5.2.2.4. Một số các giải pháp khác
(1) NHNN cần nới lỏng việc quản lý các GDPS, tăng cường phối hợp với các NHTM và các tổ chức quốc tế trong vấn đề minh bạch hóa thông tin tài chính, tiền tệ nhằm hạn chế được những rủi ro không đáng có đồng thời làm giảm sự biến động quá lớn của thị trường.
(2) Tiến hành các khóa đào tạo và tập huấn về NVPS, “các kỹ năng cần thiết về GDPS cho các cán bộ, nhân viên NH nhằm cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản nhất về CCPS, làm nền tảng để các NHTM sáng tạo và tự thiết kế riêng những SPPS cho NH mình”.
(3) Xây dựng những quy định và chuẩn mực chung về hình thức cũng như nội dung của một số hợp đồng phái sinh cơ bản như hợp đồng tương lai, nhằm giảm bớt rủi ro đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy việc phổ biến các hợp đồng này trên thị trường.
(4) Trong môi trường hội nhập đòi hỏi “NHNN phải “uyển chuyển trong hoạt động, cũng như trong việc ban hành các quy định sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và những cam kết của Việt Nam đối với WTO. Để đáp ứng được những yêu cầu trong điều kiện hội nhập, thiết nghĩ NHNN cần có những chuyển biến tích cực trong cách quản lý, và những thay đổi trong cách lập luận mà cụ thể là”:
- Nâng cao vị thế và tính độc lập, tự chủ của NHNN trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, nhằm tăng cường hiệu lực của các công cụ quản lý.
- Tăng cường phối hợp với các NHTM và các tổ chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, thông tin, và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế được những biến động của thị trường.
- Cải cách thể chế và hệ thống luật NH theo xu hướng quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mẫu Về Đặc Điểm Của Các Đối Tượng Tham Gia Khảo Sát
- Kết Quả Thủ Tục Lựa Chọn Biến Theo Phương Pháp Chọn Từng Biến
- Quy Trình Làm Việc Nhanh Chóng, Thuận Tiện, Chi Phí Giao Dịch Thấp.
- Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 22
- Giá Trị Hợp Đồng Và Giá Trị Ghi Sổ Gdps Của Các Nhtm Việt Nam
- Những Ý Kiến Khác Của Quý Vị Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Các Gdps Của Các Nhtm
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
- Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính.”
5.2.3. Đối với các NHTM
Thứ nhất, và quan trọng nhất đó chính là quan điểm của người lãnh đạo NHTM đối với việc phát triển các GDPS. Hiện nay, dịch vụ truyền thống của NHTM đang có sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các NH với rất nhiều các sản phẩm tiện ích cho KH. Lợi nhuận từ hoạt động truyền thống có xu hướng chững lại với chi phí gia tăng nhanh, các NHTM lớn trên thế giới từ lâu đã nghiên cứu, triển khai và phát triển các sản phẩm nghiệp vụ mới trong đó có GDPS trong khi các NHTM Việt Nam với tiềm lực về vốn và nhân lực hạn chế đang đi chậm hơn so với các NHTM quốc tế. Qua điều tra phỏng vấn một số vị trí quản lý trong các NHTM Việt Nam, tác giả nhận thấy họ và cấp cao hơn của họ đều cho rằng phát triển GDPS là tất yếu. Tuy nhiên nhiều lãnh đạo NHTM còn băn khoăn về lợi ích và hạn chế của các giao dịch này bởi chúng có thể
mang lại lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro xong nếu khả năng phân tích thị trường không tốt, sử dụng các CCPS này không hợp lý rất dễ dẫn tới những khoản lỗ lớn, rủi ro lớn cho các NHTM. Nhưng lãnh đạo NH cũng cần nhất quán trong quan điểm: Không thể vì sợ rủi ro trong GDPS mà không dám sử dụng, cung cấp và phát triển các giao dịch này. Thái độ của nhà quản lý NH là hết sức quan trọng, quyết định tới sự thành bại của việc phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, Hiện nay tại các NHTM, các NVPS hiện nay rất ít, chủ yếu là mua bán kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi lãi suất với quy mô và mức độ thực hiện thấp. Do đó, các NHTM cần phải phát triển các NVPS đa dạng và phong phú hơn nhằm thu hút DN từ chính những tiện ích mang lại từ các dịch vụ này. Bên cạch các giao dịch truyền thống đang cung cấp (giao dịch kỳ hạn ngoại hối, hoán đổi ngoại hối, lãi suất) các NHTM cần mở rộng ra các sản phẩm mới gồm cả 4 loại giao dịch: Forward, Future, Swap, Option với các tài sản cơ sở: ngoại hối, lãi suất, tín dụng, chỉ số chứng khoán, vàng, hàng hóa thông thường.
Thứ ba, các NHTM cần hiện đại hóa đồng bộ công nghệ NH. Các NVPS là những nghiệp vụ NH hiện đại, nên đòi hỏi các NH phải trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ mới có thể thu thập, xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, từ đó mới có thể hạn chế rủi ro cho chính các NH và tư vấn được cho các KH của mình.
Thứ tư, các NH cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư vấn các NVPS để các DN, đối tác của NHTM hiểu được lợi ích của các CCPS và sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh do biến động của thị trường.
Thứ năm, các NH phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Chìa khóa của mọi sự thành công là yếu tố con người, các NH cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh. Công tác đào tạo và tái đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; cả ở trong nước và nước ngoài; cả về lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy, mới giúp được đội ngũ nhân viên hiểu và triển khai được các nghiệp vụ một cách linh hoạt, tránh gây ra rủi ro cho chính các NH.
Thứ sáu, các NH cần phải tăng cường kiểm soát nội bộ. Các NH cần đảm bảo an toàn hoạt động, do đó các NH cần đánh giá rủi ro cấu trúc, quản lý hệ thống kế toán nhằm đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thông tin về rủi ro.
Thứ bảy, NHTM cần chú trọng hoạt động NHTM quốc tế, chủ động tham gia hội nhập nhiều hơn nữa với TTTC quốc tế. Tăng cường mối quan hệ với các NHTM lớn, các thị trường phái sinh khu vực và thế giới góp phần nâng cao uy tín, vị thế và tích lũy kinh nghiệm trong các GDPS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương 5, luận án phân tích các điều kiện để phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển các giao dịch này. Cụ thể:
Thứ nhất, điều kiện để các NHTM Việt Nam phát triển các GDPS bao gồm:
Điều kiện vĩ mô:
- Điều kiện pháp lý: Pháp luật về các công cụ tài chính, Pháp luật về các định chế tài chính;
- Điều kiện thị trường: Thị trường hàng hóa, Thị trường tài chính;
- Điều kiện cơ sở hạ tầng.
Điều kiện từ phía NH:
- Quy trình làm việc;
- Đội ngũ cán bộ;
- Trình độ công nghệ.
Điều kiện từ phía KH.
Thứ 2, từ thực trạng hoạt động GDPS tại các NHTM Việt Nam với những hạn chế và tác động của các nhân tố được phân tích ở chương 4, trong chương 5 luận án đề xuất một số các giải pháp đối với các đơn vị có liên quan nhằm phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới như hoàn thiện các văn bản pháp lý lien quan đến GDPS, xây dựng chính sách phát triển TTTC, thị trường chứng khoán phái sinh, hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá, lãi suất, phát triển nguồn lực về vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao tại các NHTM…
KẾT LUẬN
Công cụ tài chính phái sinh là một những sản phẩm dịch vụ hiện đại rất phổ biến trên thế giới. Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu về sản phẩm hiện đại này, chúng ta thấy rằng sản phẩm này lợi ích cho việc phát triển tài chính nói riêng cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Phát triển công cụ tài chính phái sinh sẽ tạo điều kiện cho các DN, các TCTD, các NHTM phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận. Cũng qua nghiên cứu này mà ta thấy, thị trường Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng các CCPS lại đang được thực hiện với doanh số giao dịch rất khiêm tốn.
Luận án dựa trên tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về các GDPS, thông qua nghiên cứu thị trường phái sinh thế giới và kinh nghiệm một số quốc gia, phân tích, đánh giá thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam thông qua các nội dung: doanh số giao dịch, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của GDPS. Sau nhiều năm triển khai các GDPS với doanh số khiêm tốn cùng tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận từ GDPS trong tổng lợi nhuận của các NHTM.
Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS tại các NHTM Việt Nam với bốn biến thanh khoản, quy mô NH, độ biến động tỷ giá, độ biến động lãi suất đều có ý nghĩa ở mức tin cậy lớn hơn 95% (P>/z/ < 0.005) và các hệ số hồi quy đều có dấu kỳ vọng đúng như dự đoán ban đầu. Điều đó có nghĩa là cả bốn biến độc lập đều có ảnh hưởng khá chặt chẽ đến biến phụ thuộc (doanh số GDPS). Phương trình hồi quy tuyến tính dựa trên kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội như sau:
LN(TRD) = - 4.0320 + (- 5.3566)LIQ + 1.1294 SIZE + 10.4373 abs(EXR) + 3.7113 abs(IRT)
Trong 04 biến độc lập của mô hình thì biến Độ biến động tỷ giá có tác động nhiều nhất lên Doanh số phái sinh, tiếp theo là biến thanh khoản, biến Độ biến động lãi suất và cuối cùng là biến quy mô NH. Biến thanh khoản là biến duy nhất có mối quan hệ ngược chiều với Doanh số phái sinh, ba biến còn lại là quy mô NH, độ biến động tỷ giá, độ biến động lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với Doanh số phái sinh.
Thứ 3, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam và xây dựng được phương trình dự đoán về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các GDPS tại các NHTM VN như sau:
PTGDPS = -0.07 + 0.272CS + 0.400MTKTA + 0.117MTKTB + 0.141CQB + 0.115DTCT
Về mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia vào phương trình: xét các giá trị các hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients) theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thì các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là các nhân tố về chính sách và hành lang pháp lý, tiếp theo nữa là các yếu tố chủ quan và cuối cùng là các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh.
Thứ 4, đánh giá thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, phân tích các điều kiện phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển các giao dịch này.
Đề tài nghiên cứu khá sâu, rộng về GDPS tại các NHTM Việt Nam hiện nay với mong muốn đưa ra đánh giá xác thực về tình hình, tìm hiểu các nhân tố tác động đến doanh số GDPS và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các giáo dịch này nhằm cung cấp cho các đơn vị hữu quan những thông tin cần thiết hỗ trợ việc ra quyết định nhằm đưa các GDPS tại các NHTM Việt Nam nói riêng và thị trường GDPS Việt Nam nói chung hướng tới sự phát triển và hội nhập chung với thị trường khu vực và thế giới.
Mặc dù là sản phẩm rất phổ biến trên thế giới nhưng lại rất hạn chế ở Việt Nam. Do vậy, để công cụ này ngày một phát triển hơn, Chính phủ cần xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý về GDPS cũng như hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, xây dựng các đề án nhằm hỗ trợ phát triển thị trường GDPS. Ngoài ra TTTC nói chung và thị trường phái sinh cũng sẽ được hưởng lợi nhiều từ các chính sách phát triển kinh tế quốc gia vì một nền kinh tế phát triển là nền tảng quan trọng để phát triển TTTC và thị trường phái sinh. Về phía NHNN với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng cần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá theo hướng linh hoạt, tôn trọng các quy luật của thị trường đồng thời ban hành các chuẩn mực, chế độ kế toán về GDPS phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm giúp các chủ thể tham gia giao dịch này thuận lợi khi tham gia vài TTTC quốc tế cũng như khuyến khích sự tham gia của các chủ thể nước ngoài. Bên cạnh đó NHNN cần ban hành các quy chế thanh tra giám sát nhằm đảm bảo cho thị trường GDPS hoạt động mạnh mẽ nhưng minh bạch, an toàn. Về phía các NHTM, khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần có sự quan tâm đến các GDPS và xây dựng lộ trình cụ thể để đa dạng các sản phẩm phái sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ trình độ cao có khả năng phân tích thông tin thị trường, ra quyết định, đội ngũ nhân viên tư vấn môi giới chuyên nghiệp đưa các sản phẩm phái sinh đến gần hơn với khách hàng đồng thời không ngừng phát triển công nghệ NH tương đồng với trình độ NH các nước trong khu vực và thế giới nhằm tham gia mạnh mẽ vào thị trường phái sinh toàn cầu.
Trong tương lai, hướng nghiên cứu tiếp theo của NCS sẽ tìm hiểu về thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, sự tham gia của các NHTM Việt Nam vào thị trường này cũng như tìm hiểu các kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. Do đi kiện về thời gian có nhiều hạn chế cùng với khả năng giới hạn về chuyên môn, nghiên cứu của tác giả không thể tránh khỏi một số các sai sót, rất mong nhận được góp ý của các Nhà khoa học, Quý thầy cô và bạn đọc để luận án hoàn thiện hơn.
“DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Đặng Hương Giang, Nguyễn Đắc Hưng (2011), “Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm ứng phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, số 1, tr.32.
2. Đặng Hương Giang (2012), “Nâng cao hiệu quả tài chính của các NHTM sau tái cơ cấu”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6, tr.45.
3. Đặng Hương Giang (2012), “Cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt”,
Tạp chí Ngân hàng, số 3, tr.39.
4. Đặng Hương Giang (2014), “Nâng cao hiệu quả tài chính các DN vừa và nhỏ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 5, tr.46.
5. Đặng Hương Giang, Nguyễn Hữu Tài (2014): “Một số giải pháp phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 207(II), tr.90.
6. Đặng Hương Giang, Nguyễn Hữu Tài (2014), "Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh - lực đẩy mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm thu hút vốn cho phát triển kinh tế”, Hội thảo Khoa học Quốc gia “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay” – Quyết định xuất bản số 2687-2014/CXB/02-207/ĐHKTQD – ISBN 978-604-927-876-1. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.706.
7. Đặng Hương Giang (2016), “Z - score và ứng dụng trong dự báo rủi ro tài chính DN”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 10, tr.53.
8. Đặng Hương Giang (2016). “Phân tích các điều kiện phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công Thương, số 9, tr.164.
9. Đặng Hương Giang (2017), "Fiscal Transparency - Factors affecting and solutions to improve fiscal transparency in Vietnam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Improving Public Financial Management and Fiscal Transparency – International experience & lessons learnt”. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr56-66.
10. Dang Huong Giang (2017) “Renewable energy in Vietnam and private financing of renewable energy development”. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Financing for innovation, entrepreneurship and renewable energy development” international conference”, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, tr 65-78.
11. Đặng Hương Giang, Nguyễn Hữu Tài (2017), “Phát triển giao dịch phái sinh trong quản trị rủi ro ngân hàng hướng tới chuẩn Basel II”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt nam: Cơ hội - thách thức và lộ trình thực hiện, Đại học Kinh tế Quốc dân, tr 299-316.
12. Đặng Hương Giang, Nguyễn Hữu Tài (2017), “Nhân tố ảnh hưởng đến doanh số giao dịch phái sinh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 246 tháng 9 năm 2017.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACB, Ngân hàng TMCP Á Châu, (2006-2016), Báo cáo thường niên.
2. Adkins, A., Lee, C., Carter, A., & Simpson, W.S., (2007), ‘Managerial incentives and the use of foreign‐exchange derivatives by banks’, Journal of Financial Research, Số 30.3, tr. 399-413.
3. Afza, T. & Alam, A. (2011), ‘Determinants of extent of financial derivative usage’, African Journal of Business Management, Số 5(20), tr. 8331-8336.
4. Ahamed Kameel Mydin Meera (2002), ‘Hedging Foreign Exchange Risk with Forwards, Futures, Options and the Gold Dinar: A Comparison Note’ Economist magazine's Pocket World in Figures, 2002 Edition, tr. 30 - 41.
5. Allayannisa, G. & Ofek, E. (2001), ‘Exchange rate exposure, hedging, and the use of foreign currency derivatives’, Journal of International Money and Finance, Số 20, tr 273–296.
6. Allayannis, G., Brown, G.W. & Klapper, L.F. (2001), ‘Exchange rate risk management: evidence from East Asia’, World Bank - Development Research Group, truy cập ngày 04/02/2013 tại địa chỉ: http://ces.univ- paris1.fr/membre/toubal/M2/risk/eastasia.pdf.
7. Alnassar, W.I. & Chin, O.B. (2015), ‘Why Banks Use Credit Derivatives’, World Conference on Business, Economics and Management, Số 4.
8. Amihud, M., Yakov, K., & Murgia, M., (1997), ‘Dividends, taxes, and signaling: evidence from Germany’, The Journal of Finance, Số 52.1, tr. 397-408.
9. Aristotle, Ross, W. D., Jowett, B.& Kenyon, G.F., (1952), The Great Books of the Western World, University of Chicago Press, quyển 1, chương. 11, tr. 453-490.
10. Ashraf, D., Altunbas, Y. & Goddard, J. (2007), ‘Who transfers credit risk? Determinants of the use of credit derivatives by large US banks’, The European Journal of Finance, Số 13.5, tr. 483-500.
11. Ban kế hoạch phát triển - NH đầu tư và phát triển Việt Nam (2007), ‘Thị trường tài chính phái sinh và thực trạng tại Việt Nam’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr 40 - 60.
12. Beets, S. (2004),’ The Use of Derivatives to Manage Interest Rate Risk in Commercial Banks’, Investment Management and Financial Innovations, Số 2, tr. 60-74.
13. Bendob A., Bentouir N. , Bellaouar S. (2015), ‘The Effect of Financial Derivative use on the Performance of Commercial Banks: Empirical Study in
GCC Countries during 2000-2013’, Research Journal of Finance and Accounting, số 18, Vol.6, trang 83-97.
14. Bernanke, B.S.& Rotemberg, J.J., (1995), ‘NBER Macroeconomics Annual 1995’, MIT Press Volume, tr. 1-8.
15. Bessembinder, H. (1991), ‘Forward contracts and firm value: Investment incentive and contracting effects’, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Số 26, tr. 519-532.
16. BIDV, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, (2006-2016), Báo cáo thường niên.
17. Bouchaud, J.P. & Potters, M. (2003), ‘Theory of Financial Risk and Derivative Pricing: From Statistical Physics to Risk Management’, Cambridge University Press.
18. Brewer, B. III, Jackson, H., William E. III & Moser, M., James T (2001), ‘The Value of Using Interest Rate Derivatives to Manage Risk at U.S. Banking Organizations’, Federal Reserve Bank of Chicago, Economic Perspectives, tr. 49-66.
19. Brewer, E. III, Minton, B.A. & Moser, J.T. (2000), ‘Interest-rate derivatives and bank lending’, Journal of Banking & Finance, số 24, tr 353-379.
20. Brown, G.W. (2001), ‘Managing foreign exchange risk with derivatives’,
Journal of Financial Economics, Số 60, tr 401-448.
21. Cannella, A.A., Fraser, D.R. & Lee. D.S. (1995), ‘Firm Failure and Managerial Labor Markets: Evidence from Texas Banking’, Journal of Financial Economics, Số 38, tr. 185-210.
22. Carter, D. A., Sinkey, C. & Joseph F. Jr. (1998), ‘The Use of Interest-rate derivatives by End-users: the Case of Large Community Bank’, Journal of Financial Services Research, Tập 14, Số. 1, tr. 17-34.
23. Chernenko, S. & Faulkender, M. (2011), ‘The Two Sides of Derivatives Usage: Hedging and Speculating with Interest Rate Swaps’, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Số 46(6), tr. 1727-1754.
24. Choi, J.J. & Elyasiani, E. (1997), Derivative Exposure and the Interest Rate and Exchange Rate Risks of U.S. Banks, Journal of Financial Services Research, Tập 12, Số 2, tr 267–286.
25. Chorafas, D.N. (2008), Introduction to derivative financial instruments, The McGraw-Hill Companies.
26. Chordia, T., Roll, R., & Subrahmanyam, A. (2000), ‘Market Liquidity and Trading Activity’, Journal of Finance, Tập 56, phần 2, tr. 501- 530.