Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch‌

doanh và đời sống. Dư nợ cho vay trong nền kinh tế của các đơn vị kinh doanh tiền tệ ngày càng tăng do sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển khá. Tuy nhiên để phục vụ tốt hơn khách du lịch tỉnh cần tăng cường các điểm đặt ATM, các điểm nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và đặc biệt triển khai các chương trình phát triển thương mại điện tử.

2.3. Khái quát ngành du lịch tỉnh Cà Mau


Ngành du lịch Cà Mau có nhiều tài nguyên thuận lợi để phát triển nhờ điều kiện tự nhiên. Có thể nêu một số tài nguyên và địa điểm du lịch của Cà Mau cụ thể như sau:

2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên‌


Tài nguyên du lịch các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên


Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tự nhiên khá lớn với tính đa dạng sinh học cao. Song có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch, đặc biệt loại hình du lịch sinh thái là các hệ sinh thái đất ngập nước và các sân chim ở đây. Các hệ sinh thái đất ngập nước đáng kể nhất tập trung trong vườn quốc gia Đất Mũi, rừng tràm U Minh Hạ. Các sân chim nổi tiếng ở Cà Mau có thể kể đến bao gồm sân chim trong trung tâm thành phố Cà Mau, sân chim Đầm Dơi, Sân chim Tư Na – Năm Căn...

Vườn quốc gia Đất Mũi nằm trong toạ độ địa lý từ 8o34’ đến 8o41’ vĩ độ Bắc và 104o41’ đến 104o48’ kinh độ Đông với diện tích trên 41 ngàn ha. Vườn Quốc gia Đất Mũi có 21 trên tổng số 51 loài thực vật ngập mặn trên cả nước. Trong đó, chiếm ưu thế là các loài như đước, mắm, vẹt, bần… đặc biệt ở một số nơi trong Vườn quốc gia (VQG) còn bảo tồn được rừng đước già tự nhiên cao tới hơn 30m.

Cột mốc quốc gia, đây thực sự là một địa điểm có ý nghĩa thiêng liêng không chỉ riêng của người dân Cà Mau mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đặt chân đến đây - điểm cuối cùng của Tổ quốc.

Cồn Ông Trang: Cồn Ông Trang thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau nằm ở cửa sông Cái Lớn thông ra bãi bồi phía Tây thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn tại Cà Mau. Thiên nhiên đã ban tặng cho cửa biển Ông Trang những cồn cát đẹp được bao phủ một màu xanh biếc của cây mắm, trông xa như bức tranh thủy mặc giữa bầu trời sông nước bao la. Gắn với cồn Ông

Trang là bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau, tại đây hàng năm phù sa được bồi lấn ra biển từ 50 – 80 m, bãi bồi là nơi hội tụ của nhiều loài thủy sản. Với điều kiện tự nhiên lý tưởng, Cồn Ông Trang không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, nghiên cứu khoa học mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến Cà Mau.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ trên địa phận Cà Mau (rừng U Minh Hạ) có diện tích trên 8.000 ha. Nơi đây với loại cây tràm đặt trưng cùng các loài cây khác như mớp, mật cật, dây dớn… và nhiều động vật quý hiếm như: Nai, Heo rừng, Khỉ đuôi dài, Rái cá lông mượt, Mèo cá, Sóc đỏ… các loài bò sát như: Rùa, Kỳ Đà hoa, Rắn ráo trâu, Tắc Kè, Trăn,… cùng các loại chim như: Gà nước, Vịt trời, Choắt… Đặc biệt, rừng tràm vườn Quốc gia U Minh Hạ nở hoa quanh năm, hương thơm thoang thoảng, dễ chịu, là nơi nuôi ong lấy mật, cung cấp đặc sản mật ong có giá trị và chất dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị vùng quê Cà Mau. Trong chiến tranh chống Mỹ, rừng U Minh là căn cứ kháng chiến của nhân dân và quân giải phóng vùng đất Cà Mau.

Đầm Thị Tường: Đầm Thị Tường có diện tích khoảng 700 ha, nơi rộng nhất khoảng 2 km, chiều dài hơn 10 km, ăn sâu vào ba huyện đất liền là Trần Văn Thời, Phú Tân và Cái Nước. Đầm Thị Tường được chia thành ba đoạn: Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới. Đây là đầm nước rộng nhất tỉnh, có sự ảnh hưởng quan trọng về môi trường sinh thái tự nhiên với bốn bề là những rặng dừa nước, đây là nơi nhiều loài tôm cá tập trung sinh sống vì vậy cả một vùng rộng lớn nơi đây, chẳng ai biết đến nhà hàng, hay khu vui chơi giải trí chỉ có những căn chòi lá giữa mênh mông trời nước với những người dân làm nghề chày lưới sinh sống. Điều kiện nơi này rất phù hợp cho việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng với sự trải nghiệm lý thú cho du khách.

Vườn chim Đầm Dơi: ở xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau khoảng 45 km về phía Nam. Sân chim Đầm Dơi có diện tích 132 ha, từng một thời nổi tiếng là sân chim có số lượng cá thể đông đúc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sân chim Đầm Dơi cùng với các sân chim Chà Là, sân chim Bạc Liêu được đưa vào danh sách rừng đặc dụng theo Quyết định 194/CT, ngày 09/08/1986, của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Hiện nay, sân chim Đầm Dơi thuộc sự quản lý của Lâm ngư trường Đầm Dơi, với tên gọi là Khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi. Sân chim Đầm Dơi có tổng diện tích là 132 ha, bao gồm 43 ha rừng trồng ngập mặn, 21 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 12 ha đất trống cây bụi, 38 ha diện tích các kênh đào và các đầm nuôi tôm.

Vườn chim Tư Na - Năm Căn: đây là một khu nuôi tôm của tư nhân (gia đình ông Nguyễn Hoàng Na) với diện tích tự nhiên chỉ vào khoảng 14 - 15ha. khu vực đất ngập nước có thảm thực vật rừng ngập mặn với các loài chủ yếu là đước và cóc rừng xanh tươi quanh năm được khoanh vùng lại nuôi thuỷ sản. Môi trường thiên nhiên trong lành, thức ăn dồi dào cùng ý thức bảo vệ của chủ nhân khiến cho nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng cho các loài chim về đây sinh sống. Khu nuôi tôm giờ đây đã trở thành nơi trú ngụ của hàng ngàn con chim thuộc nhiều loài khác nhau vô cùng phong phú. Điểm tài nguyên quý giá này hoàn toàn có đủ điều kiện phát triển thành một điểm du lịch sinh thái có giá trị của Cà Mau.

2.3.2. Thực trạng du lịch Cà Mau‌


2.3.2.1. Các loại hình, dịch vụ về du lịch


Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của tổ quốc, vùng đất mà các bậc tiền nhân đã khai hoang, mở cõi trên mảnh đất phù sa, chính vùng đất này đã sinh sản ra nét văn hóa đặc trưng Nam bộ nói chung, của Cà Mau nói riêng.

Với diện tích tự nhiên 5.329 km2, vị trí địa lý 3 mặt giáp biển dài 254 km bờ biển, có tổng diện tích rừng ngập trên 110.000 ha, Mũi Cà Mau hiện ra như mũi con tàu luôn tiến ra biển. Mũi đất này hàng năm lắng tụ phù sa lấn biển khoảng 80 - 100m, đã tạo ra Bãi bồi chạy dài theo bờ biển đông và biển tây. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ, hệ sinh thái rừng đước Mũi Cà Mau, cùng với những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo nên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh. Cà Mau có 02 Vườn quốc gia đó là Vườn quốc gia Đất Mũi với diện tích tự nhiên

42.000 ha và Vườn quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.286 ha đã và đang thực hiện quy hoạch, đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng.

Theo khái niệm về du lịch, khách du lịch (đã nêu ở chương 1), thì các sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau cụ thể như sau:

Du lịch tham quan có các địa điểm như: Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, các sân chim ....

Du lịch về sinh thái gồm: Vườn quốc gia U Minh Hạ, Các Lâm ngư trường. Du lịch cuối tuần: Đối với người dân bản địa.

Du lịch lễ hội: Lễ Nghinh Ông ở Sông Đốc.

Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử, tâm linh: Đền thờ Bác Hồ, Hồng Anh Thư quán, Khu xứ ủy Nam bộ, Quan âm cổ tự...

Khách du lịch về kinh doanh : tìm hiểu văn hóa, con người và điều kiện kinh tế để đầu tư kinh doanh.

Về nguồn thu từ du lịch, Cà Mau đã cung cấp một số sản phẩm du lịch tạo nguồn thu bao gồm:

Lưu trú (phòng nghỉ) Ăn uống

Dịch vụ tham quan, giải trí. Dịch vụ đi lại (trong nội tỉnh)

Đồ dùng, quà biếu (chủ yếu là lương thực, thực phẩm, đặc sản)


Trong ngành du lịch Cà Mau, du lịch sinh thái được xem là điểm mạnh của tỉnh. Theo số liệu thống kê lượt khách đến các điểm du lịch của Cà Mau thì có trên 70% lượt khách đến các điểm du lịch sinh thái trọng tâm của tỉnh như: Mũi Cà Mau; Vườn quốc gia U Minh Hạ; Đá Bạc; Sông Trẹm. Vì vậy thời gian qua địa phương đã rất quan tâm đầu tư vào các điểm du lịch này. Hầu hết các điểm du lịch trọng tâm của tỉnh đều phát triển theo hướng bền vững, phát triển du lịch gắn với thiên nhiên song song với bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho người dân và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa bản địa.

Việc phát triển du lịch Cà Mau trong thời gian qua cũng đa dạng hóa được các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu khách du lịch các mùa trong năm, phát triển và khai thác tiềm năng du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng và hướng tới tạo ra những sản phẩm du lịch có thương hiệu, mang nét đặc trưng riêng của du lịch Cà Mau.

Tuy nhiên, khả năng đáp ứng, tính sẵng sàng của các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của du khách tại các điểm du lịch hiện còn rất thấp. Hàng hóa và thực phẩm được bày bán trong các điểm du lịch có chất lượng chưa cao, tính đặc trưng chưa nhiều. Đồ ăn, thức uống nhìn chung chưa đảm bào vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố đồng cảm (du khách được quan tâm, hướng dẫn chu đáo khi khách đến tham quan) cũng là điểm yếu trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan du lịch, vấn đề này cần sớm khách phục nhằm tạo ấn tượng tốt cho khách trong khi các vấn đề hạn chế khác chưa kịp khắc phục trong thời gian ngắn. Đối với các yếu tố hữu hình cần

lưu ý sớm khắc phục các nhà vệ sinh, phòng chờ vì các yếu tố này hầu hết các điểm điều rất yếu (thiếu và bị xuống cấp). Việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Cà Mau còn hạn chế làm cho bức tranh tổng thể về chất lượng dịch vụ du lịch trong mắt du khách xuống thấp, chưa thu hút được sự quay lại của du khách, vì vậy thu nhập từ du lịch chỉ góp phần nhỏ vào trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau. Những vấn đề này thể hiện rõ ở dịch vụ du lịch chưa được quan tâm nâng cao chất lượng.

Ngành du lịch chủ trương mở rộng xã hội hoá, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch mới. Bước đầu chủ động khảo sát, tìm ra các sản phẩm mới du lịch biển tại Cồn Ông Trang, du lịch sinh thái rừng - biển U Minh... để đưa vào kế hoạch đầu tư khai thác giai đoạn tiếp theo.

Có thể nhận thấy, việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch là phù hợp với định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, do xác định loại hình và sản phẩm du lịch chiến lược, phù hợp với tiềm năng còn chưa rõ ràng, chính vì vậy du lịch Cà Mau chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế, và thời gian lưu lại của khách chưa cao.

2.3.2.2. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú bao gồm, khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalow... Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Phân loại cơ sở lưu trú theo thành phần kinh tế, thì phần lớn các cơ sở lưu trú đều thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân, số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh khách sạn hiện nay của cả tỉnh chỉ còn 4 doanh nghiệp (năm 2010 là 5 doanh nghiệp, đến năm 2012 giảm 01 doanh nghiệp do quản lý không hiệu quả, đó là Khách sạn Siêu thị), 04 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh khách sạn gồm:

Khách sạn du lịch Công đoàn Cà Mau Khách sạn Cà Mau

Nhà khách Minh Hải

Khách sạn Công đoàn Năm căn


Tình hình phát triển: Trong giai đoạn 2010 - 2015, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Cà Mau không có sự thay đổi nhiều. Năm 2010, cả tỉnh Cà Mau có 43 cơ sở lưu trú đi

vào hoạt động với 1.235 phòng, thì đến năm 2015 số cơ sở lưu trú tăng thêm 49 cơ sở với 1.480 phòng. Phần lớn các cơ sở lưu trú hiện chỉ tập trung tại thành phố Cà Mau.

Bảng 2.2: Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau


Cơ sở lưu trú

Các năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Khách sạn 1 sao

6

7

7

5

7

7

Khách sạn 2 sao

10

9

11

9

10

13

Khách sạn 3 sao

2

2

2

2

2

2

Khách sạn chưa xếp

hạng, xếp hạng lại

24

26

26

28

25

27

Tổng cơ sở lưu trú du

lịch

42

44

46

44

48

49

Tổng số phòng

1.239

1.332

1.410

1.360

1423

1480

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 6

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau)

Công suất sử dụng phòng: Theo các số liệu cơ bản (số lượt khách, số ngày lưu trú trung bình, số phòng, số giường...) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau thì công suất này đạt khoảng 60% - 68% nếu tính theo phòng (mỗi phòng chỉ có 1 khách lưu trú).

Chất lượng cơ sở lưu trú: Hầu hết các cơ sở lưu trú đều đã được quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; đào tạo lao động; đa dạng hoá sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách.

Tuy nhiên một vấn đề đang quan tâm đó là hệ thống các khách sạn chưa được quan tâm về mặt cảnh quan, kiến trúc để vừa đảm bảo tính hiện đại vừa gắn được với tính truyền thống, với bản sắc và sinh cảnh của vùng, chưa gắn kết được nhu cầu lưu trú của khách với nhu cầu về giải trí, sinh cảnh… cho du khách.

2.3.2.3. Lao động ngành du lịch


Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2. Trong khách sạn, số lao động bình

quân trên một phòng càng cao, chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sung càng hoàn chỉnh. Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ này có thể lên tới 2 - 2,2 người/phòng.

Bảng 2.3: Hiện trạng lao động du lịch Cà Mau đã qua đào tạo

Đơn vị: Lao động


Năm


Tổng LĐ

Trình độ đào tạo

ĐH - Trên ĐH

Cao đẳng – TC

Chưa đào tạo

LĐ khác (Sơ cấp)

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

2010

2.600

130

5,0

140

5,4

1.710

65,8

620

23,8

2011

2.600

136

5,2

142

5,5

1.700

65,4

622

23,9

2012

3.168

184

5,8

194

6,1

2.100

66,3

690

21,8

2013

3.200

185

5,8

200

6,25

2.115

66,1

700

21,9

2014

3.120

162

5,2

190

6,00

1978

63,3

790

25,5

2015

3.050

162

5,3

194

6,4

1838

60,2

856

28,0

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau).


Theo thống kê (Bảng 2.3), cho thấy số lượng lao động ngành du lịch Cà Mau nhìn chung có phần tăng lên hàng năm nhưng chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện nhiều.

Có thể nhận thấy tỷ lệ lao động ngành du lịch chưa qua đào tạo năm 2010 là 1.710 lao động, chiếm đến 65,8% trên tổng số lao động. Đến năm 2014 tỷ lệ này đã giảm còn 63,3%, năm 2015 là 60%. Tỷ lệ lao động trong ngành chưa qua đào tạo có giãm dần nhưng vẫn còn rất cao làm cho chất lượng chung đội ngũ lao động ngành thấp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của du lịch Cà Mau.

Nhìn chung chất lượng lao động kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch Cà Mau còn thấp thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao thì lao động trong ngành du lịch Cà Mau đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.

2.3.2.4. Sản phẩm về du lịch


...Đi thăm miền Trung nhớ ghé Cà Ná / Muốn ăn tôm cá thì về Cà Mau...”. Câu nói ví von này thể hiện thế mạnh hàng đầu của Cà Mau là thủy sản. Nhưng Cà Mau không chỉ có vậy. Trên nhật ký lữ hành đã có tên Cà Mau - Cực nam Tổ quốc. Đến với Cà Mau, khách du lịch sẽ thấy choáng ngợp bởi sự xuất hiện của các phương tiện vận chuyển đường thủy tấp nập trên sông từ sáng sớm đến tận khuya. Các khu chợ

nổi với những chiếc ghe cắm sào treo đầy nông sản như lời mời gọi đầy hấp dẫn. Với 2,5% diện tích tự nhiên là sông ngòi, kinh rạch, hệ thống vận tải thủy ở Cà Mau rất phát triển. Bên cạnh những chiếc ghe chở hàng là những chiếc thuyền ba lá với cô thôn nữ dịu dàng, những chiếc ca nô cao tốc phóng như bay đưa du khách đi thưởng lãm cảnh sông nước.

Từ Cà Mau, ngược dòng sông Trẹm, sông Cái Tàu đến với rừng U Minh Hạ, người dân nơi đây sẽ hướng dẫn du khách len lỏi tham quan rừng tràm trên những chiếc xuồng nhỏ, tận mắt xem những tổ ong mật, xem cảnh thợ rừng săn ong. Ngoài ra, du khách sẽ có dịp nghe người dân địa phương kể những câu chuyện cười mang tính phóng đại của bác Ba Phi được hình thành từ chuyện làm ăn, sinh hoạt hàng ngày, chuyện các sản vật phong phú của rừng tràm.

Từ Cà Mau, xuôi dòng về phương nam, đến với “Năm Căn - mỏ tôm” của cả nước, đến với khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn, nơi tập hợp trên 60 loài thực vật và trên 200 loài động vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn, thăm những ngôi nhà , những “làng rừng” nổi danh trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

2.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch‌


2.3.3.1. Giao thông


Đường bộ: Từ thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng qua quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km và thành phố Cần Thơ 180 km.

Tuyến quốc lộ 1A thông suốt từ Hà Nội đến Cà Mau, trong đó đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau có tuyến cao tốc Trung Lương khoảng 50km đã rút ngắn được thời gian khi đến Cà Mau. Đặc biệt, đầu năm 2016 tỉnh đã khánh thành đoạn Năm Căn

– Mũi Cà Mau, hoàn thành toàn bộ tuyến quốc lô 1A từ Hà Nội đến tận Mũi Cà Mau.


Tuyến đường mới Quản Lộ - Phụng Hiệp kết nối Cà Mau - Cần Thơ đã hoàn tất, rút ngắn 40km hành trình từ Cần Thơ tới Cà Mau.

Quốc lộ 63 là tuyến đường quan trọng thứ 3 trong tỉnh, kết nối Cà Mau với Kiên Giang và Campuchia. Tuyến quốc lộ 1A cũng sẽ được kéo dài tới Đất Mũi nhằm hoàn tất kết nối đường Hồ Chí Minh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/04/2023