Các Giai Đoạn Hình Thành Kỷ Luật Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh

+ Thực hiện đúng kế hoạch, thời gian học tập, nghiên cứu.

+ Có tác phong làm việc khẩn trương, chính xác.

+ Tích cực phê phán và đấu tranh với các hành vi vi phạm kỷ luật

+ Thực hiện đúng đủ các chế độ quy định trong ngày, trong tuần ở Trung tâm GDQP&AN.

+ Tác phong, mang mặc, giao tiếp ứng xử đúng nội quy của Trung tâm.

+ Có tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống và đúng thời gian quy định.

+ Nhắc nhở nhau trong chấp hành kỷ luật và có tinh thần xây dựng tập thể đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau.

SV có tính tự giác cao trong chấp hành kỷ luật, phải là người có hành vi kỷ luật trong thực hiện mọi công việc của mình. Vì vậy, để tổ chức giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN thì các nội dung về kỷ luật phải được thể hiện một cách cụ thể, sinh động trong quá trình dạy học, được lồng ghép trong các chủ đề sinh hoạt của các tổ chức chính trị, chính quyền và đặc biệt là việc duy trì các chế độ nền nếp trật tự hàng ngày theo quy định của điều lệnh, điều lệ quân đội và quy định của nhà trường, thông qua đó giúp SV tự giác chấp hành và từng bước rèn luyện thói quen làm việc đúng đắn theo quy định. Quá trình tổ chức giáo dục kỷ luật cho SV phải được tiến hành một cách chặt chẽ, đồng bộ theo một quy trình nhất định.

1.3.3. Các giai đoạn hình thành kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòngan ninh

Từ những lý luận cơ bản về giáo dục, có thể xác định quá trình giáo dục kỷ luật cho sinh viên trải qua các giai đoạn với các đặc trưng cơ bản:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Một là, giáo dục kỷ luật phải trang bị cho cho SV những kiến thức cơ bản về kỷ luật để hình thành động cơ hành vi kỷ luật đúng đắn.

Việc giáo dục kỷ luật cho SV phải tập trung trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến bản chất việc hình thành động cơ hành vi kỷ luật của mỗi SV và thể hiện trình độ nhận thức của người học viên về nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc, với xã hội, thể hiện lối sống có văn hoá.

Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 4

Với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục, các lực lượng sư phạm trong Trung tâm GDQP&AN có trách nhiệm giáo dục kỷ luật cho SV, để nhanh chóng chuyển hoá kiến thức về kỷ luật vốn là khách quan thành chủ quan của mỗi SV từ đó hình thành động cơ hành vi kỷ luật. Sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức về kỷ luật sẽ từng bước chuyển hoá thành tình cảm trí tuệ, thái độ đúng đắn trong chấp hành kỷ luật của SV, giúp SV có hành vi cơ sở hiểu biết để thực hiện hành vi kỷ luật một cách đúng đắn trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trung tâm GDQP&AN.

Hai là, quá trình giáo dục kỷ luật làm chuyển hóa nhận thức về kỷ luật của SV thành ý thức, thái độ tự giác để luyện tập hình thành kỹ năng, kỹ xảo hành vi kỷ luật.

Nhận thức về kỷ luật trên cơ sở tự giác của mỗi SV chuyển hoá kỷ luật vốn là khách quan của sự bắt buộc bên ngoài, thành sự bắt buộc nội tâm, thành niềm tin đạo đức bên trong, không phải là quá trình giản đơn thuần tuý. Sự chuyển hoá đó chỉ có được khi kết hợp giữa quá trình tác động lý trí với quá trình tâm lý. Điều đó có nghĩa là tính tự giác trong chấp hành kỷ luật của SV được hình thành, phát triển từ nhận thức khoa học, đồng thời cũng là quá trình có sự tác động của những hiện tượng tâm lý như xúc cảm - tình cảm.

Giáo dục kỷ luật cho SV phải kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức với tác động vào tình cảm để hình thành và phát triển ý thức, thái độ tự giác chấp hành kỷ luật của SV. Hiệu quả của quá trình giáo dục kỷ luật sẽ định hướng cho tư duy, đồng thời cũng định hướng quá trình tâm lý, điều chỉnh tình cảm, tạo cơ sở vững chắc cho sự ổn định về kỹ năng, kỹ xảo hành vi kỷ luật của SV. Ngược lại, khi có tình cảm chi phối đến quá trình nhận thức, sẽ góp phần chuyển hóa nhận thức về kỷ luật vốn là khách quan buộc người SV phải tuân theo, thành niềm tin bên trong của lý trí để chỉ dẫn cho quá trình tập luyện hình thành kỹ năng, kỹ xảo hành vi kỷ luật. Sự kết hợp của hai quá trình nhận thức và tình cảm là một tất yếu của sự định hình về tính tự giác trong chấp hành kỷ luật, chuyển thành một phẩm chất nhân cách ổn định của người SV trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trung tâm GDQP&AN.

Ba là, quá trình giáo dục kỷ luật phải làm chuyển hóa nhận thức, ý thức thái độ về kỷ luật thành thói quen hành vi kỷ luật của SV.

Nhận thức, tình cảm và thói quen hành vi kỷ luật là ba thành tố tạo thành phẩm chất kỷ luật của người SV. Quá trình chuyển hóa nhận thức, ý thức thái độ về kỷ luật thành thói quen hành vi kỷ luật của SV là hệ quả, kết quả của quá trình nhận thức và rèn luyện hành vi kỷ luật. Có thể thấy hoạt động giáo dục lý luận để bồi dưỡng trí tuệ, qua đó cũng nâng cao nhận thức kỷ luật của SV, góp phần khắc phục việc phục tùng kỷ luật một cách máy móc.

Nhận thức, tình cảm và hoạt động thực tiễn là những yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến sự hình thành, phát triển củng cố sự vững chắc thói quen hành vi kỷ luật của SV. Việc hình thành và phát triển thói quen hành vi kỷ luật cho học viên, phải là kết quả của sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa nhận thức, tình cảm với tổ chức chặt chẽ hoạt động học tập, rèn luyện hàng ngày trong các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau.

1.4. Giáo dục kỷ luật cho sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh

1.4.1. Yêu cầu giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh

Để hình thành các thói quen hành vi kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN cần quan tâm tới các yêu cầu sau:

Một là, quá trình hình thành một cách có ý thức các thói quen hành vi kỷ luật phải bắt đầu từ việc giáo dục, xây dựng ý thức kỷ luật tự giác cho SV. Chính đây là cơ sở tư tưởng bền vững của các thói quen hành vi kỷ luật.

Hai là, để các hành vi kỷ luật trở thành thói quen, phải luyện tập để trở thành các động hình. Do đó, cần tổ chức cuộc sống, hoạt động quân sự; duy trì các chế độ quy định một cách nền nếp, khoa học để các hành vi có điều kiện lặp đi lặp lại trong các hành động của SV. Mặt khác, việc thực hiện các hành động đó phải đem lại cho SV sự thỏa mãn nhất định về mặt cảm xúc - tình cảm, trí tuệ, đạo đức...

Ba là, việc hình thành các thói quen hành vi kỷ luật cho SV luôn đi đôi với việc xóa bỏ các thói quen hành vi lạc hậu, tiêu cực, trái với pháp luật Nhà nước, điều lệnh quân đội, quy chế của nhà trường.

1.4.2. Mục tiêu giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh

GDQP&AN cho SV là tổng thể các nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp tiến hành của đội ngũ GV của các Trung tâm GDQP&AN nhằm trang bị, truyền thụ

kiến thức GDQP&AN, kỹ năng quân sự, nâng cao ý thức, trách nhiệm của SV đối với sự nghiệp quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, rèn luyện, xây dựng một tính cách quan trọng của nhân cách con người lao động trong thời đại mới đó là kỷ luật. Đây là quá trình trang bị những kiến thức cơ bản về Hiến pháp, pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội và quy định của nhà trường, không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật; xây dựng thói quen, hành vi đúng đắn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường. Đồng thời đây cũng là quá trình đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng giữa cái cũ với cái mới, cái tiên tiến với cái lạc hậu để hình thành phẩm chất nhân cách của mỗi cá nhân trong thời đại mới.

Cụ thể giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN cần đạt được các mục tiêu sau:

- Trang bị những kiến thức cơ bản về hiến pháp, pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội và quy định của nhà trường; trang bị những hiểu biết đúng về các hình thức kỷ luật, biện pháp xử lý, các bước thi hành kỷ luật trong nhà trường và quân đội; đấu tranh phê bình, chống lại mọi nhận thức, biểu hiện sai trái làm suy giảm thói quen hành vi kỷ luật của người SV.

- Giáo dục để SV nâng cao nhận thức, niềm tin tự giác thực hiện hiến pháp, pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội và quy định của nhà trường và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tác động, ảnh hưởng xấu tới việc hình thành hành vi kỷ luật và vượt qua những tình huống dễ nảy sinh vi phạm kỷ luật;

- Rèn luyện SV có thể lực tốt, có tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần chịu đựng, tính kiên trì, ý chí quyết tâm vượt khó, vượt khổ giành kết quả cao trong học tập; rèn luyện cho họ có thói quen thực hiện về lễ tiết tác phong trong mang mặc, sinh hoạt, phát ngôn và giải quyết các mối quan hệ, giao tiếp hàng ngày; rèn luyện phương pháp, tác phong công tác, chấp hành nghiêm các chế độ, quy định, kế hoạch học tập hàng ngày của Trung tâm.

SV học tập tại Trung tâm GDQP&AN được quản lý chặt chẽ trong suốt quá trình lĩnh hội các khối kiến thức, kỹ năng về GDQP&AN, trong thời gian đó, SV

không tham gia các hoạt động khác tại các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Hết thời gian học tập, rèn luyện SV được bàn giao trở về các cơ sở giáo dục để tiếp tục học tập các nội dung tiếp theo chương trình đào tạo của các nhà trường.

1.4.3. Nội dung giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh

Giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN là để đảm bảo an toàn cho SV trong thời gian học tập, đảm bảo sự thành công của khoa học và để hình hành ý thức sống và lao động có kỷ luật sau này. Nội dung giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN bao gồm: Hệ thống tri thức, hệ thống kỹ năng chấp hành kỷ luật và hệ thống thái độ đối với kỷ luật. Hệ thống tri thức cần trang bị cho SV ở Trung tâm GDQP&AN rất phong phú song trước hết cần cung cấp, làm cho SV nhận thức sâu sắc về những vấn đề - nội dung cơ bản sau:

- Giáo dục cho SV nhận thức sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ, kỷ luật trong xây dựng chế độ XHCN và xây dựng quân đội cách mạng.

- Giáo dục tính tất yếu khách quan, vai trò tầm quan trọng kỷ luật trong tổ chức xã hội và trong quân đội, yêu cầu kỷ luật của người SV trong quá trình đào tạo, quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

- Giáo dục, rèn luyện cho SV hành động đúng với nội dung, yêu cầu của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước; điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội, của Nhà trường.

Hệ thống kỹ năng cần rèn luyện cho SV trong quá trình đào tạo ở Trung tâm GDQP&AN là các kỹ năng chấp hành các chế độ, quy định, điều lệnh, điều lệ… trong hoạt động học tập, trong cuộc sống sinh hoạt, rèn luyện hàng ngày, thực hiện kỷ luật thời gian, lễ tiết, tác phong, trang phục… thói quen chấp hành vô điều kiện pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của nhà trường và Trung tâm GDQP&AN, thói quen chống lại một cách kiên quyết các hành vi vi phạm kỷ luật, thói quen hành động khẩn trương, chính xác, khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Giáo dục kỷ luật cho SV được tiến hành ngay từ đầu khóa học, trong quá trình học tập, rèn luyện và cho đến khi kết thúc khóa học theo phương thức thực hiện dần

dần, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện. Trong quá trình học tập tại Trung tâm, SV được học kiến thức về QP-AN, bên cạnh đó còn được tập luyện các kỹ năng quân sự, tham gia các hoạt động sinh hoạt nội trú, hoạt động tập thể, văn nghệ, thể dục, thể thao, lao động, dù ở đâu, trong nội dung nào thì giáo dục kỷ luật luôn được duy trì.

1.4.4. Các phương pháp giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh

Hệ thống các phương pháp giáo dục kỷ luật cho SV bao gồm nhiều phương pháp, mỗi phương pháp có vai trò, chức năng khác nhau trong quá trình tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí và hành vi của SV. Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình giáo dục và chức năng trội của từng phương pháp giáo dục trong hệ thống các phương pháp giáo dục. Hệ thống phương pháp giáo dục kỷ luật có thể phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:

* Nhóm phương pháp xây dựng ý thức kỷ luật cho SV

- Phương pháp thuyết phục: là cách thức tác động trực tiếp vào ý thức của SV bằng lời nói và việc làm, bằng sự kiện thực tế, nhằm làm cho SV có được sự hiểu biết và niềm tin vào tính tất yếu của kỷ luật, từ đó có quyết tâm hành động đúng theo yêu cầu của pháp luật, Nhà nước, điều lệnh quân đội và quy chế của nhà trường.

Phương pháp thuyết phục giữ vị trí, vai trò là cơ sở, định hướng trong hệ thống các phương pháp giáo dục kỷ luật cho SV. Phương pháp thuyết phục được thực hiện bằng sự tác động trực tiếp đến nhận thức, cảm xúc - tình cảm và ý chí của học viên. Thông qua các cách thức, biện pháp như: phân tích, so sánh, lý giải, chứng minh... để SV có được sự hiểu biết đúng đắn; trên cơ sở đó có tình cảm, ý chí, động cơ phấn đấu, tự giác chấp hành theo các đòi hỏi của điều lệnh, điều lệ quân đội.

Phương pháp thuyết phục - giáo dục kỷ luật cho SV thường thực hiện bằng cả lời nói và thuyết phục bằng việc làm.

Thuyết phục bằng lời nói: là sử dụng ngôn ngữ nói để tác động vào nhận thức, tình cảm và ý chí của SV, nhằm hình thành ở SV tri thức và niềm tin đối với kỷ luật quân sự. Căn cứ vào nội dung, hình thức giáo dục cụ thể mà thực hiện các biện pháp: giải thích, chứng minh hay bác bỏ, nhằm nâng cao nhận thức, xoá đi sự phân vân, nghi hoặc, củng cố niềm tin bền vững, có cơ sở khoa học cho SV.

Thuyết phục bằng việc làm, chính là bằng hành động cụ thể, bằng thực tế khách quan để tác động đến SV, nhằm xây dựng niềm tin vào tính tất yếu của kỷ luật quân sự ở họ.

Thuyết phục bằng lời nói và thuyết phục bằng việc làm luôn luôn tác động qua lại, hỗ trợ hoặc chế ước lẫn nhau. Thuyết phục bằng lời nói, giúp học viên hiểu rõ được những chân lý, lẽ phải; làm cho những bài học kinh nghiệm, những sự kiện thực tế sâu sắc, sáng tỏ hơn. Thuyết phục bằng việc làm lại tạo điều kiện để thuyết phục bằng lời nói tăng thêm sức mạnh cảm hoá, xây dựng niềm tin của SV vào tính tất yếu của kỷ luật.

- Phương pháp đối thoại: là cách thức trao đổi ý kiến một cách trực tiếp giữa cán bộ, GV với SV về những sự kiện, hiện tượng trong đời sống hoạt động của cá nhân hoặc xã hội, nhằm đi đến thống nhất về mặt nhận thức, ý chí và hành vi kỷ luật ở SV.

Mục đích đặt ra cho những cuộc đối thoại là phải hướng SV vào việc phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quan niệm, thái độ, hành vi trong đời sống xã hội và hoạt động quân sự, nhằm làm cho SV có được nhận thức, thái độ, tình cảm đúng đắn về các sự kiện, hiện tượng dựa trên những chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa, pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội. Trên cơ sở đó, người học tự ý thức về nghĩa vụ quân nhân và trách nhiệm chính trị của mình trước quân đội và Tổ quốc.

Nội dung của các cuộc đối thoại cần được thực hiện là những vấn đề về pháp luật, Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội, quy chế, quy định của nhà trường, của đơn vị. Cách thức là, các ý kiến được trao đổi thẳng thắn, chân thành, học viên có thể phân tích, bình luận, đánh giá, nhận xét về một con người, một tập thể, một sự việc nào đó; cả về mặt động cơ, mục đích, thái độ, hành vi và đối chiếu chúng với những chuẩn mực có tính pháp lý đã được thừa nhận, như hiến pháp, pháp luật, điều lệnh, quy chế, chỉ thị...

Đối thoại được thực hiện thông qua hai hình thức tổ chức giáo dục cơ bản, đó là đối thoại giữa cán bộ (GV) với tập thể SV; đối thoại giữa cán bộ (GV) với cá nhân SV. Thông qua trò chuyện, hỏi đáp, bình luận, trao đổi ý kiến một cách cởi mở để đi đến thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

- Phương pháp tranh luận: là cách thức hình thành ở SV những phán đoán, đánh giá dựa trên sự cọ sát giữa các ý kiến, quan niệm khác nhau. Thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin vững chắc vào tính tất yếu của kỷ luật quân sự cho SV.

Phương pháp tranh luận tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do tư tưởng ở mỗi thành viên. Tranh luận tạo ra cơ hội tốt để học viên phân tích, lý giải; làm sáng tỏ các khái niệm, phạm trù, nội dung thuộc pháp luật Nhà nước, điều lệnh quân đội... đồng thời biết lập luận một cách có lôgíc để khẳng định cái đúng, phê phán cái sai. Thông qua tranh luận, đòi hỏi các thành viên phải thật sự dũng cảm từ bỏ những nhận thức, quan niệm, thái độ sai trái; mặt khác phải biết tiếp thu những nội dung, quan niệm đúng đắn, khoa học.

- Phương pháp nêu gương tốt: là cách thức sử dụng gương người tốt, việc tốt tác động đến SV, khiến họ đồng tình, khâm phục và noi theo.

Quá trình giáo dục kỷ luật cho SV phải thường xuyên dựa vào những mẫu mực cụ thể về ý thức tự giác và hành vi chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội. Phương pháp nêu gương tốt có vai trò to lớn đối với việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, tình cảm và ý chí cho các SV.

Phương pháp nêu gương được dựa trên cơ chế tâm lý - sự bắt chước. Khác với lứa tuổi nhỏ, SV đã ở độ tuổi thanh niên, họ đã có sự trưởng thành nhất định về mặt nhân cách, do đó sự bắt chước có ý thức và tự ý thức cao. Sự bắt chước được dựa trên những tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của bản thân SV, được thúc đẩy bởi động cơ phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện của mỗi SV. Thông qua các tấm gương, người SV sẽ có điều kiện thuận lợi để lựa chọn cho mình những mẫu mực để noi theo.

* Nhóm phương pháp rèn luyện thói quen hành vi kỷ luật của SV

Quá trình giáo dục thói quen hành vi kỷ luật là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động cho SV. Thói quen hành vi kỷ luật của SV chỉ có thể được hình thành, phát triển và củng cố vững chắc trong hoạt động. Thông qua hoạt động rèn luyện, thực hiện các chế độ, nền nếp, tác phong quân sự ở Trung tâm GDQP&AN; nhà trường. Người học từng bước có được nhận thức một cách sâu sắc, khoa học về những yêu cầu của kỷ luật. Trên cơ sở nhận thức được tính tất yếu của kỷ luật mà người học có

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí