bộ phận thẩm định chỉ thẩm định nguồn trả nợ chỉ dựa trên xác nhận thu nhập từ lương và cổ tức của công ty cho hai vợ chồng khách hàng là không đủ căn cứ. Cả hai vợ chồng bà Thái đều làm việc tại Công ty CP SXVL và CDCT 1, nguồn thu nhập từ lương và vốn góp vào công ty này, tuy nhiên thep sao kê tài khoản của khách hàng tại ngân hàng không có giao dịch nào trả lương.


Phòng thẩm định cũng không thu thập thông tin và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động thực tế của Công ty CP SXVL và CDCT 1 mặc dù trong thời gian vài năm trở lại đây l nh vực thi công xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ như đơn vị này.

- Biến “Cán bộ tín dụng làm việc thiếu trách nhiệm”: Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 6,67%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,575. Nguyên nhân do một số cán bộ nhân viên không nghiêm túc thực hiện các quy định của ngân hàng. Cụ thể trường hợp của Khách hàng Hoàng Thiên Việt dư nợ thẻ Visa 86,9 triệu đồng). Cán bộ tín dụng khi xem xét thu thập các thông tin tài chính, nguồn thu nhập của khách hàng đã không xem xét đầy đủ, chính xác. Ví dụ như hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng của khách hàng năm 2011 của khách hàng chỉ đến 30/11/2012 =>khách hàng lao động xác định thời hạn dẫn đến rủi ro khách hàng không tiếp tục được ký hợp đồng lao động =>không có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng cũng không thu thập được quyết định bổ nhiệm chức vụ phó ban k thuật của Công ty nơi khách hàng làm việc và không thu thập bảng lương tối thiểu 3 tháng để xác định mức lương trung bình. Hiện tại cán bộ tín dụng cũng chưa có biện pháp thu hồi cụ thể.

- Biến “Thiếu thông tin thị trường”: tại H chưa thành lập một bộ phận chuyên sâu về các k năng phân tích ngành, phân tích thị trường cung cấp thông tin cho các nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng là người trực tiếp tìm kiếm các thông tin này, chỉ tìm kiếm trên các phương tiện báo chí chưa chắc tiếp cận được nguồn thông tin cần thiết và thông tin có khi không đảm bảo tính chính xác. Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 60,00%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,525. Ví dục như: khi ngân hàng cho vay thế chấp hàng tồn kho và khoản phải thu đối với một loại hàng hóa, ngân hàng không có bộ phận


phân tích chuyên sâu các thông tin về loại hàng hóa đó, dẫn đến cán bộ tín dụng không có nhiều thông tin về tình hình thực tế cũng như dự đoán tình hình trong tương lai hàng hóa đó. Cụ thể, khi cho vay thế chấp là hàng tồn kho tại Công ty Gỗ Trường Thành, bộ phận tín dụng chỉ đánh giá tài sản hàng tồn kho thế chấp dựa trên thực tế của khách hàng chứ không có những thông tin tham khảo về hàng hóa là gỗ và các sản phẩm từ gỗ nói chung và tình hình của những hàng hóa, sản phẩm này trong thời gian tới như thế nào, dẫn đến khi khách hàng đầu tư dài hạn vượt quá khả năng cân đối tài chính do xây dựng kế hoạch kinh doanh, dòng sản phẩm chủ lực không theo sát thị trường, không thay đổi kịp để phù hợp ngay khi thị trường có dấu hiệu suy giảm và ngân hàng cũng không lường trước được rủi ro này dẫn đến khách hàng không trả được nợ khi khách hàng đã quá hạn thanh toán.

Hay trường hợp hàng tồn kho là các thiết bị chiếu sáng, bóng đèn phục vụ cho các công trình lớn được thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay của nhóm công ty Hoàng Gia Phong, Công ty Triệu Quang. Ngân hàng cũng không có những báo cáo đánh giá về loại hàng hóa này định kỳ khiến cho nhân viên tín dụng không thể đánh giá hết được rủi ro có thể xảy ra nhất là khi hàng hóa lưu kho quá lâu, rủi ro hàng hóa bị lỗi, không phù hợp với nhu yếu thị trường hiện tại => giá trị hàng hóa giảm, không c n đủ đảm bảo giá trị để xử lý nợ cho khách hàng.

Biện pháp và khả năng thu hồi: bán tài sản thế chấp là hàng tồn kho, tuy nhiên giá trị thu hồi không lớn.

- Biến “hệ thống xếp hạng tín nội bộ mang tính chủ quan”: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của H chưa có sự liên kết giữa xếp hạng tín dụng và định giá, không đánh giá khách hàng dựa trên loại tài sản đảm thế chấp, không cảnh báo khi khách hàng giải ngân vượt giá trị tài sản đảm bảo, không có thiết kế riêng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp lớn. Do đó, các tiêu chí đánh giá khách hàng và mức độ rủi ro khách hàng gây ra chưa thực sự hiệu quả. Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 75,83%, tỷ lệ này tương


đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,435. Điển hình là trường hợp của Công ty Gỗ Trường Thành. Khách hàng đã bị quá hạn trên 360 ngày, thực tế theo quy định 4 3 và quy định 18 của ngân hàng nhà nước, khách hàng này đã bị xếp vào nhóm 5, tuy nhiên theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng (mang tính chủ quan nhiều) nên khách hàng chỉ bị xếp vào nhóm 2. Khách hàng không hợp tác thực hiện theo các cam kết với ngân hàng theo các biên bản làm việc, và không thanh toán tiền lãi theo lộ trình cơ cấu nợ. Với nhiều bất ổn về kinh tế v mô, việc công ty sử dụng đ n bẩy kinh tế lớn dẫn đến gặp nhiều rủi ro. Năm 2012 khách hàng bị mất cân đối tài chính, đến cuối năm 2013 được khắc phục một phần bằng việc tăng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên do dư nợ ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng cao và áp lực lãi suất lớn, nguồn đầu tư không sinh lời, sản xuất kinh doanh không kịp đáp ứng xu thế thị trường, đầu vào phải ứng tiền mua nguyên liệu trước nhưng đầu ra lại trả sau và có nhiều trường hợp phải giãn tiến độ thanh toán nên dòng tiền bị thâm hụt, ảnh hưởng đến dòng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh.

Công ty cổ phần Đình Đoàn Quốc: Khách hàng này đã bị quá hạn trên 90 ngày, thực tế theo quy định 4 3 và quy định 18 của ngân hàng nhà nước, khách hàng này đã bị xếp vào nhóm 4, tuy nhiên theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng (mang tính chủ quan nhiều) nên khách hàng chỉ bị xếp vào nhóm 2 mặc dù hoạt động kinh doanh của khách hàng bị suy giảm nghiêm trọng, các khoản công nợ từ các công trình khách hàng đã thi công không thu hồi được dẫn đến mất khả năng trả nợ.

- Biến “Công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro chưa được chú trọng”: Cơ chế bảo hiểm tiền vay và việc định giá tài sản đảm bảo trong quá trình thẩm định đóng vai trò quan trọng nhưng việc xem xét, đánh giá tài sản đảm bảo, các chuẩn mực về tài sản c n chưa đầy đủ. Đặc biệt tài sản đảm bảo là hàng tồn kho và khoản phải thu. Cơ cấu cho vay chưa cân đối thể hiện ở tỷ trọng cho vay, chính sách cho vay tập trung vào một số khách hàng, tập trung ở một số ngành nghề gây rủi ro cho ngân hàng. Điều này, dẫn


đến nguy cơ tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong trường hợp các ngành trên biến động mạnh theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 77,50%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,592. Trong nguyên nhân phải kể đến khoản vay của tập đoàng tầu thủy Việt Nam Vinashin. Việc tập trung cho vay nhóm khách hàng thuộc Vinashin từng được coi là chính sách “đón đầu” của ngân hàng. Chỉ tính riêng dư nợ cho vay đến tháng 2.2012 vào các công ty thuộc tập đoàn Vinashin đã lên tới 2.745 tỷ đồng, ngoài ra ngân hàng còn tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp Vinashin 600 tỷ đồng. Tuy nhiên việc tập trung quá nhiều vào nhóm khách hàng này tương đương 3% vốn điều lệ của ngân hàng) dẫn đến khi kinh tế suy thoái, ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề từ việc tập trung tín dụng này. Riêng chi phí huy động vốn hằng năm ngân hàng phải trả để duy trì dư nợ này đã làm ngân hàng phát sinh chi phí đến khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Tăng trưởng tín dụng là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngân hàng, tuy nhiên, ngân hàng tăng trưởng tín dụng không chú trọng danh mục tín dụng tăng trưởng mà chỉ tập trung tăng trưởng vào các công ty thuộc Vinashin dẫn đến nợ xấu tăng lên nhanh chóng khi Vinashin mất khả năng chi trả nợ.

Đối với công ty Kim Diệp ,phòng thẩm định khi thẩm định phương án kinh doanh gỗ của khách hàng đã không phát hiện ra đối tác đầu vào không có chức năng kinh doanh gỗ theo đăng ký kinh doanh và lô gỗ ngân hàng tài trợ không có chứng từ xuất xứ. Nhưng ngân hàng đã phê duyệt khoản vay này cho khách hàng với tổng giá trị 14 tỷ. au đó, khách hàng tiếp tục đề nghị ngân hàng tài trợ 11 tỷ cho phương án thứ ba giống hai phương án trên về đối tác đầu vào và đầu ra, tại thời điểm này phòng thẩm định dã phát hiện ra vấn đề này, tuy nhiên ngân hàng vẫn thực hiện phê duyệt khoản vay theo tờ trình của phòng khách hàng doanh nghiệp. Hiện cả ba khoản nợ trên đều quá hạn. Ngân hàng thực hiện phê duyệt khoản vay khi khách hàng có nợ quá hạn. Khách hàng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động mang tính gia đình, báo cáo tài


chính không có độ tin cậy, thiếu tính minh bạch. => ngân hàng chưa chú trọng đến các điều này dẫn đến không đánh giá đúng tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.

- Biến “Năng lực điều hành của ban lãnh đạo trong việc xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ xấu”: an lãnh đạo của H đặc biệt quan tâm đến việc quản lý nợ xấu. Đặc biệt, khi sáp nhập với Habubank, xử lý nợ xấu được xem là một trong những vấn đề trọng tâm cần thực hiện ngay. Đối với các khoản nợ xấu, ban lãnh đạo phân tích và đưa ra cách làm chi tiết để xử lý từng món. Tuy nhiên, việc xử lý đ i hỏi nhiều thời gian và công sức, nên quá trình triển khai, thực hiện chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ kinh doanh, H vẫn phải chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình.

2.3.2.3 Nhân tố khách quan do môi trường kinh doanh và chính sách của nhà nước

Ngân hàng là một trong những loại hình doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường kinh doanh và các chính sách của nhà nước. Mọi sự thay đổi trong các biến động kinh doanh và chính sách nhà nước có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực lên hoạt động của ngân hàng. Và đây cũng là nhân tố các tác động nhiều đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.

Sự tác động của từng biến trong nhân tố môi trường kinh doanh và chính sách nhà nước được thể hiện qua bảng 2.18: giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố khách quan môi trường kinh doanh và chính sách nhà nước.


Bảng 2.18: Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý và độ lệch chuẩn của nhân tố khách quan do môi trường kinh doanh và chính sách của nhà nước


Biến khảo sát

Tỷ lệ đồng ý

Độ lệch chuẩn

Biến động môi trường kinh doanh

76,67%

0,541

ự mất ổn định và thiếu đồng bộ, hợp lý của pháp luật, môi trường

pháp lý

40,83%

0,575

Cơ chế chính sách của nhà nước

54,17%

0,594

Cơ quan thực thi pháp luật hoạt động chưa hiệu quả

30,83%

0,559

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 7

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả (xem phụ lục 5)


- Biến “ iến động môi trường kinh doanh”: Trong các năm 2011, 2012, 2013, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam lần lượt là 6,24%, 5,25%, 5,4%. Năm 2011 - 2013 là một giai đoạn đầy khó khăn của các doanh nghiệp, hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, tình trạng bất động sản đóng băng, và nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Chỉ tính riêng trong năm 2012, tổng số doanh nghiệp phá sản là 58.128 doanh nghiệp. Năm 2013, tổng số doanh nghiệp phá sản ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11, % so với năm 2012, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803 doanh nghiệp, số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40.116 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công nghiệp tăng trưởng chậm, xuất khẩu nông sản khó khăn, hiệu quả thấp, khả năng ph ng tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai đối với sản xuất cón nhiều hạn chế. Điều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng Việt nam nói chung và SHB nói riêng. Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 76,67%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,541. Một số công ty chịu biến động mạnh từ môi trường kinh doanh như:

Công ty Gỗ Trường Thành, theo báo cáo tài chính của công ty năm 2011 doanh thu của khách hàng đạt 2578,2 tỷ đồng , năm 2012 doanh thu chỉ đạt 1642,1 tỷ đồng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí