Nguyên Nhân Gây Ra Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Hà Nội


dư nợ tăng từ 12.828.748 triệu đồng lên 24.375.588 triệu đồng nhưng H vẫn kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (mức an toàn theo qui định của NHNN và đạt 1,4%. Có thể nói, trong năm 2010 H đạt được cùng lúc hai mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhanh và đảm bảo chất lượng tín dụng. Đây chính là cơ sở để SHB phát triển một cách bền vững cho những năm tiếp theo.

Trong năm 2011, dư nợ H tăng trưởng không nhiều do bị khống chế tăng trưởng dư nợ dưới 20% theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, dư nợ của H năm 2011 chỉ đạt 29,161,851 triệu đồng, tăng 1 ,64%. Tuy không tăng trưởng nhiều vể dư nợ nhưng nợ xấu của

H trong năm này vẫn trong tầm kiểm soát của H và đạt 2,23%.

Tại thời điểm cuối năm 2012, nợ xấu của H tăng cao bất thường do sáp nhập với Habubank. Tuy nhiên, trước ngày sáp nhập chính thức, trong lộ trình sáp nhập SHB đã lên kế hoạch giải quyết nợ xấu với Habubank. Tại thời điểm sáp nhập (ngày 28 tháng năm 2012 là 15%, trong đó có các khoản nợ rất lớn của Vinashin; Cty CP thủy sản ình An ianfishco … nhưng đến 31 tháng 12 năm 2012, nợ xấu của H chỉ còn 5.014,5 tỉ đồng, giảm tỉ lệ nợ xấu xuống c n , 1% tổng dư nợ.

Đối với món nợ của ianfishco, H đã trực tiếp tham gia vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp này, giải quyết dứt điểm nợ cho nông dân cung cấp nguyên liệu, đưa nhà máy từ chỗ tê liệt đến nay đã trở lại hoạt động sản xuất bình thường, tạo việc làm trở lại cho hàng ngàn người lao động. Hiện ianfishco đã ổn định sản xuất kinh doanh, doanh thu liên tục tăng do đã ký được thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm chế biến cá tra, cá ba sa sang thị trường các nước M , EU, Nhật Bản… Tính đến 31 tháng 12 tháng 2012 ianfishco đã xuất khẩu 300 container cá tra.

Riêng khoản nợ hơn 4.004 tỉ đồng của Vinashin, H được hoán đổi thành trái phiếu và được thế chấp với ngân hàng nhà nước để tái cấp vốn. Ngoài ra, Chính phủ sẽ xem xét khoanh nợ, giãn nợ đối với các khoản nợ của Vinashin.


Ngoài các giải pháp tự xử lý, có thể thấy một cơ sở để SHB giảm nhanh nợ xấu là qua bán lại cho VAMC. Ngân hàng này đã tham gia bán nợ xấu cho VAMC theo các lộ trình của VAMC. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, H đã bán được 400 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC

Để đánh giá thực tế những nhân tố tác động đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, luận văn chỉ trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội theo chi tiết bên dưới, các thiết kế nghiên cứu và thang đo các nhân tố tác động đến nợ xấu được trình bày theo phụ lục 4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu bên dưới thực chất chính là những nguyên nhân gây ra nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội. Do đó, phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu chính là phân tích các nguyên nhân gây ra nợ xấu.‌

2.3.2 Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

2.3.2.1 Nhân tố từ phía khách hàng đi vay:

Bảng 2.16: Tỷ lệ người khảo sát đồng ý và độ lệch chuẩn của nhân tố khách hàng đi vay


Biến khảo sát

Tỷ lệ đồng ý

Độ lệch

chuẩn

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

74,17%

0,625

Khách hàng gian lận về số liệu chứng từ

25,83%

0,672

Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ

20,00%

0,635

Trình độ, năng lực quản lý, điều hành yếu kém của khách hàng

60,83%

0,643

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 6

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả (xem phụ lục 5)


Để hiểu rõ chi tiết từng biến quan sát trong nhóm nhân tố từ phía khách hàng đi vay, luận văn sẽ phân tích cụ thể như sau:

- Biến “khách hàng sử dụng vốn sai mục đích”: khi khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích theo phương án vay vốn đã được phê duyệt được gọi là khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn. Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng


ý với nguyên nhân này là 74,17%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,625. Trước tình hình kinh tế khó khăn, rất nhiều khách hàng khi vay vốn lập phương án với mục đích vay là bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp, hay đối với khách hàng cá nhân có mục đích vay mua nhà, mua xe phục vụ sinh hoạt nhưng thực chất sau khi các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, nhân viên ngân hàng kiểm tra mới phát hiện ra khách hàng không sử dụng vốn vay vào mục đích ban đầu mà sử dụng vào mục đích khác như: vay bổ sung vốn luu động cho dự án ngắn hạn để tài trợ cho dự án trung dài hạn, hay mục đích là vay mua nhà, mua xe nhưng thực chất là lấy tiền đó để tiêu dùng vào việc khác. Việc khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng khi khách hàng sử dụng vốn cho một phương án vay ngân hàng chưa thẩm định, kiểm tra xem phương án đó có hiệu quả không, có khả năng trả nợ cho ngân hàng không. Sẽ có khả năng xảy ra nợ xấu cho ngân hàng nếu như đó là một phương án vay không tạo ra doanh thu hoặc lợi nhuận để khách hàng hoàn trả gốc lãi khi đến hạn.

Nguyên nhân do trong những năm gần đây, tình hình kinh tế khó khăn và có nhiều biến động, vì vậy, việc khách hàng vay vốn sử dụng vào mục đích khác mục đích vay vốn ngày càng tăng so với các năm trước đó như: vay ngắn hạn để đầu tư dự án trung dài hạn, vay đảo nợ.

Điển hình như nhóm khách hàng là cán bộ nhân viên của Công ty cổ phần Tân Hoàng Huy vay vốn mua căn hộ chung cư Win Garden – dự án do chính Công ty cổ phần Tân Hoàng Huy làm chủ đầu tư, gồm: Nguyễn Đình dư nợ 2,5 tỷ đồng ; Phạm Tiền dư nợ 2,78 tỷ đồng ; Nguyễn Tân dư nợ 1.6 tỷ đồng . Thực chất đây là những khoản vay đảo nợ cho Công ty cổ phần Tân Hoàng Huy đang phát sinh nợ xấu. Cụ thể: ngân hàng đã cho các cán bộ nhân viên của Công ty Tân Hoàng Huy với thời gian 12 tháng để mua căn hộ chung cư thuộc dự án Win Garden tổng dư nợ cho vay ban đầu là

,5 tỷ đồng, dư nợ xấu hiện tại là ,02 tỷ đồng, nguồn trả nợ gốc từ việc bán căn hộ,


nguồn trả nợ lãi từ tiền lương tại Công ty Tân Hoàng Huy. au khi giải ngân cho các khách hàng trên để thanh toán tiền mua nhà cho Công ty Tân Hoàng Huy, ngân hàng đã tiến hành thu nợ gốc quá lãi quá hạn của Công ty Tân Hoàng Huy. Đến kỳ trả lãi, nhân viên kế toán của Công ty Tân Hoàng Huy thực hiện nộp tiền mặt để thanh toán cho ngân hàng. Khi đến hạn thanh toán tiền gốc cho các khoản vay của các cán bộ nhân viên trên, Công ty Tân Hoàng Huy không bán được căn hộ của dự án này do thị trường bất động sản trầm lắng và tính thanh khoản của các căn hộ này không cao dẫn đến không có nguồn thanh toán nợ khi đến hạn và phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, đối với khoản vay của ông Phạm Tiền – phó giám đốc công ty Tân Hoàng Huy khi chuẩn bị đến hạn đã được ngân hàng đảo nợ từ vay ngắn hạn sang vay dài hạn bằng cách tất toán khoản vay cũ và tài trợ cho khách hàng một khoản vay mới thời gian 120 tháng, gốc lãi trả hàng tháng với c ng mục đích mua căn hộ dự án Win, tuy nhiên khoản vay này vẫn không thể thu hồi gốc lãi hàng tháng. Các khoản vay trên vẫn chưa được thu hồi do không thể bán tài sản thế chấp và khách hàng không c n năng lực tài chính trả nợ.

- Biến “Khách hàng gian lận về số liệu chứng từ”: khi khách hàng cung cấp không trung thực các số liệu tài chính cho ngân hàng được gói là gian lận chứng từ. Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với biến này là 25,83%, tỷ lệ này tương đối thấp trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,672. Các số liệu, chứng từ tài chính của khách hàng là một cơ sở quan trọng cho ngân hàng đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng mới quyết định được số tiền cho vay, thời hạn bao lâu, mức lãi suất. Một số khách hàng mặc d tình hình tài chính không đủ khả năng vay với số tiền lớn nhưng cố tình gian lận về số liệu, chứng từ để được vay vốn.

Điển hình cho việc “Khách hàng gian lận về số liệu chứng từ” là trường hợp của Công ty Hải Sản An An dư nợ 3 tỷ đồng). Khách hàng đã cung cấp báo cáo tài chính không trung thực, thiếu độ tin cậy, các số liệu cung cấp cho ngân hàng không thể hiện chính xác tình hình của công ty. Theo đó, giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân


đối số liệu không phù hợp, cụ thể: số dư cuối kỳ 2012 không khớp, trong năm 2012 khách hàng có nhận được vốn góp 10 tỷ nhưng trên bảng cân đối không thể hiện tăng vốn. Thực tế khách hàng đã bị mất cân đối tài chính khi dùng tiền từ hoạt động thường xuyên ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn nhưng báo cáo khách hàng cung cấp không thể hiện được vấn đề này. Ngoài ra, tình hình tài chính của khách hàng yếu và không lành mạnh: khách hàng sử dụng vốn ngắn hạn vào mục đích dài hạn, dẫn đến mất cân đối tài chính. Đối với khoản nợ này, ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ cho khách hàng, theo đó toàn bộ dư nợ ngắn hạn của khách hàng được chuyển thành nợ trung hạn, hàng tháng khách hàng phải chuyển tối thiểu 30 triệu đồng để trả nợ gốc.

- Biến “Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ”: khách hàng cố tình không hợp tác trả nợ cho ngân hàng được gọi là “thiếu thiện chí trả nợ”. Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 20,00%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,635. Ví dụ trường hợp của khách hàng Lương Tạ Cường và Trần Ngọc Anh dư nợ 1,15 tỷ đồng). Khách hàng vay vốn mua bất động sản tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, số tiề giải ngân 1,4 tỷ đồng, thời hạn 120 tháng, giải ngân tiền mặt. Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của bố mẹ đẻ của bà Trần Ngọc Anh. Nguồn trả nợ dự kiến từ bán nhà, nguồn trả lãi từ lương, thưởng, cho thuê xe, cho thuê đất… Vợ khách hàng là bà Trần Việt Anh đã nghỉ việc tuy nhiên vẫn còn nhiều khoản nợ xấu liên quan. Khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong quá trình xử lý nợ và trả nợ cho ngân hàng. Cụ thể, rất khó liên lạc với khách hàng để đàm phán việc trả nợ cho ngân hàng, khách hàng từ chối gặp khi ngân hàng yêu cầu. Biện pháp thu hồi là xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, tuy nhiên việc triển khai các biện pháp thu hồi nợ chậm trễ.

- Biến “trình độ, năng lực quản lý, điều hành yếu kém của khách hàng”: Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với biến này là 60,83%, tỷ lệ này ở mức trung bình trong số 100% người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,643. Từ thực tế, một số khách hàng cá nhân phát sinh nợ xấu tại ngân hàng


như : Nguyễn Thị Loan dư nợ 1,1 tỷ đồng), Nguyễn Kim ương dư nợ 0,73 tỷ đồng), Nguyễn Thanh Tú dư nợ 0,5 tỷ đồng). Nguồn trả nợ của các khách hàng này từ hoạt động kinh doanh buôn bán theo hộ gia đình, từ cho thuê nhà, cho thuê xe ô tô, góp vốn vào những công ty có quy mô nhỏ rất khó để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty này. Các nguồn trả nợ thiếu tính ổn định và mang tính dài hạn để phù hợp với khoản vay trung dài hạn của khách hàng. Mặc khác, tài sản tích lũy của các khách hàng này đều hình thành từ vốn vay, dẫn đến áp lực trả nợ lớn. Do vậy, sau 1 đến 2 năm hoạt động kinh doanh suy giảm, không hiệu quả, phải bán bớt tài sản để thanh toán gốc lãi cho các tổ chức tín dụng khác, khách hàng không có nguồn trả nợ cho ngân hàng.

2.3.2.2 Nhân tố từ phía ngân hàng cho vay:

Các nhân tố từ phía ngân hàng cho vay (SHB) là những nhân tố xuất phát từ chính bản thân H trong đó chủ yếu xuất phát từ nguồn nhân lực và công nghệ. Đây là hai yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng tín dụng cũng như nợ xấy của SHB.

Kết quả phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố từ phía ngân hàng cho vay được thể hiện qua bảng 2.17.

- Biến “Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay”: sau khi hoàn tất các thủ tục giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát khoản vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và đảm bảo khách hàng trả gốc lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Theo khảo sát của tác giả, tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 76,76%, tỷ lệ này tương đối cao trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch chuẩn hay số người tham gia khảo sát có cùng ý kiến đạt 0,559.


Bảng 2.17: Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý và độ lêch chuẩn của nhân tố từ phía ngân hàng cho vay


Biến khảo sát

Tỷ lệ đồng ý

Độ lệch chuẩn

Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay

76,67%

0,559

Chính sách tín dụng của ngân hàng không ph hợp, hoặc không

được chấp hành nghiêm túc

38,33%

0,701

Đạo đức nghề nghiệp kém

5,83%

0,575

Chất lượng thẩm định thấp

82,50%

0,592

Cán bộ tín dụng làm việc thiếu trách nhiệm

6,67%

0,577

Thiếu thông tin thị trường

60,00%

0,525

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan

75,83%

0,435

Công tác quản trị và ph ng ngừa rủi ro chưa được chú trọng

77,50%

0,592

Năng lực điều hành của ban lãnh đạo trong việc xây dựng và thực

thi chiến lược quản lý nợ xấu

25,00%

0,512

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả (xem phụ lục 5)

Điển hành cho nguyên nhân này, phải kể đến trường hợp của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn K Nghệ Gỗ Trường Thành dư nợ 60,7 tỷ). Công ty hoạt động ở 4 mảng chính là thương mại, sản xuất mặt hàng gỗ, trồng rừng và đầu tư. Trong đó, mảng đem lại lợi nhuận chính cho khách hàng là sản xuất, chế biến gỗ (trên 80%). Khách hàng hiện đang có nợ xấu tại ngân hàng. Nguyên nhân từ phía ngân hàng là do ngân hàng chưa đánh giá đúng về tính thanh khoản và luân chuyển của hàng tồn kho. Giá trị hàng hóa lớn nhưng tính thanh khoản kém hấp dẫn dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ. Mặt khác, hàng hóa được thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng dẫn đến rủi ro các ngân hàng cùng nhận một tài sản thế chấp và ngân hàng không quản lý được, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ.

Tại thời điểm cuối năm 2011, cơ quan kiểm toán nội bộ đã kiểm tra tình hình tài chính và hàng tồn kho của khách hàng, xác định khách hàng gặp khó khăn lớn về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ quan kiểm toán nội bộ đã kiến nghị về


công tác quản lý khách hàng và giảm dần dư nợ từ năm 2011. Tuy nhiên, ngân hàng chưa có biện pháp thu hồi nợ một cách quyết liệt.

Các khoản phải thu để đảm bảo cho dư nợ của khách hàng không được thanh toán nhưng ngân hàng không tìm hiểu và nắm bắt được nguyên nhân, kiểm soát được nguồn thu này.

Ngân hàng chưa thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm bảo định kỳ theo quy định của ngân hàng về phương thức định giá và tỷ lệ cho vay của tài sản đảm bảo.

Biện pháp và khả năng thu hồi nợ: Hiện tại, ngân hàng quản lý hàng theo phương thức tiền vào hàng ra. Hàng hóa được lưu tại kho của khách hàng, xếp tại khu vực riêng tách bách với hàng khác, có đánh dấu niêm phong và bảo vệ độc lập 24/24. Ngân hàng thu nợ gốc thông qua việc giải chấp hàng hóa. Tuy nhiên, giá trị rất nhỏ, không đáng kể. Ngân hàng tiếp tục giám sát, quản lý chặt chẽ dòng tiền của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ. Xây dựng phương án cơ cấu và bán nợ qua DATC.

Hoặc trường hợp của nhóm khách hàng Công ty TNHH Hoàng Gia Phong

dư nợ 9,113 tỷ đồng), Công ty TNHH Triệu Quang dư nợ 6,78 tỷ đồng), ngân hàng không thu thập số liệu tài chính của khách hàng thường xuyên, cụ thể: không thu thập báo cáo tài chính từ năm 2011 đến nay, không thực hiện thu thập tờ khai VAT, báo cáo nhập xuất tồn hàng tháng, định kỳ dẫn đến không theo sát đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng, không quản lý được khách hàng.

Ngân hàng không quản lý được dòng tiền của khách hàng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của khách hàng không chuyển về ngân hàng.

Biện pháp xử lý: ngân hàng đang hoàn thiện thủ tục để bàn giao AMC tiến hành xử lý. Rủi ro trong quá trình xử lý có thể đến thời điểm hiện tại hàng hóa không cón đủ giá trị để xử lý.

- Biến “Chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp, hoặc không được chấp hành nghiêm túc”: theo khảo sát tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý với nguyên nhân này là 38,33%, tỷ lệ này tương đối thấp trong tổng số người tham gia khảo sát, độ lệch

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí